Của hồi môn và bi kịch của người phụ nữ

,
Chia sẻ

Một người phụ nữ mới cưới bị đánh đập đến chết trong khi một người nội trợ khác phải tự vẫn vì của hồi môn ở quận Sirajganj và Khagrachhar, Bangladesh 10/18.

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn rơi rớt lại ở nhiều nước là nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành phụ nữ.


Arzina Begum, 18 tuổi được cho là bị người chồng đánh đập đến chết vì của hồi môn ở Baniagati thuộc Belkuci- Sirajganj.

Arzina ở Haidarpur, thuộc quận chia cắt Kamarkhanda kết hôn với Zaharul Pramanik, một công nhân dệt chỉ mới được 17 ngày.

Vào một buổi sáng oan nghiệt, Zaharul đánh đập vợ tàn nhẫn để đòi số tiền hồi môn lớn hơn mặc dù hắn đã được trao một số lượng của hồi môn khá nhiều vào dịp cưới. Arzina đã chết thương tâm trong hoàn cảnh đó.

Zaharul và các thành viên gia đình gia đình hắn đã bỏ trốn ngay sau vụ việc xảy ra.

Trong khi đó, ở Khagrachhari, một người nội trợ khác được cho là đã tự vẫn cũng vì của hồi môn ở làng Sobahanpur thuộc quận chia cắt Dighinala.

Ayesha Begum, 23 tuổi, đã tự vẫn tại nhà bố mẹ chồng do không đáp ứng đủ số của hồi môn mà chồng cô yêu cầu.

Phó thanh tra đồn cảnh sát Dighinala ông Mohammad Shamim nói rằng thi thể Ayesha được phát hiện treo trên trần nhà.

Cảnh sát đã chuyển thi thể Ayesha Begum đến bệnh viện Khagrachhari Adhunik Sadar để khám nghiệm tử thi. Người chồng Ashraf Ali cũng bỏ trốn ngay sau vụ việc.

Abdul Motaleb, bố chồng của Ayesha trả lời báo giới rằng không có mối hận thù gia đình nào và cho đó là một trường hợp tự vẫn. Tuy nhiên ông không thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng tại sao con trai ông lại bỏ trốn ngay sau vụ việc xảy ra.

Mohammad Abdul Malek, anh trai của nạn nhân, cáo buộc rằng Ayesha đã bị người nhà bên chồng giết và treo cổ vì của hồi môn. "Nhiều tháng trước,chồng cô ấy đòi 15.000Tk của hồi môn ( hơn 2000 đôla Mỹ) . Chúng tôi không thể đáp ứng vì chúng tôi nghèo" anh nói.

Theo hãng tin UNB, mới đây ở Naogaon một người nội trợ đang mang thai cũng tự sát vì không thể đáp ứng số của hồi môn theo yêu cầu của chồng ở làng Kalmudana thuộc quận Sapahar.

Người phụ nữ này được xác minh là Babita, 22 tuổi, vợ của Shawkat Ali và là con gái của Alauddin, làng Baldiaghat.

Cảnh sát trích dẫn nguồn tin cho hay Babita kết hôn với Shawkat cách đây một năm. Nhưng chỉ mới vài ngày sau khi kết hôn, Shawkat và các thành viên gia đình bên chồng đã tra khảo đánh đập đòi của hồi môn từ gia đình bố mẹ đẻ nghèo nàn của cô.

Một vài ngày trước đó, chồng Babita đã đòi hỏi cô trao tiền hồi môn. Cô từ chối, Shawkat đã nổi giận và đánh đập cô tàn nhẫn. Sau đó, hắn ta còn đe doạ ly dị cô. Vài thời điểm đó, Babita trở nên sợ hãi và trở về nhà bố mẹ đẻ.

Rốt cuộc, khoảng 10 giờ sáng vào một ngày định mệnh, cô đã uống thuốc trừ sâu để tự vẫn. Cô được đưa tới bệnh trạm y tế địa phương nhưng Babita đã tắt thở một giờ sau đó.

Tuần trước, một người phụ nữ Afghanistan bị chồng cắt mũi và hai tai đã xuất hiện trên trang bìa số mới nhất của tạp chí Time. Nạn nhân là Bibi Aisha, 18 tuổi. Năm 2009, Aisha quyết định bỏ nhà đi vì cô không cam chịu bị nhà chồng coi như nô lệ và bị lạm dụng trong một thời gian dài. Nhưng không lâu sau lại bị cảnh sát bắt và phạt giam 5 tháng. Mặc dù cô đã được thả ra trước thời hạn nhưng sau đó chồng cô lại tố cáo với chính quyền Taliban rằng hành động bỏ nhà của cô đã bôi nhọ danh dự dòng tộc. Được sự đồng ý của Taliban, cô gái đã bị gia đình chồng đè xuống đất và bị người chồng dùng dao cắt đứt mũi và hai tai. Xong việc, họ vứt cô lên núi mặc cho cô sống chết ra sao.May mắn thay,  hội phụ nữ Afghanistan (WAW) đã kịp thời cứu cô. Aisha cho biết, cô đã ngất đi sau khi bị cắt mất mũi và hai tai.

Còn đầu tuần này, một cô gái 17 tuổi ở Tây Bengal, Ấn Độ đã bị lột sạch quần áo và mang đi diễu phố chỉ vì yêu một chàng trai khác bộ tộc. Được biết, cô đã bị đem đi bêu riếu trong vài giờ đồng hồ trên một quãng đường dài chừng 8 km. Ngoài sự ê chề vì trên người không một mảnh vải che thân, cô còn hứng chịu những trận mưa đá và rác rưởi của những cậu bé tinh nghịch ở những thôn xóm mà cô bị diễu qua.

Trong xã hội hiện đại, ngày càng nhiều những người phụ nữ nỗ lực vươn lên để khẳng định bản thân và góp phần xây dựng gia đình, xã hội. Dù vậy, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn rơi rớt lại ở nhiều nước là nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành phụ nữ. Người đàn ông trong gia đình luôn tự cho mình là trên hết, họ được quyền định đoạt tất cả và được hưởng đặc quyền vô lý và ích kỷ từ những việc tưởng hết sức nhỏ nhặt như miếng ăn, giấc ngủ.  Nếu không được thỏa mãn, họ lại tự cho mình được “quyền” hành hạ, cưỡng bức, thậm chí gây tội ác. Phần lớn phụ nữ, với đức tính chịu thương chịu khó, họ chấp nhận tất cả để  níu giữ hạnh phúc mong manh của gia đình. Chính vì sự nhẫn nhục quá mức của họ, vô hình trung trở thành nguyên nhân dẫn đến những bi kịch gia đình và những cái chết đau lòng.

Theo Vietnamet/AsiaOne

Chia sẻ