Đọc vị những nàng hướng nội bị cộp mác chảnh, khó gần và loạt bí kíp "vàng mười" để xóa bỏ định kiến

Gari NF,
Chia sẻ

Người hướng nội thường rất dễ bị hiểu lầm là chảnh, khó gần hay xa lánh. Làm thế nào để khắc phục đây?

Từ lâu, người ta vẫn thường tranh cãi ưu điểm và nhược điểm của việc sống hướng nội và hướng ngoại. Dĩ nhiên, người sống hướng nội vẫn thường gặp nhiều vấn đề hơn so với người hướng ngoại, mà một trong số những băn khoăn lớn nhất chính là làm thế nào để có thể giao tiếp tốt hơn. Tôi sẽ phân tích một số tâm lý trong tư duy của người hướng nội như chúng ta để từ đó tìm ra những giải pháp hoàn toàn thực tế và dễ áp dụng cho phụ nữ.

Hãy nói như cái cách bạn muốn nghe

Đọc vị những nàng hướng nội bị cộp mác chảnh, khó gần và loạt bí kíp vàng mười để xóa bỏ định kiến - Ảnh 1.

Tôi hiểu, người hướng nội luôn tập trung nhiều hơn vào cuộc sống bên trong con người mình. Chúng ta có trí thông minh hướng nội, có thể dành hàng đống giờ để khám phá bản thân và lạc vào những lối tư duy lạ. 

Đa phần, tôi thấy những người sống hướng nội rất đặc biệt. Nhưng cũng chính vì sự khác biệt đó mà họ đâm ra bị trói buộc trong thế giới của mình. Họ giao tiếp với mọi người bằng thứ ngôn ngữ mà chính họ cũng không biết là đúng hay sai, là vừa vặn hay "quá lố". Đã là người hướng nội, ít chia sẻ suy nghĩ, họ dễ khiến người đối diện lâm vào trạng thái bối rối bởi không thể hiểu được điều gì đang xảy ra.

Bí quyết: Hãy nói với người khác theo cái cách bạn muốn nghe. Đừng mời ăn trưa như kiểu ra lệnh cho người khác. Đừng bày tỏ tình yêu như cái cách tranh luận trong phòng họp. Nhớ chú ý tông giọng khi nói, trầm bổng hay ho, đừng trả bài vì bạn đã hết thời đi học lâu rồi. Hãy dùng thêm những cử chỉ để mô tả những gì bạn muốn nói và muốn truyền tải tới người khác.

Nhìn vào mắt người khác một cách chân thành

Đọc vị những nàng hướng nội bị cộp mác chảnh, khó gần và loạt bí kíp vàng mười để xóa bỏ định kiến - Ảnh 2.

Khi đã giao tiếp 1-1, người hướng nội hãy luôn nhớ rằng không chỉ tồn tại một mình bạn ở đó. Tập quan sát nét mặt, cử chỉ của đối phương để chọn ra thái độ phù hợp nhất khi nói chuyện.

Dĩ nhiên, khi giao tiếp, một quy luật quen thuộc và quan trọng chính là luôn nhìn vào mắt đối phương một cách trân trọng và chân thành nhất, điều đó giúp bạn thể hiện rằng bạn tập trung và tôn trọng người đang nói chuyện với mình. Lưu ý là bạn phải thật sự tập trung nữa nhé. 

Trong lúc trò chuyện, cũng đừng quá chằm chằm tập trung vào người đang nói, có những lúc ta cũng phải nhìn xuống, nhìn lên, nhìn sang ngang để vừa gây cảm giác bớt ngột ngạt cho đối phương, quan trọng là bản thân cũng cảm thấy thoải mái và… đỡ mỏi mắt nữa.

Mọi câu chuyện để bắt đầu từ những điểm chung

Đọc vị những nàng hướng nội bị cộp mác chảnh, khó gần và loạt bí kíp vàng mười để xóa bỏ định kiến - Ảnh 3.

Hãy luôn nhớ rằng, bạn đặc biệt thì đối phương của bạn cũng là một người đặc biệt. Người ta không hiểu bạn không có nghĩa là người ta dở, chỉ là bạn giỏi một mảng nào đó thì người ta cũng vậy. Bạn nói những câu chuyện mà đối phương không mấy quan tâm thì chẳng trách sao cuộc đối thoại ấy lại thất bại.

Bí quyết: Đừng đánh giá người khác nếu người ta không hiểu bạn. Quan trọng là, hãy lưu ý một nguyên tắc, mọi câu chuyện đều bắt đầu từ những điểm chung. Chắc hẳn bạn sẽ chán khi phải nói chuyện thời tiết, diễn viên, chính trị… ban đầu nhưng khi càng thấy nhiều điểm chung hơn, rồi thì cả hai sẽ nói chuyện được sâu hết. 

"Hoà nhập trước khi khác biệt" – 6 chữ vàng để bạn sống chung với cộng đồng đấy. Đừng nghĩ điều đó sẽ làm bạn mất đi cái chất, đó chỉ là sự linh động nhất thời mà thôi. Cứ tập luyện dần dần, thất bại "sấp mặt" mấy lần thì bạn sẽ hiểu ra được những điều còn thiếu ở bản thân thôi.

Chia sẻ