Đổi giờ học, giờ làm: Bộn bề lo lắng
Bắt đầu từ ngày mai (1/2), Hà Nội sẽ đổi giờ học, giờ làm. Nhưng đến thời điểm này, thông tin cụ thể về việc đổi giờ học giờ làm, đặc biệt là giờ học đang gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh.
Cha mẹ lo, nhà trường không thông báo cụ thể
Ngày 30/1, đưa con đi học sau kì nghỉ Tết, chị Linh (Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội) không nhận được bất cứ thông tin nào từ Ban giám hiệu trường mầm non Gia Thụy về việc đổi giờ học của con mình.
Chị Linh cho hay, chị đọc báo nên biết từ 1/2 Hà Nội sẽ đổi giờ học giờ làm. Chị cũng nắm được nội dung của phương án đổi giờ học giờ làm mà thành phố đưa ra, nhưng cụ thể của trường ra sao thì chị không biết.
Đến thời điểm này nhiều học sinh, giáo viên trong khu vực điều chỉnh giờ học giờ làm vẫn chưa nắm được nội dung của phương án đổi giờ học giờ làm mà thành phố đưa ra.
Đây cũng là tình trạng chung ở nhiều trường mầm non khác trên địa bàn thành phố. Ngay cả các trường Tiểu học, THCS và THPT cũng chưa có phương án cụ thể.
Nhiều trường còn cho biết hiện giờ mới đang làm việc với quận về kế hoạch cụ thể, do đó chưa thể thông báo đến phụ huynh và giáo viên được.
Việc chậm trễ này đã khiến các giáo viên và học sinh, sinh viên rơi vào thế bị động bởi ngày đổi giờ học giờ làm đã cận kề, nhưng họ chưa biết phải xoay sở ra sao để đảm bảo cuộc sống riêng.
Các giáo viên cũng có con nhỏ và họ cũng đều phải đưa đón như bao người khác. Nếu phải đưa con đi học sớm rồi lại quay về trường để dạy và chiều phải đi đón con nhưng không thể về sớm (vì giờ đó họ cũng đang phải làm việc) thì sẽ rất bất cập.
Trong khi đó, một số trường ĐH vốn đã sắp xếp lịch học trước 7h sáng đang tỏ ra khá bình tĩnh. Trường ĐH Xây dựng Hà Nội chưa có thông báo cụ thể nào về việc đổi giờ học, bởi bình thường giờ học của trường này đã bắt đầu từ 6h45 sáng.
Tuy nhiên, việc học đến tận 19h như quy định thì chưa có thông tin hướng dẫn thực hiện nào.
Nhiều sinh viên cho biết chắc chắn cuộc sống và việc học tập của họ sẽ thay đổi lớn nếu áp dụng phương án đổi giờ học. Lý do là vì ngoài việc học chính, họ còn nhiều công việc khác như làm thêm, học thêm…
Nếu tan học lúc 7h tối thì gần như việc làm thêm là không thể, còn nếu học thêm thì ít nhất cũng phải 9h30 tối mới tan. Như vậy là quá mất thời gian.
Ngoài ra, đối tượng dân công sở đi học tại chức cũng đang ngồi trên lửa vì nếu hệ chính quy kết thúc giờ học lúc 19h thì họ sẽ phải học đến tận gần 10h tối! Như vậy cuộc sống sẽ đảo lộn hoàn toàn, khó mà duy trì nổi.
Dân công sở lo phải học tại chức rất muộn
Trong khi đó, ngoài việc lo đổi giờ học giờ làm sẽ ảnh hưởng đến việc đưa đón con cái và sinh hoạt hàng ngày thì dân công sở cũng đang 'ngồi trên đống lửa', bởi với phương án đổi giờ học giờ làm, nếu họ đi học tại chức vào buổi tối thì có lẽ họ không còn thời gian để nghỉ ngơi.
Hiện nay, thời khóa biểu phổ biến cho hệ tại chức của các trường ĐH bắt đầu học từ 6h chiều đến 8h30 tối. Với mốc thời gian này, sau khi tan sở lúc 5h-5h30 chiều, họ có đủ 30 phút chạy xe đến trường để bắt đầu buổi học, tiết kiệm được thời gian.
“Nay hệ chính quy tan học lúc 7h tối, như vậy nếu vào học ngay (vì hệ chính quy tan thì hệ tại chức mới có phòng học) thì cũng phải 9h30 tối mới tan. Và khoảng 10h mới có mặt tại nhà. Thế là quá muộn, bởi về nhà rồi ai cũng phải ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi”, anh Tuấn, học viên hệ tại chức của ĐH Kiến Trúc Hà Nội cho biết.
Ngoài ra, anh Tuấn cho biết quãng thời gian từ 5h-5h30 (lúc tan sở) đến 7h tối (giờ vào học tại chức) sẽ trở nên vô ích vì nếu về nhà cũng dở mà ngồi chờ đợi cũng hết sức mệt mỏi.
Anh Tuấn mong mỏi phương án đổi giờ học giờ làm cần được xem xét kỹ lưỡng để không gây đảo lộn lớn đến cuộc sống người dân.
Việc đổi giờ học giờ làm sẽ còn ảnh hưởng đặc biệt đến những người học tại chức ở các huyện ngoại thành lân cận Hà Nội. Bởi có những người tranh thủ học xong lại bắt xe buýt về quê ngay.
Nếu tan học lúc 9h30 tối thì nhiều khả năng việc này là không thể vì các tuyến xe buýt liên tuyến ra ngoại thành thường chỉ hoạt động đến tầm 19h-20h là nghỉ.
Sở GTVT đã thông báo rộng rãi?
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: Về phương án triển khai giờ học, giờ làm Sở GTVT đã có thông báo rộng rãi tới các trường. Các trường có trách nhiệm thông báo với học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh.
Trước đó, tại cuộc họp Triển khai phương án điều chỉnh giờ học, giờ làm do Sở GTVT Hà Nội tổ chức (17/1), ông Nguyễn Định Mạnh, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT cho biết: Do thời điểm thực hiện đã đến gần, do vậy các trường cần nhanh chóng lên phương án thực hiện từ trước Tết, sau khi sinh viên nhập trường có thể triển khai ngay. Đặc biệt, phải thông tin ngay và sớm nhất đến HS-SV và phụ huynh trên địa bàn.
Về vấn đề nhiều trường học, học sinh, giáo viên vẫn chưa nắm được kế hoạch triển khai phương án đổi giờ học, giờ làm cụ thể, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Hiện tại Sở GD – ĐT Hà nội vẫn chưa nhận được Quyết định chính thức về việc đổi giờ học, giờ làm từ Sở GTVT Hà Nội.
“Chúng tôi đã chuẩn bị và đã có phương án đưa ra để thực hiện. Hiện chúng tôi đã cho người túc trực và chỉ chờ Sở GTVT Hà Nội có Quyết định gửi đến là chúng tôi cho triển khai ngay”, ông Thống nói.
Ông Thống cho biết thêm, có thể là do mới sau Tết nên việc thông báo cũng chưa được rộng rãi.
Ngày 30/1, đưa con đi học sau kì nghỉ Tết, chị Linh (Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội) không nhận được bất cứ thông tin nào từ Ban giám hiệu trường mầm non Gia Thụy về việc đổi giờ học của con mình.
Chị Linh cho hay, chị đọc báo nên biết từ 1/2 Hà Nội sẽ đổi giờ học giờ làm. Chị cũng nắm được nội dung của phương án đổi giờ học giờ làm mà thành phố đưa ra, nhưng cụ thể của trường ra sao thì chị không biết.
Đổi giờ học, giờ làm: nhiều bất cập nhưng liệu có hết tắc đường?
Đến thời điểm này nhiều học sinh, giáo viên trong khu vực điều chỉnh giờ học giờ làm vẫn chưa nắm được nội dung của phương án đổi giờ học giờ làm mà thành phố đưa ra.
Đây cũng là tình trạng chung ở nhiều trường mầm non khác trên địa bàn thành phố. Ngay cả các trường Tiểu học, THCS và THPT cũng chưa có phương án cụ thể.
Nhiều trường còn cho biết hiện giờ mới đang làm việc với quận về kế hoạch cụ thể, do đó chưa thể thông báo đến phụ huynh và giáo viên được.
Việc chậm trễ này đã khiến các giáo viên và học sinh, sinh viên rơi vào thế bị động bởi ngày đổi giờ học giờ làm đã cận kề, nhưng họ chưa biết phải xoay sở ra sao để đảm bảo cuộc sống riêng.
Các giáo viên cũng có con nhỏ và họ cũng đều phải đưa đón như bao người khác. Nếu phải đưa con đi học sớm rồi lại quay về trường để dạy và chiều phải đi đón con nhưng không thể về sớm (vì giờ đó họ cũng đang phải làm việc) thì sẽ rất bất cập.
Trong khi đó, một số trường ĐH vốn đã sắp xếp lịch học trước 7h sáng đang tỏ ra khá bình tĩnh. Trường ĐH Xây dựng Hà Nội chưa có thông báo cụ thể nào về việc đổi giờ học, bởi bình thường giờ học của trường này đã bắt đầu từ 6h45 sáng.
Tuy nhiên, việc học đến tận 19h như quy định thì chưa có thông tin hướng dẫn thực hiện nào.
Nhiều sinh viên cho biết chắc chắn cuộc sống và việc học tập của họ sẽ thay đổi lớn nếu áp dụng phương án đổi giờ học. Lý do là vì ngoài việc học chính, họ còn nhiều công việc khác như làm thêm, học thêm…
Nếu tan học lúc 7h tối thì gần như việc làm thêm là không thể, còn nếu học thêm thì ít nhất cũng phải 9h30 tối mới tan. Như vậy là quá mất thời gian.
Ngoài ra, đối tượng dân công sở đi học tại chức cũng đang ngồi trên lửa vì nếu hệ chính quy kết thúc giờ học lúc 19h thì họ sẽ phải học đến tận gần 10h tối! Như vậy cuộc sống sẽ đảo lộn hoàn toàn, khó mà duy trì nổi.
Dân công sở lo phải học tại chức rất muộn
Trong khi đó, ngoài việc lo đổi giờ học giờ làm sẽ ảnh hưởng đến việc đưa đón con cái và sinh hoạt hàng ngày thì dân công sở cũng đang 'ngồi trên đống lửa', bởi với phương án đổi giờ học giờ làm, nếu họ đi học tại chức vào buổi tối thì có lẽ họ không còn thời gian để nghỉ ngơi.
Hiện nay, thời khóa biểu phổ biến cho hệ tại chức của các trường ĐH bắt đầu học từ 6h chiều đến 8h30 tối. Với mốc thời gian này, sau khi tan sở lúc 5h-5h30 chiều, họ có đủ 30 phút chạy xe đến trường để bắt đầu buổi học, tiết kiệm được thời gian.
“Nay hệ chính quy tan học lúc 7h tối, như vậy nếu vào học ngay (vì hệ chính quy tan thì hệ tại chức mới có phòng học) thì cũng phải 9h30 tối mới tan. Và khoảng 10h mới có mặt tại nhà. Thế là quá muộn, bởi về nhà rồi ai cũng phải ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi”, anh Tuấn, học viên hệ tại chức của ĐH Kiến Trúc Hà Nội cho biết.
Ngoài ra, anh Tuấn cho biết quãng thời gian từ 5h-5h30 (lúc tan sở) đến 7h tối (giờ vào học tại chức) sẽ trở nên vô ích vì nếu về nhà cũng dở mà ngồi chờ đợi cũng hết sức mệt mỏi.
Anh Tuấn mong mỏi phương án đổi giờ học giờ làm cần được xem xét kỹ lưỡng để không gây đảo lộn lớn đến cuộc sống người dân.
Việc đổi giờ học giờ làm sẽ còn ảnh hưởng đặc biệt đến những người học tại chức ở các huyện ngoại thành lân cận Hà Nội. Bởi có những người tranh thủ học xong lại bắt xe buýt về quê ngay.
Nếu tan học lúc 9h30 tối thì nhiều khả năng việc này là không thể vì các tuyến xe buýt liên tuyến ra ngoại thành thường chỉ hoạt động đến tầm 19h-20h là nghỉ.
Sở GTVT đã thông báo rộng rãi?
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: Về phương án triển khai giờ học, giờ làm Sở GTVT đã có thông báo rộng rãi tới các trường. Các trường có trách nhiệm thông báo với học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh.
Trước đó, tại cuộc họp Triển khai phương án điều chỉnh giờ học, giờ làm do Sở GTVT Hà Nội tổ chức (17/1), ông Nguyễn Định Mạnh, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT cho biết: Do thời điểm thực hiện đã đến gần, do vậy các trường cần nhanh chóng lên phương án thực hiện từ trước Tết, sau khi sinh viên nhập trường có thể triển khai ngay. Đặc biệt, phải thông tin ngay và sớm nhất đến HS-SV và phụ huynh trên địa bàn.
Về vấn đề nhiều trường học, học sinh, giáo viên vẫn chưa nắm được kế hoạch triển khai phương án đổi giờ học, giờ làm cụ thể, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Hiện tại Sở GD – ĐT Hà nội vẫn chưa nhận được Quyết định chính thức về việc đổi giờ học, giờ làm từ Sở GTVT Hà Nội.
“Chúng tôi đã chuẩn bị và đã có phương án đưa ra để thực hiện. Hiện chúng tôi đã cho người túc trực và chỉ chờ Sở GTVT Hà Nội có Quyết định gửi đến là chúng tôi cho triển khai ngay”, ông Thống nói.
Ông Thống cho biết thêm, có thể là do mới sau Tết nên việc thông báo cũng chưa được rộng rãi.