Đối phó với bàng quang yếu, khó kiểm soát tiểu tiện

N. Diệp,
Chia sẻ

Mất kiểm soát tiểu tiện hoàn toàn có thể là hậu quả thai kì hoặc là kết quả về mặt vật lý của việc tăng cân, ngực xệ hoặc có sẹo để lại do cắt tầng sinh môn.

Mất kiểm soát chuyện đi tiểu là tình trạng dễ gặp ở phụ nữ hơn là ở đàn ông. Số chị em gặp trường hợp này cũng không phải là ít, chỉ là ở mức độ nặng nhẹ khác nhau mà thôi. Cứ bốn phụ nữ thì lại có một người gặp khó khăn trong việc kiểm soát chuyện tiểu tiện. Tuy nhiên, vì nó là chuyện tế nhị nên các chị em không sẵn sàng nói ra với bất cứ ai.
 
Rò rỉ nước tiểu có thể là do các cơ bắp sàn khung chậu và bàng quang bị ảnh hưởng trong quá trình mang thai, mà cơ bắp sàn xương chậu và bàng quang có nhiệm vụ ngăn chặn nước tiểu rò rỉ ra ngoài khi chưa nhận được "lệnh". Trong quá trình mang thai, các cơ bắp này giãn ra và không còn thực hiện tốt chức năng ngăn chặn của mình nữa, đặc biệt với những phụ nữ không tập thể dục sàn khung chậu thì khả năng rò rỉ tiểu tiện càng dễ xảy ra.
 

Tuy nhiên, mang thai không phải là điều kiện duy nhất dẫn đến tình trạng này.

Sau khi mãn kinh, thiếu estrogen làm suy yếu van thoát ra từ bàng quang và nước tiểu có thể bị rò rỉ nếu áp suất bên trong bụng tăng lên (có thể do ho hoặc hắt hơi). Sau mãn kinh, niêm mạc bàng quang có thể trở nên quá mức nhạy cảm với sự hiện diện của nước tiểu và luôn cố gắng đẩy nước tiểu ra ngoài - đó là kích thích bàng quang.

Béo phì cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chất béo sẽ cạnh tranh không gian với bàng quang làm giảm khối lượng của bàng quang và gia tăng áp lực lên bàng quang nên rất có thể còn làm cho nước tiểu bị nhiễm trùng. Để xử lý rắc rối này có thể phải dùng đến biện pháp phẫu thuật.

Đối với bàng quang dễ bị kích thích ở tuổi mãn kinh, các bài tập quan trọng cho các sàn chậu có thể giúp kiểm soát chứng mất kiểm soát tiểu tiện ở bất cứ độ tuổi nào.

Trước tiên, tập cảm giác co thắt như thể đang cố ngăn dòng nước tiểu chảy ra, giữ trong vòng năm giây thì thả lỏng ra, thư giãn trong năm giây, sau đó làm lại một lần nữa. Tiếp theo, thắt chặt và thư giãn các cơ bắp gấp 10 lần, mỗi lần như thể bạn đang cố gắng để đưa một đối tượng vào trong âm đạo. Làm như vậy 10 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn, khoảng cách đều nhau trong nhiều giờ. Đây được gọi là bài tập kegel

Một khi bạn đã nắm vững kỹ thuật, bạn có thể thực hành bài tập này bất cứ nơi nào, ở bất kì tư thế nào dù nằm, đứng, xem truyền hình...

Chia sẻ