Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu

Lê Minh,
Chia sẻ

Từ sáng sớm ngày 5/3 (Rằm tháng giêng), cộng đồng người Hoa ở TP.HCM đã nô nức đổ ra đường cùng vô số những hoạt động đường phố đặc sắc đón Tết nguyên tiêu.

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 1

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 2
 Từ sáng sớm đến chiều ngày rằm tháng giêng năm Ất Mùi, trên các con đường Hải Thượng Lãn Ông, Châu Văn Liêm, Nguyễn Trãi hướng về chùa ông Bổn, chùa Bà (Q.5), các đoàn lân sư rồng, đoàn diễu hành, đội nhạc, Bát Tiên… sẽ đi viếng các chùa trong khu vực quận 5, 6, 8 như chùa Ông Bổn (đường Hải Thượng Lãn Ông), chùa Ông (đường Nguyễn Trãi), hội quán Ôn Lăng (đường Lão Tử)...

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 3

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 4
Các đoàn mặc trang phục truyền thống của người Hoa, vác đèn lồng, hoa quả, cờ xí… diễu hành qua các con phố chính ở Q. 5, Q.6 cùng với tiếng nhạc xập xình thu hút sự chú ý của dân chúng mỗi con đường họ đi qua.

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 5
Hội Phước Mẫu, một hội đoàn chuyên lo việc mai táng của người Hoa, đang làm lễ cúng ở chùa Ông.

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 6
Mỗi đoàn diễu hành đều có những nhân vật hóa trang khác nhau. Có đoàn có Thần Tài, Phước, Lộc, Thọ đem đến may mắn cho mọi người

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 7

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 8
Đội nhạc Sư Trúc Tiên có những chàng trai hóa thân thành các vị tướng dũng mãnh

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 9

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 10
Trong đoàn diễu hành của đội nhạc Triều Quần, những cô tiên (ảnh trên) và hoàn châu cách cách (ảnh dưới) xinh đẹp thu hút rất nhiều sự chú ý của người dân đi đường

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 11

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 12
 Các đoàn diễu hành đi đến đâu, xe cộ mở đường đến đó, người dân đứng hai bên đường nô nức đón đoàn diễu hành, thi nhau chụp những tấm ảnh lưu niệm về lễ hội đường phố đặc sắc này.

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 13
 Tâm điểm của Tết nguyên tiêu là lễ rước đoàn diễu hành tại Trung tâm văn hóa Quận 5. Dù đến  gần 19 giờ lễ rước mới diễn ra, nhưng từ lúc 15 giờ chiều đã có hàng trăm người đứng dọc hai bên đường Trần Hưng Đạo để chờ đón đoàn diễu hành.

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 14

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 15
Sau hơn 3 giờ chờ đợi, đoàn diễu hành cũng xuất hiện, ước tính có gần 1000 người Hoa thuộc các hội quán người Hoa, đội lân sư rồng, đội nhạc… tham dự đoàn diễu hành.

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 16

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 17
Dù lễ hội này chủ yếu phục vụ cho cộng đồng người Hoa nhưng có rất đông người Việt đến tham quan. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ, những màn múa Lân - Sư - Rồng cùng tiếng trống xập xình rộn rã khắp đường phố không chỉ thu hút người Hoa, mà hầu như người thành phố đều yêu thích.

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 18

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 19
Vì các đoàn lân sư rồng nổi tiếng nhất thành phố hầu như đều do cộng đồng người Việt gốc Hoa xây dựng nên Tết nguyên tiêu là cơ hội để tất cả các đoàn lân sư rồng tham gia biểu diễn, khiến không khí lễ hội nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 20

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 21

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 22
Có thể điểm những cái tên rất nổi tiếng trong làng Lân - Sư - Rồng tại TPHCM như: Tinh Nghĩa, Hào Quang, Huy Nghĩa, Tinh Anh, Tâm Hoa, Thắng Nghĩa, Minh Hào, Liên Hữu, Thắng Dũng, Hùng Dũng, Hải Anh, Nhân Nghĩa, Hào Dũng, Kỳ Anh, Quốc Oai, Thanh Liên, Đông Phương… đều tham gia biểu diễn trong lễ hội này.

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 23

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 24
Ước tính có hàng nghìn người dân đã đến xem buổi lễ rước Tết Nguyên tiêu.

Người Hoa ở Sài Gòn nô nức đón Tết nguyên tiêu 25
Lễ hội Nguyên tiêu của bà con trên phố người Hoa thường bắt đầu từ 12 đến 15 tháng giêng với nhiều hoạt động đặc sắc như trưng bày hoa đăng nghệ thuật, vẽ tranh, viết thư pháp, biểu diễn lân sư rồng, đố đèn hoa, câu cá vàng, gieo tú cầu... Đến rằm tháng giêng, ngày Tết mới thực sự kết thúc với người Hoa.
Chia sẻ