Sự khác biệt lớn nhất giữa đàn ông và phụ nữ độc thân
Nam giới bình quyền là lý tưởng đấu tranh của phụ nữ qua nhiều thế hệ nhưng dù đã là thế kỉ 21, phụ nữ vẫn phải gánh trên vai nhiều áp lực hơn nam giới trong đó có cả áp lực về hôn nhân gia đình.
Nội dung nổi bật
- Xu thế hiện tại của giới trẻ là kết hôn muộn hoặc không kết hôn tuy nhiên thiên kiến của xã hội khiến phụ nữ đối mặt với nhiều áp lực hơn nam giới.
- Thiên kiến của xã hội còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ và người ta gọi hiện tượng này là ngôn ngữ kì thị giới tính (sexist language).
Hơn một nửa thanh niên Mỹ hiện tại đang trong tình trạng độc thân. Theo thống kê của Cục thống kê dân số Hoa Kỳ (US Census ) số phụ nữ độc thân chiếm 53% dân số trong khi đó nam giới chiếm 47%.
Tuy nhiên, văn hóa của người Mỹ có cách đối xử khác biệt hoàn toàn đối với những người độc thân khác giới.
Theo Kate Bolick – tác giả cuốn sách “Spinster: Making a Life of One's Own” – “Có rất nhiều áp lực xung quanh việc kết hôn.” Trong cuốn sách của mình Bolick đã tìm hiểu vị thế, tình trạng của phụ nữ độc thân Mỹ trong các thời kì khác nhau trong lịch sử.
Trong khi người ta trưởng thành cùng với mong đợi một ngày nào đó sẽ kết hôn từ các bậc sinh thành, bà cho biết mong mỏi này vô hình chung tạo áp lực cho con cái và hình thành chứng “sợ kết hôn” ở giới trẻ đặc biệt là nữ giới.
Phát biểu với tạp chí BI, Kate Block cho hay “Tôi cho rằng nữ giới thường cảm thấy áp lực hơn do họ không có nhiều sự lựa chọn ngoài việc kết hôn. Ngoài ra, cảm giác mọi việc ngoài tầm kiểm soát của họ cũng khiến họ thêm âu lo.”
Vậy với nam giới thì sao?
“Khi điều này xảy ra với nam giới, theo quan sát của tôi, họ thường quyết định thời điểm kết hôn phù hợp của mình lúc 30 tuổi. Lúc đó họ sẽ kết hôn với bất kì ai mà họ đang hẹn hò. Do vậy, áp lực về việc lập gia đình của họ nhẹ nhàng hơn ở nữ giới. Cảm giác giống như họ hoàn toàn chủ động trong việc này, họ làm khi họ thấy thích và cảm thấy sẵn sàng. Phụ nữ thì không chủ động như vậy.”
Sự kì thị về giới tính cũng được thể hiện ngay trong từ chỉ về “độc thân” đối với nam giới và nữ giới : bachelor/ spinster: đều có nghĩa là độc thân tuy nhiên nam giới thì dùng từ bachelor/ spinster đều được trong khi spinster chỉ được dùng để chị phụ nữ độc thân.
“He is a bachelor/spinster” (Anh ấy là người độc thân) thì là "chuyện bình thường", nhưng nếu nói “She is a spinster” (Cô ấy là người độc thân) thì như có ý chê bai phụ nữ không kết hôn. Lí do "đánh dấu" cho phụ nữ về cuộc sống hôn nhân đã được giải thích rằng, đây là sự biểu hiện rõ quan niệm "đàn bà là sở hữu của đàn ông bao gồm cả tư cách là chồng hay là cha".
Điều đó cũng lý giải việc khi ta đọc đầu đề bài báo “Doanh nhân, anh là ai?” bất giác ta tự hỏi rằng, sao không phải “Doanh nhân, chị là ai?” hay có một từ nào đó trung tính cho “cả anh và chị”!
Đây là một trong những biểu hiện của thiên kiến về giới tính - một vấn đề xã hội đang tồn tại và được biểu hiện ở trong sử dụng ngôn ngữ dưới các tên gọi như: ngôn ngữ kì thị giới tính (sexist language).
Không chỉ ở một quốc gia tự do như ở Mỹ các quốc gia khác ở phương Đông như Hàn Quốc, Việt Nam việc kì thị giới tính trong ngôn ngữ cũng thể hiện khá rõ nét. Ví dụ như ở Hàn Quốc, khi một phụ nữ ở vậy, không kết hôn qua đời sẽ được gọi là “ma nữ đồng trinh”.
Mặc dù không quá khắt khe như xã hội phong kiến nho giáo với quan niệm phụ nữ tam tòng: thuở nhỏ thì thờ cha mẹ, lấy chồng thờ chồng, nuôi con nhưng sự bình đẳng giới trong xã hội hiện đại vẫn chưa thể đạt tới mức tối ưu. Phụ nữ vẫn phải gánh trên vai nhiều áp lực hơn nam giới trong đó có cả áp lực về hôn nhân gia đình.