Độc đáo lễ cưới tại chùa của 4 cặp đôi tại Hà Nội
Đầu xuân Giáp Ngọ, 4 đôi uyên ương trẻ ở Hà Nội đã làm lễ cưới tại chùa Bằng - Linh Tiên (Q. Hoàng Mai).
Một đám cưới tập thể trang nghiêm, ấm cúng của 4 cặp đôi đã được tổ chức tối 16/2 vừa qua theo nghi lễ Phật giáo (lễ Hằng Thuận) tại chùa Bằng - Linh Tiên (Hà Nội).
Nhiều năm nay, ngôi chùa này là nơi tổ chức lễ Hằng Thuận cho nhiều đôi uyên ương.
Đây lễ Hằng Thuận đầu tiên trong năm Giáp Ngọ được chùa Bằng tổ chức.
Cô dâu Dương Hồng Nhung nghiêm trang bước vào lễ đường.
Đám cưới theo nghi lễ Phật giáo chỉ có ở Việt Nam, được tổ chức lần đầu vào năm 1930 và có tên chính thức là “Hằng Thuận” từ năm 1971. Với ý nghĩa chúc đôi tân duyên luôn luôn (hằng) hòa thuận, đồng thuận hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống (thuận), nghi lễ này được chủ trì bởi một vị Hòa thượng.
Lễ Hằng Thuận hướng các đôi uyên ương cũng như hướng những người tham dự đến ý thức về tầm quan trọng của hôn nhân dựa trên nền tảng đạo đức, tâm linh để xây dựng đời sống hôn nhân thật sự an lạc, hạnh phúc, nhắc họ phải hết lòng yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quý kính lẫn nhau, cùng hướng đến những điều thánh thiện trong cuộc sống.
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm giảng giải cho các đôi uyên ương cùng quan khách ý nghĩa của lễ Hằng Thuận và đạo vợ chồng theo quan điểm Phật giáo.
Cô dâu Nguyễn Nhật Hậu...
... và chú rể Tạ Đức lắng nghe bài pháp.
Để được tổ chức lễ cưới theo nghi thức Phật giáo, các đôi uyên ương có thể đã là Phật tử, đã quy y và có pháp danh, cũng có thể chưa quy y, nhưng có xu hướng Phật giáo.
Đám cưới được diễn ra trang nghiêm, thành kính dưới sự chứng kiến của chư tăng và quan khách.
Ngay cả các em nhỏ tham dự lễ cưới của người nhà cũng rất nghiêm túc.
Một vị khách nước ngoài tham dự lễ Hằng Thuận thích thú với nghi lễ độc đáo này.
Cô dâu Trần Hương My và chú rể Nguyễn Minh Tiến rạng rỡ trong lễ cưới.
Cô dâu và chú rể cùng làm lễ Tam Bảo, cảm tạ các hòa thượng...
... rồi lạy tạ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ hai bên.
Cuối cùng, các cặp đôi đọc lời phát nguyện kết hôn, nguyện yêu thương nhau.
Những vị khách tham dự lễ cưới được trao tặng chuỗi tràng hạt - một biểu tượng của Phật giáo - làm quà may mắn đầu xuân.
Lễ Hằng Thuận – lễ cưới theo nghi thức Phật giáo là một nét văn hóa đẹp, là sự kết hợp giữa tôn giáo và đời thường, là sự hòa quyện giữa văn hóa truyền thống, đạo đức dân tộc và văn hóa tâm linh của Phật giáo.
Nhiều năm nay, ngôi chùa này là nơi tổ chức lễ Hằng Thuận cho nhiều đôi uyên ương.
Đây lễ Hằng Thuận đầu tiên trong năm Giáp Ngọ được chùa Bằng tổ chức.
4 đôi uyên ương theo chân các sư thầy vào làm lễ trong chính điện.
Dưới chân Tam Bảo, trong sự chứng kiến của các sư thầy, cha mẹ, họ hàng đôi bên và những Phật tử tại chùa, lễ Hằng Thuận của các cặp đôi Đinh Quốc Hùng - Dương Hồng Nhung, Nguyễn Minh Tiến – Trần Hương My, Nguyễn Trung Khánh – Hoàng Minh Trang, Tạ Đức – Nguyễn Nhật Hậu đã diễn ra trang nghiêm và đầm ấm. Cô dâu Dương Hồng Nhung nghiêm trang bước vào lễ đường.
Đám cưới theo nghi lễ Phật giáo chỉ có ở Việt Nam, được tổ chức lần đầu vào năm 1930 và có tên chính thức là “Hằng Thuận” từ năm 1971. Với ý nghĩa chúc đôi tân duyên luôn luôn (hằng) hòa thuận, đồng thuận hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống (thuận), nghi lễ này được chủ trì bởi một vị Hòa thượng.
Lễ Hằng Thuận hướng các đôi uyên ương cũng như hướng những người tham dự đến ý thức về tầm quan trọng của hôn nhân dựa trên nền tảng đạo đức, tâm linh để xây dựng đời sống hôn nhân thật sự an lạc, hạnh phúc, nhắc họ phải hết lòng yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quý kính lẫn nhau, cùng hướng đến những điều thánh thiện trong cuộc sống.
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm giảng giải cho các đôi uyên ương cùng quan khách ý nghĩa của lễ Hằng Thuận và đạo vợ chồng theo quan điểm Phật giáo.
Cô dâu Nguyễn Nhật Hậu...
Dưới chân Tam Bảo, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – trụ trì chùa Bằng - quy
y Tam Bảo cho các tân lang tân nương để chính thức trở thành Phật tử,
sống theo những lời răn của Đức Phật. Sau khi quy y cho các cặp đôi, Hòa
thượng ban lời huấn thị (giảng giải về đạo nghĩa vợ chồng theo tinh
thần của kinh Phật).
Để được tổ chức lễ cưới theo nghi thức Phật giáo, các đôi uyên ương có thể đã là Phật tử, đã quy y và có pháp danh, cũng có thể chưa quy y, nhưng có xu hướng Phật giáo.
Đám cưới được diễn ra trang nghiêm, thành kính dưới sự chứng kiến của chư tăng và quan khách.
Ngay cả các em nhỏ tham dự lễ cưới của người nhà cũng rất nghiêm túc.
Một vị khách nước ngoài tham dự lễ Hằng Thuận thích thú với nghi lễ độc đáo này.
Cô dâu Trần Hương My và chú rể Nguyễn Minh Tiến rạng rỡ trong lễ cưới.
Cô dâu và chú rể cùng làm lễ Tam Bảo, cảm tạ các hòa thượng...
... rồi lạy tạ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ hai bên.
Sau đó, họ giao bái – một hành động thể hiện sự bình đẳng, trân trọng lẫn nhau trước khi bước vào đời sống hôn nhân.
Nhẫn cưới sẽ được Hòa thượng trì chú, chúc phúc...
... và trao cho đôi trẻ cùng lời dặn dò họ hãy dẫn dắt đời sống lứa đôi trong tinh thần hòa kính, nhẫn nhịn lẫn nhau.
Cũng giống như các lễ cưới ngoài đời, khoảnh khắc xúc động nhất trong lễ
cưới theo nghi thức Phật giáo là các cặp đôi trao nhẫn cưới.
Nhẫn cưới sẽ được Hòa thượng trì chú, chúc phúc...
... và trao cho đôi trẻ cùng lời dặn dò họ hãy dẫn dắt đời sống lứa đôi trong tinh thần hòa kính, nhẫn nhịn lẫn nhau.
Cuối cùng, các cặp đôi đọc lời phát nguyện kết hôn, nguyện yêu thương nhau.
Những vị khách tham dự lễ cưới được trao tặng chuỗi tràng hạt - một biểu tượng của Phật giáo - làm quà may mắn đầu xuân.