"Phong phú" như… cô chửi trò!
Một hiệu trưởng thừa nhận, trường của cô đã từng xảy ra chuyện GV mắng học trò: “Học ngu như em thì mai mốt có nước đứng đường”. Vì câu nói đó mà HS đã có ý định tự tử...
Ngoài kiến thức, khi đến trường, học sinh (HS) còn học được ở thầy cô giáo những điều hay lẽ phải để sống ở đời. Nhưng trong nhiều trường hợp, cách ứng xử phản giáo dục của giáo viên (GV) đã để lại những vết sẹo trong tâm hồn HS.
Phản sư phạm
Chị Hoa (Q.5) ngao ngán kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện mà chị xếp vào loại “nhắc lại là thấy giận đùng đùng” vừa xảy ra chưa đầy một tháng. Là người chăm chút cho chuyện học của con nên chị đã bao quyển vở nháp của cháu đẹp như những quyển vở khác. Vì vậy, khi cô giáo bảo lấy vở nháp ra, cháu luống cuống tìm không thấy, cứ tưởng đã để quên ở nhà. Chuyện này khiến cô giáo tức giận, khẻ luôn mấy thước vào tay con bé, kèm theo câu: “Mất trí rồi hả, cho chừa cái tật đuểnh đoảng!”. Phản ứng của cô khiến con bé vô cùng bấn loạn, vừa tan trường là leo tót lên xe ôm đi một mạch về nhà, trùm mền nằm khóc, nhất định không chịu ra khỏi phòng, cũng không chịu đi học. Chị nói: “Để quên vở là chuyện nhỏ, GV có lời nói và hành vi như vậy là phản sư phạm quá!”.
Chị Hiền, một phụ huynh (PH) có con học lớp 2 tại Q.9, kể: “Đầu năm cháu được các bạn bầu làm lớp trưởng. Nghe chuyện này tôi rất lo vì cháu học không giỏi, không học trước, cũng chẳng học thêm, sợ không cáng đáng nổi. Y như rằng, chỉ được vài ngày là cháu có biểu hiện “lo ra”. Rồi cháu kêu đau bụng, không ngủ được, nửa đêm ngồi dậy thở dốc. Dỗ mãi, cháu mới khai: đã hai lần bị cô giáo chê trước lớp “lớp trưởng gì mà chậm như rùa!”.
Chuyện GV hoặc vô tình hoặc cố ý trong cách cư xử, lời nói, gây stress cho HS là khá phổ biến. Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Q.4 kể: có GV không kiềm chế được tức giận đã gọi HS là “con mọi đen” khiến cả HS, PH đều bị sốc và phản ứng dữ dội. “Không được trắng trẻo, xinh xắn như các bạn khác đã là thiệt thòi với trẻ, GV không chia sẻ thì thôi, ai nỡ gọi trẻ đầy “miệt thị” như vậy, khiến trẻ càng bị tổn thương” - vị hiệu trưởng nói.
Lại có trường hợp, PH chưa kịp đóng tiền bán trú, cô giáo đã nêu đích danh HS trước lớp. Đến giờ cơm trưa, HS này còn được “đặc cách” cho ngồi chờ “bố mẹ đến đóng tiền thì mới được ăn”. Đáng nói là khi PH phản ánh với Ban giám hiệu, thay vì rút kinh nghiệm, an ủi HS, GV này lại xuống lớp… đôi co: “Tại cha mẹ cô (gọi HS bằng cô) không đóng tiền nên tôi mới cho cô về! Họp PH, cha cô ngồi ngay bàn đầu, sao không biết!”.
Hiệu trưởng một trường THCS khác thừa nhận, tại trường của cô đã từng xảy ra chuyện GV mắng học trò: “Học ngu như em thì mai mốt có nước đứng đường”. Vì câu nói đó mà HS đã có ý định tự tử, may là PH can thiệp kịp.
Giáo viên cũng cần có... kỹ năng sống
Trường học luôn được xem là “pháo đài” vững chắc của đạo đức nên lẽ ra phải là môi trường an toàn cho trẻ, nhưng thực tế vẫn có những “cơn sóng ngầm” do chính những thầy cô giáo đáng kính tạo ra. Cô H., một GV ở Q.3, lý giải: “Thầy cô giáo cũng là những người bình thường, cũng phải chịu áp lực bởi cuộc sống cơm áo hàng ngày nên có những lúc không kiềm chế được lời nói, hành động”. Đó cũng là một cách lý giải. Nhưng, phải nhìn nhận một thực tế là ban giám hiệu nhiều trường thường đánh giá năng lực sư phạm của GV thông qua điểm số mà HS đạt được cao hay thấp, GV có “trị” được HS, có cách buộc HS phải “vâng lời” không, mà không cần biết biện pháp thực hiện của GV như thế nào. Khi GV để xảy ra “sự cố”, HS bị stress, PH thưa kiện, sự việc cũng không được tìm hiểu và rút kinh nghiệm đến nơi đến chốn… Đó mới là nguyên nhân chính khiến những lời nói, hành động xúc phạm nhân phẩm HS vẫn còn “đất sống”.
Tiến sĩ tâm lý Võ Văn Nam (ĐH Sư phạm TP.HCM) ví von: “Tâm hồn trẻ thơ như “tờ giấy trắng” và người lớn chúng ta là “họa sĩ”. Nếu ta vẽ lên đó những nét vẽ đẹp thì tâm hồn của các em sẽ đẹp, còn ta vẽ lên đó những nét u tối thì sự u tối đó sẽ lưu lại trong tâm hồn các em đến suốt cuộc đời”.
Đã có ý kiến của PH cho rằng: phải có cách “bồi dưỡng” tâm hồn cho GV, phải giáo dục, tập huấn lại kỹ năng sống cho họ. Nghe có vẻ... sốc nhưng nhiều hiệu trưởng rất đồng tình, vì “nhiều GV trẻ (nói riêng) còn thiếu trải nghiệm, nhiều GV (nói chung) lại không có kỹ năng nhận khuyết điểm và rút kinh nghiệm”.
Phản sư phạm
Chị Hoa (Q.5) ngao ngán kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện mà chị xếp vào loại “nhắc lại là thấy giận đùng đùng” vừa xảy ra chưa đầy một tháng. Là người chăm chút cho chuyện học của con nên chị đã bao quyển vở nháp của cháu đẹp như những quyển vở khác. Vì vậy, khi cô giáo bảo lấy vở nháp ra, cháu luống cuống tìm không thấy, cứ tưởng đã để quên ở nhà. Chuyện này khiến cô giáo tức giận, khẻ luôn mấy thước vào tay con bé, kèm theo câu: “Mất trí rồi hả, cho chừa cái tật đuểnh đoảng!”. Phản ứng của cô khiến con bé vô cùng bấn loạn, vừa tan trường là leo tót lên xe ôm đi một mạch về nhà, trùm mền nằm khóc, nhất định không chịu ra khỏi phòng, cũng không chịu đi học. Chị nói: “Để quên vở là chuyện nhỏ, GV có lời nói và hành vi như vậy là phản sư phạm quá!”.
Đừng để tàn lụi sự hồn nhiên trong sáng của HS (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Chị Hiền, một phụ huynh (PH) có con học lớp 2 tại Q.9, kể: “Đầu năm cháu được các bạn bầu làm lớp trưởng. Nghe chuyện này tôi rất lo vì cháu học không giỏi, không học trước, cũng chẳng học thêm, sợ không cáng đáng nổi. Y như rằng, chỉ được vài ngày là cháu có biểu hiện “lo ra”. Rồi cháu kêu đau bụng, không ngủ được, nửa đêm ngồi dậy thở dốc. Dỗ mãi, cháu mới khai: đã hai lần bị cô giáo chê trước lớp “lớp trưởng gì mà chậm như rùa!”.
Chuyện GV hoặc vô tình hoặc cố ý trong cách cư xử, lời nói, gây stress cho HS là khá phổ biến. Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Q.4 kể: có GV không kiềm chế được tức giận đã gọi HS là “con mọi đen” khiến cả HS, PH đều bị sốc và phản ứng dữ dội. “Không được trắng trẻo, xinh xắn như các bạn khác đã là thiệt thòi với trẻ, GV không chia sẻ thì thôi, ai nỡ gọi trẻ đầy “miệt thị” như vậy, khiến trẻ càng bị tổn thương” - vị hiệu trưởng nói.
Lại có trường hợp, PH chưa kịp đóng tiền bán trú, cô giáo đã nêu đích danh HS trước lớp. Đến giờ cơm trưa, HS này còn được “đặc cách” cho ngồi chờ “bố mẹ đến đóng tiền thì mới được ăn”. Đáng nói là khi PH phản ánh với Ban giám hiệu, thay vì rút kinh nghiệm, an ủi HS, GV này lại xuống lớp… đôi co: “Tại cha mẹ cô (gọi HS bằng cô) không đóng tiền nên tôi mới cho cô về! Họp PH, cha cô ngồi ngay bàn đầu, sao không biết!”.
Hiệu trưởng một trường THCS khác thừa nhận, tại trường của cô đã từng xảy ra chuyện GV mắng học trò: “Học ngu như em thì mai mốt có nước đứng đường”. Vì câu nói đó mà HS đã có ý định tự tử, may là PH can thiệp kịp.
Giáo viên cũng cần có... kỹ năng sống
Trường học luôn được xem là “pháo đài” vững chắc của đạo đức nên lẽ ra phải là môi trường an toàn cho trẻ, nhưng thực tế vẫn có những “cơn sóng ngầm” do chính những thầy cô giáo đáng kính tạo ra. Cô H., một GV ở Q.3, lý giải: “Thầy cô giáo cũng là những người bình thường, cũng phải chịu áp lực bởi cuộc sống cơm áo hàng ngày nên có những lúc không kiềm chế được lời nói, hành động”. Đó cũng là một cách lý giải. Nhưng, phải nhìn nhận một thực tế là ban giám hiệu nhiều trường thường đánh giá năng lực sư phạm của GV thông qua điểm số mà HS đạt được cao hay thấp, GV có “trị” được HS, có cách buộc HS phải “vâng lời” không, mà không cần biết biện pháp thực hiện của GV như thế nào. Khi GV để xảy ra “sự cố”, HS bị stress, PH thưa kiện, sự việc cũng không được tìm hiểu và rút kinh nghiệm đến nơi đến chốn… Đó mới là nguyên nhân chính khiến những lời nói, hành động xúc phạm nhân phẩm HS vẫn còn “đất sống”.
Tiến sĩ tâm lý Võ Văn Nam (ĐH Sư phạm TP.HCM) ví von: “Tâm hồn trẻ thơ như “tờ giấy trắng” và người lớn chúng ta là “họa sĩ”. Nếu ta vẽ lên đó những nét vẽ đẹp thì tâm hồn của các em sẽ đẹp, còn ta vẽ lên đó những nét u tối thì sự u tối đó sẽ lưu lại trong tâm hồn các em đến suốt cuộc đời”.
Đã có ý kiến của PH cho rằng: phải có cách “bồi dưỡng” tâm hồn cho GV, phải giáo dục, tập huấn lại kỹ năng sống cho họ. Nghe có vẻ... sốc nhưng nhiều hiệu trưởng rất đồng tình, vì “nhiều GV trẻ (nói riêng) còn thiếu trải nghiệm, nhiều GV (nói chung) lại không có kỹ năng nhận khuyết điểm và rút kinh nghiệm”.
Theo Minh Nhật - Hồng Liên
PNO
PNO