Độc đáo lễ ăn hỏi ở Đồng bằng sông Cửu Long

,
Chia sẻ

Ai rảnh thì... đỡ tráp, sau màn cúng bái trịnh trọng là lúc 2 bên thông gia dắt tay nhau vào bàn nhậu và hát hò tới bến...

Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì "Lễ ăn hỏi, hay còn được gọi là lễ đính hôn, là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành "vợ sắp cưới" của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái, bắt đầu tập gọi bố mẹ xưng con." Định nghĩa là như vậy, nhưng cách thực hiện thì ở mỗi nơi lại một khác.

Là người Hà Nội vào nam công tác, tôi tình cờ được mời tham gia lễ ăn hỏi của một người bạn quê ở Đức Hòa, Long An (ngay sát TP Hồ Chí Minh). Dù đã có kha khá kinh nghiệm tham gia đám hỏi cũng như bê tráp khi còn ở ngoài bắc, thế nhưng những gì được chứng kiến tại mảnh đất Đồng Bằng sông Cửu Long này vẫn khiến tôi bất ngờ.

Bất ngờ đầu tiên đối với tôi là việc phân công đỡ tráp. Nếu như ở nhiều nơi, đây luôn được xem là một phần quan trọng nhất của đám hỏi thì tại đây, phải đến sát khi nhà trai tới, mọi người mới phát hiện ra là... hình như vẫn chưa có ai đỡ. Thế rồi tất cả những người trẻ đồng thời rảnh chân rảnh tay được huy động bằng hết. Từ bạn bè cô dâu cho đến anh, chị, em... thậm chí là cả... cô ruột, như đám hỏi mà tôi góp mặt. Bên cạnh đó, trang phục cũng không cần quá cầu kỳ kiểu "gái áo dài, trai... đóng hộp" như dân bắc. Chỉ cần ăn mặc không xuề xòa quá là được. Thêm một điều nữa là đội hình bê tráp của hai nhà đều có cả trai lẫn gái chứ không chia ra bên nam, bên nữ.

Đội hình đỡ tráp hai họ
 
Giữa trưa, dưới cái nắng oi ả, đoàn xe chở nhà trai mới tới. Lại một lần nữa, khác với những gì tôi đã biết, lễ vật được mang đến vô cùng đơn giản. Không bánh cốm, không bánh phu thê đã đành; mà rượu, chè, thuốc là cũng không. Thay vào đó là xoài, quýt và... một chiếc bánh ga tô hình trái tim. Sau đó, ở cuối buổi lễ, đích thân cô dâu chú rể đã chung tay cắt chiếc bánh này như người ta vẫn làm trong đám cưới vậy.
 
Lễ vật
 
Cô dâu chú rể chung tay cắt bánh
 
Theo quan sát của cá nhân tôi thì phần trịnh trọng nhất chính là phần "quan viên hai họ có nhời", cúng bái gia tiên và trao tặng nữ trang cho cô dâu. Cũng giống như ở ngoài bắc, không phải bố mẹ của cô dâu chú rể, mà chính các bác lớn, bác cả mới là người thay mặt trình bày. Tuy nhiên, lễ cúng bái có khác đôi chút khi hai bên thông gia không chỉ thắp nhang mà còn đặt lên bàn thờ đôi đèn cầy (nến) đỏ. Kế đó, khi mẹ chồng bắt đầu trao tặng nữ trang cho con dâu thì cô dâu mới chính thức xuất hiện trước mọi người. Những món quà mà mẹ chồng mang tới thường gồm đôi bông tai và dây chuyền.
 
Thắp đèn cầy.
 
Cuối cùng, sau khi mọi thủ tục hoàn thành thì cũng là lúc các bàn tiệc đã sẵn sàng. Tiệc của đám hỏi ở đây khá là tươm tất, có thể so sánh như một đám cưới nhỏ vậy. Đồ ăn phong phú và được bày lên liên tục. Cứ đĩa này hết sẽ được thay ngay bằng đĩa khác, kết thúc bằng một nồi lẩu. Ngoài ra, thay vì "1, 2, 3... dzô" bằng bia, chỉ có hai đồ uống để mọi người lựa chọn, một là rượu, hai là... trà đá. Và mặc cho trời đất nóng như đổ lửa, các bàn vẫn thiếu rượu đều đều...

Lẽ tất nhiên, rượu vào sẽ khiến con người ta trở nên "bốc" hơn. Lúc này, màn văn nghệ cây nhà là vườn mới chính thức bắt đầu. Lần lượt các chú, các bác thay nhau lên chúc mừng con trẻ bằng lời ca tiếng hát với đủ mọi thể loại, từ cải lương cho đến nhạc trẻ. Thậm chí, ngay cả hai ông bố, mấy phút trước còn nghiệm nghị là thế, hứng lên cũng vào góp vui ầm ầm. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được tham gia một chương trình văn nghệ như thế này trong một lễ ăn hỏi.

Bố cô dâu hát tặng hai con.
 
Cuộc vui của hai họ kết thúc sau đó vài giờ, khi phái đoàn nha trai lên xe ra về và để lại... mình chú rể tiếp tục "đỡ" họ hàng nhà vợ.
 
Khi họ nhà trai đến: Do ông trưởng tộc hoặc người thông lễ hướng dẫn còn có người bưng khai việc rót rượu, người ta gọi là chú rể phụ lễ nói cũng đi theo trình tự lục lễ.
1. Ông thông lễ nhà trai trình lễ y kỳ (tức là đúng hẹn) xin phéo bên họ nhà gái, cho họ nhà trai nhập gia trình lễ nói, được trưởng tộc bên họ nhà gái nhận lời, cử đại diện ra mời họ nhà trai vào trình lễ nói, chú rể phụ rót rượu ông trưởng tộc nhà trai nói: Hôm nay ngày... tháng... năm được ngày (hoàng đạo) tức được đôi bên đồng ý, cho họ nhà trai nghinh hôn trình sánh lễ nói gồm có: + Một đôi đèn, + Một măm trầu, + Bốn măm quà, rót rượu trưởng tộc nhà trai mời quí tộc bên gái nhận lễ.
2. Trình lễ khai hoà để kiến gia tiên.
3. Rót rượu trưởng tộc nhà trai trình lễ thượng đăng.
- Tức đốt đôi đèn cầy do nhà trai mang tới, chú rể bưng đôi đèn đốt cháy tỏ đưa lên bàn thờ xá trong, xá ngoài rồi đưa sang ra cho hai ông suôi hoặc hai bà suôi hoặc là người đại diện đặt lên bàn thờ đó là "lễ lên đèn".
4. Lễ bái gia tiên (tức là lại ông bà quá vảng)
- Rồi đến lễ bái tộc lại họ, lại ông bà hiện tiền, lại cha mẹ, cô bác, cậu dì, chú thím, chú rể dâng rượu và xá hai xã (chỉ một mình chú rể lại)
- Khi xong trình giao khai việt lại cho trưởng tộc nhà gái, để giới thiệu ông bà thân tộc bên gái giới thiệu song giao lại cho trưởng tộc nhà trai, tộc nhà trai rót rượu trình lễ trao hoa của chú rể trao cho cô dâu.
- Lễ cho đồ nữ trang và trang phục cô dâu, lúc này cô dâu ra cuối đầu chào hai họ và nhận quà nữ trang của nhà trai, đi trở vào trong, khi xưa đôi bông nói là do mẹ ruột đeo, ngày nay được sự đồng ý của họ nhà gái, qua xin ý kiến, họ nhà gái cho phép chú rể đeo cho cô dâu, khi đeo đồ nữ trang xong cô dâu trở ra chào hỏi họ nhà trai bằng lễ cuối đầu, coi như cô dâu một cái cuối đầu sẽ được một món quà giá trị như: tiền bạc, hoặc bộ đồ, do ông bà cô bác nhà trai tặng.
- Ngày giao bạc cưới hoặc hẹn ngày cưới, bao nhiêu thường thì họ nhà gái không đòi, còn họ nhà trai đi cho họ nhà gái một con heo đứng đúng tạ và tiền cưới gọi là tiền chợ,
- Trong lễ, đàng trai sẽ trình thiệp cưới, thiệp ghi rõ ràng, giờ làm đám cưới, giớ rướt dâu, giờ làm lễ bên gái, giờ làm lễ bên trai trao thiệp giữa hai họ.
5. Lễ dỡ măm trầu, trước đây có một mình chú rể dỡ, bẻ trầu đủ đôi, cau đủ đôi để trong cái dĩa đặt lên bàn thờ, ngày nay vì có quay phim chụp ảnh lưu niệm lên ông trưởng tộc xin phép họ nhà gái, cho cô dâu cùng chú rể cùng dỡ mâm trầu, các lễ đã lập xong, vị trưởng tộc nhà trai cho phép cô dâu, chú rể kêu ba má đôi bên là cha mẹ.
- Phần cuối của lễ là cô dâu chú rể cắt bánh kem, khui rượu xâm banh mời quí quan khách nhập tiệc.
(Theo Cục Văn hóa cơ sở)

Phạm Linh

Chia sẻ