Nam tiếp viên hàng không: Buồn phiền vì nhiều tiền
Hình tượng những tiếp viên lúc nào cũng hoàn hảo mà nhiều người ngưỡng mộ cũng xuất phát chính từ mức thu nhập của họ.
"Buồn phiền vì nhiều tiền"
Không ít những người ngoại đạo vẫn thường rỉ tai nhau về mức thu nhập “khủng” của những tiếp viên hàng không và trên thực tế con số về mức thu nhập bình quân hàng tháng của họ vẫn là niềm ước mơ, ngưỡng mộ của không ít người. Mỗi tháng mức thu nhập của họ có thể từ 20 đến 30 triệu đồng, đó là còn chưa kể đến những khoản lợi nhuận sản sinh từ việc buôn bán hợp pháp như mang hàng hóa xách tay theo đúng quy định của hãng. Như vậy có thể nói, mỗi tiếp viên hàng không thường có khoản “dư dả” tương đối lớn.
Nhưng đằng sau những con số về mức thu nhập đáng mơ ước của họ lại là áp lực công việc rất lớn với những chuyến bay dài liên tục mà không phải ai cũng hiểu. Khi bay những chuyến nội địa, mỗi tiếp viên hàng không thường làm việc 4 chuyến/ ngày tức là họ có 8 lần cất cánh và hạ cánh. Chỉ cần nhẩm tính với số giờ bay, số chuyến và số lần hạ cánh – cất cánh như vậy có thể thấy mức độ làm việc của họ và khoảng cách giữa mỗi lần nghỉ là không nhiều. Và cứ như thế, mức thu nhập của họ cũng sẽ tỉ lệ thuận với số giờ bay.
Nhưng cũng chính từ mức độ tỉ lệ thuận ấy mà có một nghịch lý trong thế giới của những tiếp viên hàng không: đó là sự khó cân bằng giữa kinh tế và thời gian. Những chuyến bay gần như chiếm hết thời gian của họ, vì vậy thời gian để họ có thể vui chơi và giao lưu với bạn bè là cực kỳ ít. Kiếm được số tiền lên đến chục triệu đồng mỗi tháng, nhưng hầu như chỉ quay cuồng với công việc, nên việc những tiếp viên hàng không tiêu tiền cũng trở thành chuyện.
Một nam tiếp viên tâm sự: “Những ngày nghỉ hiếm hoi nhiều khi tôi chỉ vùi trong giấc ngủ mà không làm được gì. Gặp bạn bè cũng không phải là chuyện đơn giản. Bởi có những lúc mình bận thì bạn bè rảnh còn những lúc bạn bè rảnh thì mình lại bận. Dù thành tâm muốn mời bạn bè những bữa cơm, những chuyến đi chơi đâu đó nhưng cũng không thực hiện được. Nhiều khi tiền cũng chỉ để đấy gửi bố mẹ cầm giúp”.
Cũng là một câu chuyện vui của một nam tiếp viên hàng không. Đúng vào ngày sinh nhật người yêu nhưng anh vẫn phải nhận chuyến bay dài ngày. Đã chuẩn bị cả tháng trời kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bạn gái thật hoành tránh ở nhà hàng sang trọng, mời cả người thân và bạn bè tới dự. Tiền bạc dù là vấn đề quan trọng nhưng chàng cũng đã lo rủng rỉnh và chỉ chờ đến ngày là tiêu. Thế nhưng, khi biết được lịch bay thì anh thực sự lúng túng không biết phải làm thế nào. Nói với người yêu thì cô gái giận tím mặt.
Và dù khuyên giải hết lời là em cứ tổ chức như dự kiến, mời mọi người đến dự, nhưng cô gái vẫn khăng khăng khẳng định: “Không có anh thì em chỉ cần tổ chức dân dã. Sinh nhật hoành tráng để làm gì khi mà không có người yêu đến dự? Anh bay thì anh cứ bay đi. Tiền không phải là vấn đề. Em cần anh hơn chứ không phải là tiền.” Đến lúc này anh, cũng chỉ biết tặc lưỡi chứ không biết an ủi, giải thích thêm với người yêu của mình như thế nào.
Còn có những anh chàng thì không có mấy thời gian rảnh rỗi, nên đành tranh thủ những chuyến bay sang nước ngoài để tiêu xài “thả cửa”. Cũng do đó mà còn biết bao nhiêu những câu chuyện dở khóc dở cười về việc tiêu tiền của những nam tiếp viên hàng không. Có tiền, muốn tiêu vào những việc này nọ nhưng đôi khi họ cũng lâm vào cảnh “lực bất tòng tâm”.
Có thể trên mỗi chuyến phi cơ, họ là những tiếp viên hàng không hào nhoáng, những con người mang tới sự phục vụ hoàn hảo, thậm chí trong mắt nhiều cô gái trẻ, họ có thể là những hình mẫu lý tưởng cho sự lựa chọn để trở thành người yêu, người bạn đời.
Nhưng rời xa những chuyến bay ấy, để thỏa mãn và tự thưởng cho chính bản thân mình sau những giờ lao động đầy áp lực, không ít người đã ‘‘lột xác” thành những “dân chơi” thực sự mang tầm đẳng cấp. Đẳng cấp ở đây được đo đếm bằng sự tiêu tiền và những thú tiêu khiển “độc”.
Một trong những thú tiêu khiển của họ trong những khoảng thời gian nghỉ ngơi ít ỏi ấy chính là lao vào trò đỏ đen, với những ván bài, những cuộc cờ bạc thâu đêm. Những cuộc đỏ đen ấy như tạo ra cho họ một niềm đam mê. Với họ, đó là một cách giải tỏa stress thực sự, nó cuốn hút họ và nhiều người khi đã bước chân vào là lập tức bị mê muội. Nhiều lúc, chính thú tiêu khiển đầy may rủi ấy đã đưa cuộc đời họ vào bi kịch.
Tiền và những khoảng tối
Một nam tiếp viên hàng không đã từng tâm sự: “Đôi khi khó khăn của những tiếp viên hàng không chúng tôi chính là đi tìm sự cân bằng thực sự khi rời xa công việc. Không ít khi chính tôi có cảm giác mất thăng bằng, không vững vàng để có thể cân đối một cách thích hợp thời gian nghỉ ngơi ít ỏi dành cho gia đình, bạn bè và chính bản thân mình.
Có thể nói, một trong những điều mà có thể mọi người sẽ cho là nực cười, chính là việc không ít người trong chúng tôi gặp khó khăn trong việc tiêu tiền của mình. Có thể nói vui là nhiều khi chúng tôi có tiền mà không biết tiêu vào việc gì. Chính vì thế, chúng tôi vướng vào vòng cờ bạc, đỏ đen cũng là điều dễ hiểu, thậm chí có người còn coi đó là liều thuốc tốt nhất để giải tỏa căng thẳng cho chính mình sau những chuyến bay dài."
Thực sự thì đã có không ít những câu chuyện buồn xuất phát từ chính việc không biết tiêu tiền vào đâu của nam tiếp viên hàng không. Giống như tâm lý của rất nhiều người, không ít những nam tiếp viên hàng không hình thành suy nghĩ muốn được ăn chơi, được “đập phá”, được tiêu xài cho bõ những ngày lao động đầy áp lực của họ.
Giao dịch đen của nam tiếp viên hàng không.
Và những thú chơi của họ cũng mang tầm đẳng cấp riêng bởi thu nhập hàng tháng của họ đều thuộc dạng “hàng khủng”. Điều kiện kinh tế dường như cho phép họ có thể tham gia vào bất kì những cuộc chơi nào. Cũng có không ít lần, các nam tiếp viên đã phải trả giá cho chính tâm lý “bõ công” ấy của mình.
Có một nam tiếp viên, vốn là một chàng trai hiền lành, không ham hố trò cờ bạc đỏ đen. Nhưng khi bước chân vào nghề tiếp viên hàng không thì cơ hội kiếm tiền, tích tiền của anh ngày càng lớn. Từ đó, anh được bạn bè lôi vào những cuộc vui chơi trong những giờ ở nhà hiếm hoi. Bắt đầu cũng chỉ là những lần đi bar, đi lắc, đi “bay”, nhưng dần dần, đẳng cấp của những cuộc chơi được nâng dần lên. Và anh đi vào con đường cờ bạc từ lúc nào chính anh cũng không biết.
Từ những cuộc chơi cò con cho vui rồi đến những kiểu chơi của đại gia, càng chơi anh càng thua, càng thua lại càng muốn gỡ, và cứ thế bao nhiêu tiền làm được anh đều nướng cả vào những cuộc chơi bài bạc. Có lần “trúng quả đậm” anh lại theo bạn bè chơi chứng khoán rồi đầu tư vào bất động sản. Nhưng rồi tất cả lại theo những con bài lần lượt ra đi. Anh đánh bạc đến quên mình. Cả số tiền sau bao nhiêu chuyến bay giờ cũng tiêu tán hết, thậm chí anh còn trở thành một con nợ của nhiều chủ bài khác nhau.
Không thể cáng đáng được số nợ, anh bị uy hiếp đến phải bỏ việc. Giấc mơ được chu du trên những chuyến bay của cậu thanh niên đẹp trai ngày nào giờ đã không còn tiếp tục thực hiện được nữa. Số tiền nợ bài bạc trong các cuộc vui giờ được quy ra theo số mét vuông đất của bố mẹ anh.
Con đường ấy cứ thế dẫn họ ngày càng lún sâu vào sự sa ngã. Đối với bản thân những nam tiếp viên hàng không, đó là những thiệt thòi mù quáng mà họ đang tự gây ra cho chính mình. Và sự mù quáng ấy còn có tác động không nhỏ đến chính gia đình, người thân của họ.
Thời gian dành cho gia đình, bạn bè của những tiếp viên hàng không vốn đã vô cùng hiếm hoi, nhưng khi sa vào những trò chơi cá cược đỏ đen, dường như họ chỉ còn biết dành toàn bộ thời gian vào đó. Sự quan tâm đến gia đình, bạn bè lại càng ít đi, tình cảm của họ lại càng trở nên hời hợt.
Bỗng chốc, những cảm nhận về cuộc sống của họ trở nên nhạt nhòa đến đáng sợ. Có người khi dính vào vòng bài đỏ đen đã tự cô lập chính mình trong cái thế giới bài bạc ấy. Họ tự tách mình ra khỏi cuộc sống và chỉ sống với thế giới trên trời, gắn với những cuộc bài thâu đêm là thú vui tiêu khiển, là niềm đam mê duy nhất. Cứ như thế, họ ngày càng chìm vào bi kịch của chính mình.
Một nam tiếp viên đã từng chia sẻ rằng: “Thời gian bay đã chiếm quá nhiều quỹ thời gian của mỗi người tiếp viên hàng không, khi dính vào trò ăn thua đỏ đen thì chẳng khác gì chính mình đã tự mình đánh mất đi những khoảng thời gian quý báu dưới mặt đất”.
Cũng có những nam tiếp viên hàng không thể hiện đẳng cấp tiêu tiền của mình trong những đêm không ngủ với những kiểu vung tiền chẳng kém tầm đại gia. Gương mặt hiện rõ những nét suy tư, không giấu nổi nỗi buồn, một nam tiếp viên khác cũng đã từng tâm sự rằng: “Cuộc sống của chúng tôi có rất ít bạn bè nên có khi có người còn dùng tiền để có bạn. Đó chính là những người bạn chỉ thoáng qua sau mỗi cuộc chơi tiêu tiền, những người bạn chỉ mang tính chất lấp đầy khoảng thời gian trống”.
Có rất nhiều mảnh ghép trong bức tranh đặc biệt của những chàng trai tiếp viên hàng không, trong đó có những khoảng lấp lánh ánh sáng và cũng có những khoảng tối mà không phải ai cũng biết và hiểu được. Trong đó, còn có câu chuyện về những hành trình đi tìm hạnh phúc của những chàng trai trên trời.
Không ít những người ngoại đạo vẫn thường rỉ tai nhau về mức thu nhập “khủng” của những tiếp viên hàng không và trên thực tế con số về mức thu nhập bình quân hàng tháng của họ vẫn là niềm ước mơ, ngưỡng mộ của không ít người. Mỗi tháng mức thu nhập của họ có thể từ 20 đến 30 triệu đồng, đó là còn chưa kể đến những khoản lợi nhuận sản sinh từ việc buôn bán hợp pháp như mang hàng hóa xách tay theo đúng quy định của hãng. Như vậy có thể nói, mỗi tiếp viên hàng không thường có khoản “dư dả” tương đối lớn.
Nhưng đằng sau những con số về mức thu nhập đáng mơ ước của họ lại là áp lực công việc rất lớn với những chuyến bay dài liên tục mà không phải ai cũng hiểu. Khi bay những chuyến nội địa, mỗi tiếp viên hàng không thường làm việc 4 chuyến/ ngày tức là họ có 8 lần cất cánh và hạ cánh. Chỉ cần nhẩm tính với số giờ bay, số chuyến và số lần hạ cánh – cất cánh như vậy có thể thấy mức độ làm việc của họ và khoảng cách giữa mỗi lần nghỉ là không nhiều. Và cứ như thế, mức thu nhập của họ cũng sẽ tỉ lệ thuận với số giờ bay.
Hình minh họa.
Nhưng cũng chính từ mức độ tỉ lệ thuận ấy mà có một nghịch lý trong thế giới của những tiếp viên hàng không: đó là sự khó cân bằng giữa kinh tế và thời gian. Những chuyến bay gần như chiếm hết thời gian của họ, vì vậy thời gian để họ có thể vui chơi và giao lưu với bạn bè là cực kỳ ít. Kiếm được số tiền lên đến chục triệu đồng mỗi tháng, nhưng hầu như chỉ quay cuồng với công việc, nên việc những tiếp viên hàng không tiêu tiền cũng trở thành chuyện.
Một nam tiếp viên tâm sự: “Những ngày nghỉ hiếm hoi nhiều khi tôi chỉ vùi trong giấc ngủ mà không làm được gì. Gặp bạn bè cũng không phải là chuyện đơn giản. Bởi có những lúc mình bận thì bạn bè rảnh còn những lúc bạn bè rảnh thì mình lại bận. Dù thành tâm muốn mời bạn bè những bữa cơm, những chuyến đi chơi đâu đó nhưng cũng không thực hiện được. Nhiều khi tiền cũng chỉ để đấy gửi bố mẹ cầm giúp”.
Cũng là một câu chuyện vui của một nam tiếp viên hàng không. Đúng vào ngày sinh nhật người yêu nhưng anh vẫn phải nhận chuyến bay dài ngày. Đã chuẩn bị cả tháng trời kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bạn gái thật hoành tránh ở nhà hàng sang trọng, mời cả người thân và bạn bè tới dự. Tiền bạc dù là vấn đề quan trọng nhưng chàng cũng đã lo rủng rỉnh và chỉ chờ đến ngày là tiêu. Thế nhưng, khi biết được lịch bay thì anh thực sự lúng túng không biết phải làm thế nào. Nói với người yêu thì cô gái giận tím mặt.
Hình minh họa.
Và dù khuyên giải hết lời là em cứ tổ chức như dự kiến, mời mọi người đến dự, nhưng cô gái vẫn khăng khăng khẳng định: “Không có anh thì em chỉ cần tổ chức dân dã. Sinh nhật hoành tráng để làm gì khi mà không có người yêu đến dự? Anh bay thì anh cứ bay đi. Tiền không phải là vấn đề. Em cần anh hơn chứ không phải là tiền.” Đến lúc này anh, cũng chỉ biết tặc lưỡi chứ không biết an ủi, giải thích thêm với người yêu của mình như thế nào.
Còn có những anh chàng thì không có mấy thời gian rảnh rỗi, nên đành tranh thủ những chuyến bay sang nước ngoài để tiêu xài “thả cửa”. Cũng do đó mà còn biết bao nhiêu những câu chuyện dở khóc dở cười về việc tiêu tiền của những nam tiếp viên hàng không. Có tiền, muốn tiêu vào những việc này nọ nhưng đôi khi họ cũng lâm vào cảnh “lực bất tòng tâm”.
Có thể trên mỗi chuyến phi cơ, họ là những tiếp viên hàng không hào nhoáng, những con người mang tới sự phục vụ hoàn hảo, thậm chí trong mắt nhiều cô gái trẻ, họ có thể là những hình mẫu lý tưởng cho sự lựa chọn để trở thành người yêu, người bạn đời.
Nhưng rời xa những chuyến bay ấy, để thỏa mãn và tự thưởng cho chính bản thân mình sau những giờ lao động đầy áp lực, không ít người đã ‘‘lột xác” thành những “dân chơi” thực sự mang tầm đẳng cấp. Đẳng cấp ở đây được đo đếm bằng sự tiêu tiền và những thú tiêu khiển “độc”.
Một trong những thú tiêu khiển của họ trong những khoảng thời gian nghỉ ngơi ít ỏi ấy chính là lao vào trò đỏ đen, với những ván bài, những cuộc cờ bạc thâu đêm. Những cuộc đỏ đen ấy như tạo ra cho họ một niềm đam mê. Với họ, đó là một cách giải tỏa stress thực sự, nó cuốn hút họ và nhiều người khi đã bước chân vào là lập tức bị mê muội. Nhiều lúc, chính thú tiêu khiển đầy may rủi ấy đã đưa cuộc đời họ vào bi kịch.
Tiền và những khoảng tối
Một nam tiếp viên hàng không đã từng tâm sự: “Đôi khi khó khăn của những tiếp viên hàng không chúng tôi chính là đi tìm sự cân bằng thực sự khi rời xa công việc. Không ít khi chính tôi có cảm giác mất thăng bằng, không vững vàng để có thể cân đối một cách thích hợp thời gian nghỉ ngơi ít ỏi dành cho gia đình, bạn bè và chính bản thân mình.
Có thể nói, một trong những điều mà có thể mọi người sẽ cho là nực cười, chính là việc không ít người trong chúng tôi gặp khó khăn trong việc tiêu tiền của mình. Có thể nói vui là nhiều khi chúng tôi có tiền mà không biết tiêu vào việc gì. Chính vì thế, chúng tôi vướng vào vòng cờ bạc, đỏ đen cũng là điều dễ hiểu, thậm chí có người còn coi đó là liều thuốc tốt nhất để giải tỏa căng thẳng cho chính mình sau những chuyến bay dài."
Thực sự thì đã có không ít những câu chuyện buồn xuất phát từ chính việc không biết tiêu tiền vào đâu của nam tiếp viên hàng không. Giống như tâm lý của rất nhiều người, không ít những nam tiếp viên hàng không hình thành suy nghĩ muốn được ăn chơi, được “đập phá”, được tiêu xài cho bõ những ngày lao động đầy áp lực của họ.
Giao dịch đen của nam tiếp viên hàng không.
Có một nam tiếp viên, vốn là một chàng trai hiền lành, không ham hố trò cờ bạc đỏ đen. Nhưng khi bước chân vào nghề tiếp viên hàng không thì cơ hội kiếm tiền, tích tiền của anh ngày càng lớn. Từ đó, anh được bạn bè lôi vào những cuộc vui chơi trong những giờ ở nhà hiếm hoi. Bắt đầu cũng chỉ là những lần đi bar, đi lắc, đi “bay”, nhưng dần dần, đẳng cấp của những cuộc chơi được nâng dần lên. Và anh đi vào con đường cờ bạc từ lúc nào chính anh cũng không biết.
Từ những cuộc chơi cò con cho vui rồi đến những kiểu chơi của đại gia, càng chơi anh càng thua, càng thua lại càng muốn gỡ, và cứ thế bao nhiêu tiền làm được anh đều nướng cả vào những cuộc chơi bài bạc. Có lần “trúng quả đậm” anh lại theo bạn bè chơi chứng khoán rồi đầu tư vào bất động sản. Nhưng rồi tất cả lại theo những con bài lần lượt ra đi. Anh đánh bạc đến quên mình. Cả số tiền sau bao nhiêu chuyến bay giờ cũng tiêu tán hết, thậm chí anh còn trở thành một con nợ của nhiều chủ bài khác nhau.
Không thể cáng đáng được số nợ, anh bị uy hiếp đến phải bỏ việc. Giấc mơ được chu du trên những chuyến bay của cậu thanh niên đẹp trai ngày nào giờ đã không còn tiếp tục thực hiện được nữa. Số tiền nợ bài bạc trong các cuộc vui giờ được quy ra theo số mét vuông đất của bố mẹ anh.
Con đường ấy cứ thế dẫn họ ngày càng lún sâu vào sự sa ngã. Đối với bản thân những nam tiếp viên hàng không, đó là những thiệt thòi mù quáng mà họ đang tự gây ra cho chính mình. Và sự mù quáng ấy còn có tác động không nhỏ đến chính gia đình, người thân của họ.
Thời gian dành cho gia đình, bạn bè của những tiếp viên hàng không vốn đã vô cùng hiếm hoi, nhưng khi sa vào những trò chơi cá cược đỏ đen, dường như họ chỉ còn biết dành toàn bộ thời gian vào đó. Sự quan tâm đến gia đình, bạn bè lại càng ít đi, tình cảm của họ lại càng trở nên hời hợt.
Bỗng chốc, những cảm nhận về cuộc sống của họ trở nên nhạt nhòa đến đáng sợ. Có người khi dính vào vòng bài đỏ đen đã tự cô lập chính mình trong cái thế giới bài bạc ấy. Họ tự tách mình ra khỏi cuộc sống và chỉ sống với thế giới trên trời, gắn với những cuộc bài thâu đêm là thú vui tiêu khiển, là niềm đam mê duy nhất. Cứ như thế, họ ngày càng chìm vào bi kịch của chính mình.
Một nam tiếp viên đã từng chia sẻ rằng: “Thời gian bay đã chiếm quá nhiều quỹ thời gian của mỗi người tiếp viên hàng không, khi dính vào trò ăn thua đỏ đen thì chẳng khác gì chính mình đã tự mình đánh mất đi những khoảng thời gian quý báu dưới mặt đất”.
Cũng có những nam tiếp viên hàng không thể hiện đẳng cấp tiêu tiền của mình trong những đêm không ngủ với những kiểu vung tiền chẳng kém tầm đại gia. Gương mặt hiện rõ những nét suy tư, không giấu nổi nỗi buồn, một nam tiếp viên khác cũng đã từng tâm sự rằng: “Cuộc sống của chúng tôi có rất ít bạn bè nên có khi có người còn dùng tiền để có bạn. Đó chính là những người bạn chỉ thoáng qua sau mỗi cuộc chơi tiêu tiền, những người bạn chỉ mang tính chất lấp đầy khoảng thời gian trống”.
Có rất nhiều mảnh ghép trong bức tranh đặc biệt của những chàng trai tiếp viên hàng không, trong đó có những khoảng lấp lánh ánh sáng và cũng có những khoảng tối mà không phải ai cũng biết và hiểu được. Trong đó, còn có câu chuyện về những hành trình đi tìm hạnh phúc của những chàng trai trên trời.