Đổi avatar cờ Pháp sau xả súng ở Paris: Chúng tôi không chạy theo trào lưu
Việc dân mạng đồng loạt "quét" màu cờ Pháp lên avatar cá nhân, bày tỏ lòng thương tiếc cho người dân Paris sau vụ xả súng kinh hoàng đang gây tranh cãi. Nhiều người khẳng định, họ không chạy theo trào lưu.
Những thông tin về vụ xả súng ở Paris hôm 13/11 vừa qua đã khiến cả thế giới chấn động. Trên mạng xã hội Facebook, những hình ảnh, câu chuyện, những ý kiến về chuyện này cũng lan nhanh như gió, đặc biệt là sau khi Facebook tung ra ứng dụng đổi màu avatar (ảnh đại diện) thành màu cờ Pháp chứng tỏ sự quan tâm và tinh thần hướng về nước Pháp.
Thế nhưng, bên cạnh sự đồng lòng của cư dân mạng thế giới, minh chứng của việc mạng xã hội đang thu hẹp khoảng cách giữa con người, trên mạng xã hội Việt, nhiều ý kiến trái chiều đã được ghi nhận. Không ít người cho rằng, việc thay màu avatar này là “phù phiếm”, là ăn theo trào lưu, thậm chí... bất công. Họ cho rằng Paris được cả thế giới cầu nguyện, trong khi hành động tương tự như vậy đã không được thực hiện khi hàng trăm, hàng nghìn con người vô tội khác đã bỏ mạng ở nơi khác vì chiến tranh, khủng bố, máy bay rơi… Cũng có ý kiến khác cho rằng, việc đổi avatar màu cờ Pháp kèm theo những hình ảnh cười tươi như hoa là không tôn trọng những người đã khuất, không thể hiện sự thành kính như tinh thần hagstag #PrayForParis.
Tranh cãi xung quanh vấn đề đổi màu cờ Pháp trên avatar cá nhân đang trở thành vấn đề nóng trên nhiều diễn đàn mạng.
Những kẻ khủng bố gây ra sự việc đau lòng này, cũng là nguyên nhân dẫn đến nội chiến tại Syria khiến hàng triệu trẻ em, người vô tội ở đất nước này phải di cư, sơ tán, tị nạn, chịu cảnh màn trời chiếu đất! Lấy máu người vô tội tắm mối thù ích kỷ của một nhóm người, chẳng phải là hành vi quá đỗi kinh hoàng hay sao?
Cũng giống như hình ảnh em bé di cư qua đời trên bờ biển ngày nào, ngày hôm nay khi hàng trăm người dân thường đổ máu, thế giới hướng về phía họ. Vậy nên, việc này vốn dĩ chưa bao giờ là một trò cười, để mà phải buồn cười hết! Chắc bạn lấy số hơn trăm người chết để so sánh với số trẻ em đang đói khát. Mình thấy so sánh những mất mát là so sánh khập khiễng nhất thế gian.
Chúng ta đều là con người, có máu xương và thịt da. Khi thấy nỗi đau của đồng loại thì hiển nhiên rơi lệ. Nỗi đau nào cũng là nỗi đau. Vậy nên đừng đem nó ra so sánh!".
Nhiều người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội như Facebooker, nhà báo Hoàng Minh Trí (Cu Trí), nhiếp ảnh gia Na Sơn... cũng lên tiếng "phản pháo".
Thế nhưng, bên cạnh sự đồng lòng của cư dân mạng thế giới, minh chứng của việc mạng xã hội đang thu hẹp khoảng cách giữa con người, trên mạng xã hội Việt, nhiều ý kiến trái chiều đã được ghi nhận. Không ít người cho rằng, việc thay màu avatar này là “phù phiếm”, là ăn theo trào lưu, thậm chí... bất công. Họ cho rằng Paris được cả thế giới cầu nguyện, trong khi hành động tương tự như vậy đã không được thực hiện khi hàng trăm, hàng nghìn con người vô tội khác đã bỏ mạng ở nơi khác vì chiến tranh, khủng bố, máy bay rơi… Cũng có ý kiến khác cho rằng, việc đổi avatar màu cờ Pháp kèm theo những hình ảnh cười tươi như hoa là không tôn trọng những người đã khuất, không thể hiện sự thành kính như tinh thần hagstag #PrayForParis.
Tranh cãi xung quanh vấn đề đổi màu cờ Pháp trên avatar cá nhân đang trở thành vấn đề nóng trên nhiều diễn đàn mạng.
Những quan điểm trái chiều khiến việc "đổi màu cờ" trên avatar trở thành một cuộc tranh luận thực sự. Bạn Nguyễn Gia Long lên tiếng: "Bản thân mình
cũng cực lực phản đối những thành phần không biết gì (hoặc biết
nhưng không quan tâm) về những gì xảy ra với nước Pháp hôm qua, xong để
avatar theo phong trào! Bởi điều này quá lố lăng và đi ngược với những gì
Mark cùng toàn thể những người dùng Facebook chân chính đang hướng đến. Còn
lí do mình để avatar này là gì ? Là bởi mình yêu nước Pháp, yêu những
cảnh vật nước Pháp, yêu bóng đá Pháp (nơi sản sinh ra vô vàn huyền thoại
bóng đá thế giới) và lý do lớn nhất là mình có những người quen, họ
hàng sống bên Pháp (mặc dù không sống ở Paris ). Và điều kiện không cho
phép nên mình chỉ muốn đứng bên cạnh họ trong suy nghĩ, trong tư tưởng
và mình nghĩ việc để avatar cờ Pháp là điều không có gì xấu cả.
#prayforparis"
Im ắng hơn, không cần giải thích hay tranh cãi, cô gái Hương Giang đã thay ảnh đại diện của mình, cười tươi bên tháp Effel, nơi cô từng đến, như một hoài niệm đẹp đẽ vế Paris trước ngày thảm sát.
Với những người từng đến và yêu Paris, chẳng có gì không thành kính nếu họ thay avatar của mình tươi cười bên biểu tượng của thành phố này trong những ngày Paris đẫm máu.
Hình ảnh và những lời chia sẻ xót xa của một Việt kiều sống tại Pháp.
Im ắng hơn, không cần giải thích hay tranh cãi, cô gái Hương Giang đã thay ảnh đại diện của mình, cười tươi bên tháp Effel, nơi cô từng đến, như một hoài niệm đẹp đẽ vế Paris trước ngày thảm sát.
Với những người từng đến và yêu Paris, chẳng có gì không thành kính nếu họ thay avatar của mình tươi cười bên biểu tượng của thành phố này trong những ngày Paris đẫm máu.
Còn với những người Việt đang sống trong những ngày đau thương, biên giới thắt chặt, việc đổi màu avatar là cách để họ sát cánh cùng nhau, cùng Paris, cùng nước Pháp, và cũng là cách họ thông báo với bạn bè mình: Tôi an toàn.
Hình ảnh và những lời chia sẻ xót xa của một Việt kiều sống tại Pháp.
Còn với nhiều người "không liên quan" đến Pháp, đến Paris, những lời bình luận cay độc của người khác lên án họ đi theo trào lưu, chất vấn họ sao không cần nguyện cho hàng triệu cái chết khác xảy ra mỗi ngày, vặn vẹo họ sao phải xót xa vì những người cách xa gần nửa vòng Trái Đất, có những ý kiến rất đáng đọc như thế này: "Mạng người quý giá! Dù là 1 sinh
mạng hay 100, 1000 sinh mạng cũng đều quý giá! Họ ra đi oan uổng, đau
đớn, nên thế giới cầu nguyện cho họ.
Những kẻ khủng bố gây ra sự việc đau lòng này, cũng là nguyên nhân dẫn đến nội chiến tại Syria khiến hàng triệu trẻ em, người vô tội ở đất nước này phải di cư, sơ tán, tị nạn, chịu cảnh màn trời chiếu đất! Lấy máu người vô tội tắm mối thù ích kỷ của một nhóm người, chẳng phải là hành vi quá đỗi kinh hoàng hay sao?
Cũng giống như hình ảnh em bé di cư qua đời trên bờ biển ngày nào, ngày hôm nay khi hàng trăm người dân thường đổ máu, thế giới hướng về phía họ. Vậy nên, việc này vốn dĩ chưa bao giờ là một trò cười, để mà phải buồn cười hết! Chắc bạn lấy số hơn trăm người chết để so sánh với số trẻ em đang đói khát. Mình thấy so sánh những mất mát là so sánh khập khiễng nhất thế gian.
Chúng ta đều là con người, có máu xương và thịt da. Khi thấy nỗi đau của đồng loại thì hiển nhiên rơi lệ. Nỗi đau nào cũng là nỗi đau. Vậy nên đừng đem nó ra so sánh!".
Nhiều người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội như Facebooker, nhà báo Hoàng Minh Trí (Cu Trí), nhiếp ảnh gia Na Sơn... cũng lên tiếng "phản pháo".
Na Sơn cũng đổi avatar cờ Pháp và cho rằng, những người đang dè bỉu người khác a dua theo phong trào đổi màu avatar, họ không thể hiện được gì ngoài sự xấu tính.
Status ngắn gọn mà thâm thúy của nhiếp ảnh gia Na Sơn.
Nhà báo Vĩnh Khang phân tích những lý do vụ nổ súng ở Paris để lại nhiều cảm xúc cho dân mạng thế giới đến thế.
Trong số những người miệt thị tôi hôm ấy có nhiều người chúng tôi biết rõ nhau từ nhỏ. Tôi im lặng, không thanh minh thêm bớt câu chuyện ấy, gia đình bác nghệ sĩ biết chuyện và nhắn tin an ủi tôi đừng buồn, chiếc áo đỏ tôi mặc hôm ấy cũng là chiếc áo ngồi phỏng vấn ông cụ trong bộ phim tài liệu những ngày cuối cùng của ông về nghề ảnh.
Tôi kể lại câu chuyện cũ không nên nhắc lại này bởi hôm nay quá nhiều nhà đạo đức mạng đang bỉ bai, miệt thị những Facebookers đổi hình avatar 3 màu tưởng niệm nạn nhân khủng bố tại Pháp. Một số hình ảnh đại diện họ cho rằng không phù hợp bởi tươi cười hay quần áo thiếu thốn…
Tin tôi thông báo cha mất có hơn 9000 likes, tôi hiểu đó là thông điệp chia sẻ. Facebook không có nút "ôi thương thế". Có những điều trên mạng bị tối giản đến mức không có thứ để thể hiện cảm xúc.
Phán xét trên mạng là việc cực dễ. Và cực đoan hóa các hình thức lễ nghi trên mạng với “chuẩn mực” “quan niệm” văn hóa khác nhau để tổn thương lẫn nhau có phải là việc nên làm?
Mạng xã hội đang làm chuyển biến ít nhiều các thói quen nhân bản. Chúng ta đang quá biếng nhác hỏi thăm nhau, thậm chí giờ đây ngày sinh nhật của một người thân cũng lại do Facebook nhắc nhở liên tục từ vài ngày trước…
Mạng xã hội đang ngày càng chia rẽ các quan điểm cá nhân, hàng rào cô lập mỗi con người trong thế giới ích kỷ là nút block, dễ quá. Chúng ta đang ngập ngụa vào mọi trào lưu cùng chiều.
Có vài thứ không nên tranh luận đúng sai: tình cảm, tôn giáo và nghệ thuật.
Nếu bạn cảm thấy đồng cảm với người đồng tính, có app cầu vồng. Hay với nỗi đau ở nước Pháp, cờ ba màu dù nụ cười bạn bên dưới. Tôi cho rằng cảm xúc, ý thức chia sẻ mỗi cá nhân là quan trọng.
Vô cảm à, dễ hơn nhiều ấy. Hậm hực với bất kể điều gì đều không tốt cho sức khoẻ”.
Status ngắn gọn mà thâm thúy của nhiếp ảnh gia Na Sơn.
Vĩnh Khang, một nhà báo đang du học tại Mỹ cũng đổi màu ảnh đại diện của mình, và với anh, câu chuyện cả thế giới chấn động vì Paris, không đơn thuần là câu chuyện mạng người, mà còn bởi sự sụp đổ của một biểu tượng.
Anh viết: “Dạo
quanh facebook, thấy có nhiều chế ác khẩu đi chế giễu người
khác treo avatar hướng về nước Pháp. Dường như chưa đủ sức thuyết phục, có chế còn cố mua like cho được ngàn
like người theo phe mình. Tiếp đến là đưa ra dẫn chứng, ngày nọ ngày kia
cũng có mấy trăm người chết ở nước kia nước nọ. Sao các bạn không treo
avatar hướng về Syria hay đó đi. Nói chung, xin viện dẫn những lí do sau đây:
Nước Pháp nói chung và Paris nói riêng là những địa danh biểu tượng của văn hoá, tình yêu và hoà bình. Ngôn ngữ Pháp biểu trưng cho sự sang trọng, lãng mạn; Paris là biểu tượng của ánh sáng; tình yêu đôi lứa cũng gắn liền với nước Pháp, phải chăng những thuật ngữ “nụ hôn kiểu Pháp” cũng từ quốc gia này mà ra; ẩm thực Pháp thì đã được nhiều người đồng thuận là biểu tượng của món ăn Âu. Một biểu tượng văn hoá nổi tiếng của nhân loại bị tấn công, thủ đô của ánh sáng vụt tắt, thì đó cũng là lúc thế lực khủng bố chính thức thách thức sự đoàn kết của con người, bất kể quốc gia nào. Có gì sai khi đau xót cho một biểu tượng bị đánh gục? (Nói đến đây, thì mấy chế có bao giờ lắc não để nghĩ tại sao những phim thảm hoạ hay quái vật tấn công trái đất, thường bao giờ đạo diễn cũng lồng ghép ảnh Nữ thần Tự do nước Mỹ bị đánh sập không. Lắc não để hiểu thế nào là những hình ảnh mang tính biểu tượng nhé).
Nước Pháp là nơi họ gắn bó và lo cho bạn bè họ ở đó. Trong những nước đáng mơ ước để sống và học hành, nước Pháp nằm trong top những nước dẫn đầu. Không ít du học sinh đến đó, trưởng thành từ đó và có không ít phụ huynh đang mong muốn con cái họ tới đó. Những người đã không còn ở Pháp thì thấy nhớ thương, còn những người có người thân, bạn bè học hành ở đó thì người ta lo lắng. Theo lý tính thông thường, con người ta chỉ quan tâm cái gì khi họ thấy liên quan đến nơi đó. Và trong trường hợp nó, họ #PrayforParis là họ có lí do của họ.
Nước Pháp là nơi người ta mơ tới. Từ nhỏ, tôi còn nhớ khi xem một mẫu quảng cáo dầu gội đầu, người ta đã nhắc đến Paris là thủ đô của ánh sáng. Vô hình chung, truyền hình ngày đó đã gieo vào đầu những đứa trẻ nhà quê một ước mơ về thế giới bên ngoài: sáng và đẹp. Một đứa nhà quê, xem tivi đen trắng, chưa bao giờ ra khỏi luỹ tre làng cũng từng mong mỏi điều đó. Đến đây, quay lại điều 1, Pháp và Paris là một hình ảnh biểu tượng về cuộc sống tốt đẹp người ta hướng tới. Vậy, người ta đau xót cho một thế giới họ hướng tới bị phá huỷ có gì sai? Hoàn toàn hụt hẫng.
Chốt, đừng bao giờ đem suy nghĩ của mình ra áp đặt cho người".
Nước Pháp nói chung và Paris nói riêng là những địa danh biểu tượng của văn hoá, tình yêu và hoà bình. Ngôn ngữ Pháp biểu trưng cho sự sang trọng, lãng mạn; Paris là biểu tượng của ánh sáng; tình yêu đôi lứa cũng gắn liền với nước Pháp, phải chăng những thuật ngữ “nụ hôn kiểu Pháp” cũng từ quốc gia này mà ra; ẩm thực Pháp thì đã được nhiều người đồng thuận là biểu tượng của món ăn Âu. Một biểu tượng văn hoá nổi tiếng của nhân loại bị tấn công, thủ đô của ánh sáng vụt tắt, thì đó cũng là lúc thế lực khủng bố chính thức thách thức sự đoàn kết của con người, bất kể quốc gia nào. Có gì sai khi đau xót cho một biểu tượng bị đánh gục? (Nói đến đây, thì mấy chế có bao giờ lắc não để nghĩ tại sao những phim thảm hoạ hay quái vật tấn công trái đất, thường bao giờ đạo diễn cũng lồng ghép ảnh Nữ thần Tự do nước Mỹ bị đánh sập không. Lắc não để hiểu thế nào là những hình ảnh mang tính biểu tượng nhé).
Nước Pháp là nơi họ gắn bó và lo cho bạn bè họ ở đó. Trong những nước đáng mơ ước để sống và học hành, nước Pháp nằm trong top những nước dẫn đầu. Không ít du học sinh đến đó, trưởng thành từ đó và có không ít phụ huynh đang mong muốn con cái họ tới đó. Những người đã không còn ở Pháp thì thấy nhớ thương, còn những người có người thân, bạn bè học hành ở đó thì người ta lo lắng. Theo lý tính thông thường, con người ta chỉ quan tâm cái gì khi họ thấy liên quan đến nơi đó. Và trong trường hợp nó, họ #PrayforParis là họ có lí do của họ.
Nước Pháp là nơi người ta mơ tới. Từ nhỏ, tôi còn nhớ khi xem một mẫu quảng cáo dầu gội đầu, người ta đã nhắc đến Paris là thủ đô của ánh sáng. Vô hình chung, truyền hình ngày đó đã gieo vào đầu những đứa trẻ nhà quê một ước mơ về thế giới bên ngoài: sáng và đẹp. Một đứa nhà quê, xem tivi đen trắng, chưa bao giờ ra khỏi luỹ tre làng cũng từng mong mỏi điều đó. Đến đây, quay lại điều 1, Pháp và Paris là một hình ảnh biểu tượng về cuộc sống tốt đẹp người ta hướng tới. Vậy, người ta đau xót cho một thế giới họ hướng tới bị phá huỷ có gì sai? Hoàn toàn hụt hẫng.
Chốt, đừng bao giờ đem suy nghĩ của mình ra áp đặt cho người".
Trên trang cá nhân của mình, Cu Trí cũng viết về những tranh cãi, nhưng theo một cách trầm lắng hơn: "Cách đây vài năm, trong tang lễ một bác nghệ sĩ, tôi đến đưa tiễn bác
lần cuối với chiếc áo khoác màu đỏ. Ngay chiều hôm ấy, trên nhiều diễn
đàn nhiếp ảnh Facebook họ bắt đầu chửi rủa tôi như kẻ vô học, vô duyên,
mất dạy…
Trong số những người miệt thị tôi hôm ấy có nhiều người chúng tôi biết rõ nhau từ nhỏ. Tôi im lặng, không thanh minh thêm bớt câu chuyện ấy, gia đình bác nghệ sĩ biết chuyện và nhắn tin an ủi tôi đừng buồn, chiếc áo đỏ tôi mặc hôm ấy cũng là chiếc áo ngồi phỏng vấn ông cụ trong bộ phim tài liệu những ngày cuối cùng của ông về nghề ảnh.
Tôi kể lại câu chuyện cũ không nên nhắc lại này bởi hôm nay quá nhiều nhà đạo đức mạng đang bỉ bai, miệt thị những Facebookers đổi hình avatar 3 màu tưởng niệm nạn nhân khủng bố tại Pháp. Một số hình ảnh đại diện họ cho rằng không phù hợp bởi tươi cười hay quần áo thiếu thốn…
Tin tôi thông báo cha mất có hơn 9000 likes, tôi hiểu đó là thông điệp chia sẻ. Facebook không có nút "ôi thương thế". Có những điều trên mạng bị tối giản đến mức không có thứ để thể hiện cảm xúc.
Phán xét trên mạng là việc cực dễ. Và cực đoan hóa các hình thức lễ nghi trên mạng với “chuẩn mực” “quan niệm” văn hóa khác nhau để tổn thương lẫn nhau có phải là việc nên làm?
Mạng xã hội đang làm chuyển biến ít nhiều các thói quen nhân bản. Chúng ta đang quá biếng nhác hỏi thăm nhau, thậm chí giờ đây ngày sinh nhật của một người thân cũng lại do Facebook nhắc nhở liên tục từ vài ngày trước…
Mạng xã hội đang ngày càng chia rẽ các quan điểm cá nhân, hàng rào cô lập mỗi con người trong thế giới ích kỷ là nút block, dễ quá. Chúng ta đang ngập ngụa vào mọi trào lưu cùng chiều.
Có vài thứ không nên tranh luận đúng sai: tình cảm, tôn giáo và nghệ thuật.
Nếu bạn cảm thấy đồng cảm với người đồng tính, có app cầu vồng. Hay với nỗi đau ở nước Pháp, cờ ba màu dù nụ cười bạn bên dưới. Tôi cho rằng cảm xúc, ý thức chia sẻ mỗi cá nhân là quan trọng.
Vô cảm à, dễ hơn nhiều ấy. Hậm hực với bất kể điều gì đều không tốt cho sức khoẻ”.
Một nickname có tên Thu Trang chia sẻ ngắn gọn nhưng đầy sâu sắc: "Sống vô cảm rất dễ, phê phán người khác cũng rất dễ. Nhưng điều quan trọng nhất không phải là ta cần "lên án" ai đó theo trào lưu hay cật vấn họ liệu có xót xa cho những cái chết khác, mà cần hiểu được: mọi
bạo lực trên thế giới này, mọi kẻ tự cho mình cái
quyền được quyết định vận mệnh của người vô tội đều cần bị lên án. Và, bằng mọi cách có thể, trong tầm tay, chúng ta hãy lên tiếng để ngăn chặn nó. Thế giới có thể không sụp đổ vì tội ác, nhưng sẽ tan vỡ vì những người im lặng với tội ác. Bởi thế hãy hiểu rằng, chúng tôi đang chiến đấu chứ không phải chúng tôi chạy theo trào lưu".