Bữa cơm đầm ấm: Bí quyết giữ hạnh phúc gia đình
Ngày 28/06 là ngày gia đình Việt Nam – ngày lễ tôn vinh bữa cơm của mái ấm gia đình. Bữa cơm gia đình là linh hồn của sự đoàn tụ yêu thương, nuôi dưỡng tâm hồn con người, tạo nên tình cảm thắm thiết giữa các thế hệ trong gia đình.
Bữa cơm gia đình là những nốt nhạc dịu êm...
Nơi ở của đại gia đình bố con nhà giáo Đoàn Thịnh và KTS Đoàn Bắc là một phần ngôi biệt thự cổ đã ngót nghét trăm tuổi trên phố Lò Đúc, căn nhà cổ được khéo léo phân chia thành nhiều góc nhỏ.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghề giáo, nhưng anh Đoàn Bắc lại chọn cho mình một con đường khác đó là làm Kiến trúc sư. Mới đây, gia đình tứ đại đồng đường này được Quận Hai Bà Trưng bầu chọn là gia đình có truyền thống hiếu học. Gia đình anh nổi tiếng với việc chắp nối những ký ức bằng hình ảnh để tái hiện toàn cảnh Hà Nội xưa.
Hai cha con anh đã mất hàng năm trời để góp nhặt từ nhiều nguồn khác nhau những mảnh ghép về Hà Nội một thời xa xưa. Bố anh: ông Đoàn Thịnh - một giáo viên lịch sử đã nghỉ hưu, tình yêu Hà Nội của vị giáo già dồn cả vào việc chọn lọc, sắp xếp kho ảnh mà anh con trai sưu tầm được.
Toàn bộ 1.820 bức ảnh đen trắng sắp công bố đều được chính Đoàn Bắc phục chế lại nguyên vẹn bằng phương pháp kỹ thuật số với chất lượng cao nhất có thể. Sau nhiều năm sưu tầm, đến nay, kho tư liệu ảnh của Đoàn Bắc đã lên tới trên 7.000 ảnh.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghề giáo, nhưng anh Đoàn Bắc lại chọn cho mình một con đường khác đó là làm Kiến trúc sư. Mới đây, gia đình tứ đại đồng đường này được Quận Hai Bà Trưng bầu chọn là gia đình có truyền thống hiếu học. Gia đình anh nổi tiếng với việc chắp nối những ký ức bằng hình ảnh để tái hiện toàn cảnh Hà Nội xưa.
Hai cha con anh đã mất hàng năm trời để góp nhặt từ nhiều nguồn khác nhau những mảnh ghép về Hà Nội một thời xa xưa. Bố anh: ông Đoàn Thịnh - một giáo viên lịch sử đã nghỉ hưu, tình yêu Hà Nội của vị giáo già dồn cả vào việc chọn lọc, sắp xếp kho ảnh mà anh con trai sưu tầm được.
Toàn bộ 1.820 bức ảnh đen trắng sắp công bố đều được chính Đoàn Bắc phục chế lại nguyên vẹn bằng phương pháp kỹ thuật số với chất lượng cao nhất có thể. Sau nhiều năm sưu tầm, đến nay, kho tư liệu ảnh của Đoàn Bắc đã lên tới trên 7.000 ảnh.
Gia đình của anh Đoàn Bắc
Với các thành viên trong gia đình anh, bữa cơm gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Anh chia sẻ, với anh, bữa cơm chiều là khoảng thời gian thư thái, êm ả nhất, nó giống như những nốt nhạc dịu êm, dẫn dắt mọi người vào một thế giới bình yên.
Tại bữa cơm đó, những câu chuyện cuộc sống được chia sẻ, những mâu thuẫn hay ưu phiền cũng được trút bỏ trong niềm chân thành, yêu thương. Mọi thành viên trong gia đình xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn.
Những đợt đi công tác dài ngày, dù được thưởng thức những món sơn hào hải vị, những thú vị của cuộc sống hiện đại nhưng điều đó cũng không làm vơi đi trong anh nỗi nhớ về bữa cơm chiều bình dị, để hạnh phúc được đong đầy.
Tại bữa cơm đó, những câu chuyện cuộc sống được chia sẻ, những mâu thuẫn hay ưu phiền cũng được trút bỏ trong niềm chân thành, yêu thương. Mọi thành viên trong gia đình xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn.
Những đợt đi công tác dài ngày, dù được thưởng thức những món sơn hào hải vị, những thú vị của cuộc sống hiện đại nhưng điều đó cũng không làm vơi đi trong anh nỗi nhớ về bữa cơm chiều bình dị, để hạnh phúc được đong đầy.
Chính vì luôn coi trọng giá trị của gia đình nên ngay từ chuyến đi công tác Trường Sa đầu tiên (trong số 4 chuyến đi liên tiếp từ 2012), anh Đoàn Bắc đã mang tặng các chiến sĩ những bức ảnh do anh chụp về bữa cơm gia đình tại chính gia đình ở quê nhà của họ.
Những giọt nước mắt đã lăn, nụ cười đã nở quanh những bức ảnh đó khiến cho quê nhà và đảo xa như không còn khoảng cách. Anh bảo, càng sống xa nhà càng thấy nhớ và quý bữa cơm đoàn viên biết nhường nào.
Những giọt nước mắt đã lăn, nụ cười đã nở quanh những bức ảnh đó khiến cho quê nhà và đảo xa như không còn khoảng cách. Anh bảo, càng sống xa nhà càng thấy nhớ và quý bữa cơm đoàn viên biết nhường nào.
Bữa cơm gia đình là văn hóa, là bài học
Đó chính là suy nghĩ của các thành viên trong gia đình “tứ đại đồng đường” với 20 thành viên trú tại Nguyễn Khuyến, Hà Nội. Sống trên mảnh đất 200m2 này, các thành viên trong gia đình đều trân trọng nếp sống gia đình và gia phả của chính dòng họ mình. Căn nhà ngói đơn sơ từ thời bao cấp xưa cũ - nơi sinh hoạt của 5 gia đình này như nằm tách biệt hẳn những ồn ào phố sá tấp nập bên ngoài.
Gia đình của cụ Lê Thị Quỳ
Ở tuổi 85, cụ bà Lê Thị Quỳ vẫn được các con cháu chắt coi là trụ cột gia đình, là người chèo lái con tàu hạnh phúc của đại gia đình tứ đại đồng đường này luôn thuận hòa, hạnh phúc. Cụ Quỳ sinh được 6 người con, trong đó có 5 người con trai và 1 người con gái. Mỗi cặp vợ chồng lại sinh thêm khoảng 2 con nữa.
Như vậy, tính đến thời điểm này cụ Quỳ có 12 cháu và 2 chắt. Tổng số người trong đại gia đình cụ giờ khoảng 20 người. 6 người con của cụ Quỳ đều giỏi giang thành đạt. Con trai cả của cụ năm nay 65 tuổi và nguyên là bác sĩ Quân y viện 103. Con trai thứ 2 nhà cụ nguyên là Cán bộ nghiên cứu Viện nghiên cứu Đông Nam Á và từng là Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.
Cô con gái duy nhất của cụ năm nay 62 tuổi, nguyên là cán bộ Hội nhà Báo Việt Nam. Con trai thứ tư nhà cụ năm nay 60 tuổi, nguyên là cán bộ trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Con trai thứ 5 năm nay 59 tuổi là doanh nhân. Còn con trai thứ 6 của cụ hiện kinh doanh ngoài.
Như vậy, tính đến thời điểm này cụ Quỳ có 12 cháu và 2 chắt. Tổng số người trong đại gia đình cụ giờ khoảng 20 người. 6 người con của cụ Quỳ đều giỏi giang thành đạt. Con trai cả của cụ năm nay 65 tuổi và nguyên là bác sĩ Quân y viện 103. Con trai thứ 2 nhà cụ nguyên là Cán bộ nghiên cứu Viện nghiên cứu Đông Nam Á và từng là Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.
Cô con gái duy nhất của cụ năm nay 62 tuổi, nguyên là cán bộ Hội nhà Báo Việt Nam. Con trai thứ tư nhà cụ năm nay 60 tuổi, nguyên là cán bộ trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Con trai thứ 5 năm nay 59 tuổi là doanh nhân. Còn con trai thứ 6 của cụ hiện kinh doanh ngoài.
Nói về bí quyết giữ gìn hạnh phúc của đại gia đình, bác Hào Hùng, 64 tuổi (con trai thứ hai của cụ Quỳ) chia sẻ: “Đó chính là nhờ bữa cơm gia đình". Dù gia đình rất đông thành viên, nhiều thế hệ nhưng ngày nào cũng vậy, gia đình bác luôn duy trì 3 bữa cơm mỗi ngày. Phải là một dịp nhỡ nhàng lắm cả nhà mới ra tiệm ăn.
Được biết, ngay cả những cháu bé chưa bao giờ có thói quen đi ăn sáng ngoài cửa hàng hay mang đồ ăn tới trường mà các bé đều ăn tại nhà rồi mới đi học. Bữa ăn được các mẹ, các bác chuẩn bị rất chỉn chu đầy đủ dinh dưỡng, ngon miệng. Với mọi thành viên trong gia đình bác, bữa cơm là nơi hội tụ đầy đủ sự ngọt ngào, thiêng thiêng của cuộc sống.
Đó là nơi mọi người thể hiện sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, qua đó ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu những bài học quý giá. Bữa cơm của đại gia đình nhiều thế hệ trở thành không gian thể hiện quá trình tiếp nối và bảo lưu văn hóa của người Việt.
Được biết, ngay cả những cháu bé chưa bao giờ có thói quen đi ăn sáng ngoài cửa hàng hay mang đồ ăn tới trường mà các bé đều ăn tại nhà rồi mới đi học. Bữa ăn được các mẹ, các bác chuẩn bị rất chỉn chu đầy đủ dinh dưỡng, ngon miệng. Với mọi thành viên trong gia đình bác, bữa cơm là nơi hội tụ đầy đủ sự ngọt ngào, thiêng thiêng của cuộc sống.
Đó là nơi mọi người thể hiện sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, qua đó ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu những bài học quý giá. Bữa cơm của đại gia đình nhiều thế hệ trở thành không gian thể hiện quá trình tiếp nối và bảo lưu văn hóa của người Việt.
Mâm cơm gia đình chính là chất keo gắn kết các thành viên
Trong mắt nàng dâu Ngô Hà Nhung, gia đình chồng như chính gia đình ruột thịt của mình. Chồng Nhung là Nguyễn Thanh Tùng, 29 tuổi, hiện đang làm kinh doanh. Cuộc sống vợ chồng chẳng thể tránh khỏi những lúc cơm không lành, canh không ngọt, song vì hiểu nhau, lại có sự hậu thuẫn là bố mẹ chồng nên cả hai đều vượt qua nhanh chóng những thời điểm khó khăn như vậy.
Về làm dâu, bước chân vào một cuộc sống mới, nề nếp mới và với những quan hệ mới, Nhung cảm thấy may mắn khi các thành viên trong gia đình chồng rất thân thiện, yêu thương cô. Điều đó làm Nhung nhanh chóng quen dần với vai trò, vị trí mới của mình. Bố chồng Nhung là bác Nguyễn Tiến Giỏi, 56 tuổi với sở thích chơi cây cảnh và đồ cổ.
Đối với con cháu trong gia đình, bác là người đàn ông, người cha, người chồng, người bạn tuyệt vời. Bác hết lòng yêu thương vợ con, sống mẫu mực để các con lấy đó là tấm gương. Trong cuộc sống hàng ngày bác là người vui vẻ, dễ gần, thông minh và vô cùng chịu khó. Bác Tiến Giỏi là người sống rất giản dị, tiết kiệm nhưng với con cái, ông rất thoải mái, cưng chiều các con, dành những thứ tốt nhất cho các con.
Mẹ chồng Nhung là bác Nguyễn Thị Kim Liên, 53 tuổi. Bác hiện đang là giáo viên nên bà rất hiểu và tâm lý với mọi người. Bác luôn là người mà Nhung tìm đến để tâm sự mọi chuyện trong cuộc sống vợ chồng và công việc. Em chồng Nhung là Nguyễn Phương Quỳnh, 24 tuổi. Với cô, Quỳnh vừa thông minh, nhanh nhẹn, học giỏi lại khéo léo, ngoan ngoãn, song Quỳnh còn sống rất bản lĩnh và rất quan tâm đến mọi người xung quanh.
Về làm dâu, bước chân vào một cuộc sống mới, nề nếp mới và với những quan hệ mới, Nhung cảm thấy may mắn khi các thành viên trong gia đình chồng rất thân thiện, yêu thương cô. Điều đó làm Nhung nhanh chóng quen dần với vai trò, vị trí mới của mình. Bố chồng Nhung là bác Nguyễn Tiến Giỏi, 56 tuổi với sở thích chơi cây cảnh và đồ cổ.
Đối với con cháu trong gia đình, bác là người đàn ông, người cha, người chồng, người bạn tuyệt vời. Bác hết lòng yêu thương vợ con, sống mẫu mực để các con lấy đó là tấm gương. Trong cuộc sống hàng ngày bác là người vui vẻ, dễ gần, thông minh và vô cùng chịu khó. Bác Tiến Giỏi là người sống rất giản dị, tiết kiệm nhưng với con cái, ông rất thoải mái, cưng chiều các con, dành những thứ tốt nhất cho các con.
Mẹ chồng Nhung là bác Nguyễn Thị Kim Liên, 53 tuổi. Bác hiện đang là giáo viên nên bà rất hiểu và tâm lý với mọi người. Bác luôn là người mà Nhung tìm đến để tâm sự mọi chuyện trong cuộc sống vợ chồng và công việc. Em chồng Nhung là Nguyễn Phương Quỳnh, 24 tuổi. Với cô, Quỳnh vừa thông minh, nhanh nhẹn, học giỏi lại khéo léo, ngoan ngoãn, song Quỳnh còn sống rất bản lĩnh và rất quan tâm đến mọi người xung quanh.
Gia đình nhà chồng của nàng dâu Hà Nhung
Khi được hỏi có bí quyết gì để cả gia đình luôn hạnh phúc, đầm ấm, Nhung cho biết là do các thành viên trong nhà cùng nhau vun vén, hết lòng cho đại gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc. Mọi người biết lắng nghe, tôn trọng và thương yêu nhau, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm, không để bụng những việc nhỏ nhặt... Thêm vào đó, Nhung chia sẻ, để duy trì được một gia đình hạnh phúc, Nhung nhận ra rằng bữa cơm gia đình vô cùng quan trọng.
Để có một bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương không thể thiếu vai trò của người phụ nữ, là nhân vật trung tâm tạo nên những bữa cơm gia đình hạnh phúc. Nhung ý thức được điều đó và luôn tìm cách để tạo nên những bữa cơm gia đình ý nghĩa, chan chứa tình yêu thương.
Sự khéo léo của người mẹ, người vợ, người con dâu là biết lựa chọn những món ăn, đồ dùng phù hợp với từng mùa, phù hợp với khẩu vị, sở thích của từng người. Bữa cơm cũng là nơi để người mẹ dạy con cách ăn uống có văn hóa, biết sẻ chia, quan tâm những người thân yêu của mình, góp phần hoàn thiện nhân cách cho các con.
Sự khéo léo của người mẹ, người vợ, người con dâu là biết lựa chọn những món ăn, đồ dùng phù hợp với từng mùa, phù hợp với khẩu vị, sở thích của từng người. Bữa cơm cũng là nơi để người mẹ dạy con cách ăn uống có văn hóa, biết sẻ chia, quan tâm những người thân yêu của mình, góp phần hoàn thiện nhân cách cho các con.
Trong đời sống hiện đại ngày nay, khi người phụ nữ đảm nhận nhiều trọng trách trong xã hội, Nhung chia sẻ, để bữa ăn trong mỗi gia đình luôn ấp áp, người phụ nữ phải sắp xếp thời gian một cách hợp lý để cân bằng giữa gia đình và xã hội. Thông qua mỗi bữa cơm giúp mọi thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn chia sẻ được mọi điều và gắn kết mọi người lại với nhau.