Đồ "xịn" cho trẻ: Nhiễm độc tràn lan
Nhiều bà mẹ đang rất hoang mang, lo lắng khi những tên tuổi nổi tiếng về sản phẩm trẻ em liên tiếp có nghi vấn về chất độc...
Johnson&Johnson và những nghi án chất độc
Trong lĩnh vực sản phẩm chăm sóc trẻ em, Johnson&Johnson được coi là một trong những hãng hàng đầu thống lĩnh thị trường năng động này. Thế nhưng, trong mấy năm trở lại đây, hãng này liêp tiếp gặp rắc rối vì nghi vấn có chất độc trong sản phẩm.
Đầu năm nay, hãng Johnson&Johnson đã thu hồi trên khắp 9 bang nước Mỹ hơn 2.200 tuýp dầu thoa trẻ em Aveeno Baby Calming Comfort Lotion thuộc lô hàng 0161LK sản xuất tại Canada, sau khi phát hiện trong mẫu thử sản phẩm này có quá nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn được tìm thấy là tụ cầu khuẩn không có men coagulase. Vi khuẩn này xuất hiện nhiều trong tự nhiên, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương hoặc gây nhiễm trùng đường tiết niệu của trẻ. Đây là chủng vi khuẩn thường xuất hiện trên da và da đầu ở mức rất thấp, song lại khó điều trị nếu nhiễm trùng vì chúng là chủng đề kháng thuốc kháng sinh.
Mới đây, hãng Johnson&Johnson lại quyết định thu hồi 500 ngàn chai siro ho trẻ em trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, lí do thu hồi lần này hoàn toàn không liên quan đến chất lượng thuốc mà đơn giản chỉ để sửa đổi thiết kế.
Đầu tháng 11/2011, Tổ chức hoạt động y tế và môi trường The Campaign for Safe Cosmetics (CSC) của Mỹ cho biết, 2 hóa chất bị cấm trong các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cho người vẫn tồn tại trong sản phẩm Baby Shampoo của hãng Johnson & Johnson bán tại thị trường Mỹ và nhiều nước khác. Đó là chất bảo quản quaternium-15 có tác dụng giải phóng formaldehyde để diệt khuẩn trong các loại hóa mỹ phẩm. Nhưng formaldehyde đã bị Bộ Y tế Mỹ liệt vào danh sách các chất gây ung thư. Ngoài ra, chất này còn có thể gây kích ứng da, mắt và hệ hô hấp. Hóa chất thứ hai được tìm thấy trong sản phẩm Baby Shampoo là 1,4-dioxane, cũng nằm trong danh sách tác nhân gây ung thư.
Vào năm 2009, một công ty ở Mỹ đã công bố chất 1,4-dioxane được phát hiện trong dầu gội Johnson & Johnson. Thời điểm đó, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã kiểm nghiệm thành phần dầu gội Johnson's Baby và khẳng định sản phẩm này an toàn với người sử dụng; các sản phẩm của Johnson & Johnson chứa hàm lượng formaldehyde và 1,4-dioxane nằm trong giới hạn cho phép dùng trong mỹ phẩm và an toàn cho người sử dụng.
Nghi án sữa bẩn
Cuối năm 2011, nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Nhật Bản Meji đã xác nhận có chất phóng xạ cesium được phát hiện trong sữa Meiji "Step" dành cho trẻ em. Theo hãng Meiji, trong sản phẩm sữa bột sản xuất từ ngày 14 - 20/3/2011, đã phát hiện có 30,8 becquerel phóng xạ cesium/1kg sữa trong các sản phẩm Meiji "Step".
Hãng Meiji nói là sữa này "trong giới hạn an toàn" và "không gây bất cứ nguy cơ nào", tuy nhiên, hãng cũng "tự nguyện" thu hồi ngay lập tức 400.000 thùng sữa bột này.
Được biết, chất đồng vị phóng xạ cesium thường được chứa bên trong các thanh nhiên liệu, có thể bị hòa trộn vào trong khí quyển dưới dạng khí hoặc hạt bụi khi các thanh nhiên liệu bị hư hỏng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ em nếu ăn, uống phải các loại thực phẩm chứa chất phóng xạ, có thể bị tích tụ trong tuyến giáp và gây ra căn bệnh ung thư.
Sản phẩm sữa bột dành cho trẻ 12 tháng tuổi của Abbott.
Trước đó, vào tháng 9/2011, nhà sản xuất sữa Abbott Laboratories đã thu hồi khoảng 5 triệu hộp sữa bột hiệu Similac được bán ở Mỹ, Puerto Rico, Guam và một số quốc gia khác thuộc vùng biển Caribbe. Lý do thu hồi được hãng này giải thích là một số sản phẩm có thể bị nhiễm bẩn với một số loại côn trùng như bọ cánh cứng, ấu trùng. Những tạp chất này có thể khiến người sử dụng bị đau dạ dày hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Các sản phẩm Similac trong diện thu hồi được đựng trong hộp nhựa với nhiều kích cỡ khác nhau. Hãng Abbott chỉ thu hồi sữa dạng bột và khẳng định sản phẩm dạng lỏng vẫn an toàn. Những mẫu sữa nhiễm bẩn được phát hiện tại nhà máy Sturgis, bang Michigan, Mỹ.
Lo ngại bình sữa nhiễm độc
Thời gian trước, trên thế giới rộ lên nghi vấn bình sữa bằng nhựa có chất Bisphenol-A (gọi tắt là BPA) gây nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ.
Bisphenol-A (gọi tắt là BPA) được tổng hợp từ hai hóa chất phenol và acetone. Đây là loại hóa chất nhân tạo dùng để sản xuất nhựa PC (polycarbonate) và cũng là loại nhựa được dùng để sản xuất bình sữa.
Chất BPA làm cho hệ sinh dục và não của động vật sơ sinh phát triển bất thường. Chỉ cần một liều nhỏ BPA cũng có thể ảnh hưởng tương tự lên bào thai người và trẻ nhỏ, gây biến đổi nội tiết, thậm chí tác động đến sự hình thành và phát triển giới tính. Do vậy, Uỷ ban châu Âu đã ban hành lệnh cấm sử dụng hoá chất BPA trong các bình nhựa dành cho trẻ em từ tháng 3 năm 2011. Trung Quốc cũng bắt đầu cấm các sản phẩm bình sữa trẻ em được sản xuất từ nhựa có chứa chất BPA từ ngày 1/6/2011.
Theo các chuyên gia, tốt nhất là nên hạn chế việc sử dụng bình sữa cho trẻ. Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn. Nếu phải dùng bình sữa cho trẻ ăn ngoài thì nên chọn những loại bình sữa của các nhà sản xuất có uy tín, thương hiệu lớn. Bởi bình sữa bằng nhựa nếu không đảm bảo chất lượng thì nguy cơ lẫn tạp chất là rất lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các cơ quan quản lý nên xây dựng lộ trình để trong thời gian sớm nhất loại hẳn chất này trong quá trình sản xuất, không cho nhập khẩu các bình sữa có chứa BPA.
Trong lĩnh vực sản phẩm chăm sóc trẻ em, Johnson&Johnson được coi là một trong những hãng hàng đầu thống lĩnh thị trường năng động này. Thế nhưng, trong mấy năm trở lại đây, hãng này liêp tiếp gặp rắc rối vì nghi vấn có chất độc trong sản phẩm.
Đầu năm nay, hãng Johnson&Johnson đã thu hồi trên khắp 9 bang nước Mỹ hơn 2.200 tuýp dầu thoa trẻ em Aveeno Baby Calming Comfort Lotion thuộc lô hàng 0161LK sản xuất tại Canada, sau khi phát hiện trong mẫu thử sản phẩm này có quá nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn được tìm thấy là tụ cầu khuẩn không có men coagulase. Vi khuẩn này xuất hiện nhiều trong tự nhiên, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương hoặc gây nhiễm trùng đường tiết niệu của trẻ. Đây là chủng vi khuẩn thường xuất hiện trên da và da đầu ở mức rất thấp, song lại khó điều trị nếu nhiễm trùng vì chúng là chủng đề kháng thuốc kháng sinh.
Mới đây, hãng Johnson&Johnson lại quyết định thu hồi 500 ngàn chai siro ho trẻ em trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, lí do thu hồi lần này hoàn toàn không liên quan đến chất lượng thuốc mà đơn giản chỉ để sửa đổi thiết kế.
Đầu tháng 11/2011, Tổ chức hoạt động y tế và môi trường The Campaign for Safe Cosmetics (CSC) của Mỹ cho biết, 2 hóa chất bị cấm trong các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cho người vẫn tồn tại trong sản phẩm Baby Shampoo của hãng Johnson & Johnson bán tại thị trường Mỹ và nhiều nước khác. Đó là chất bảo quản quaternium-15 có tác dụng giải phóng formaldehyde để diệt khuẩn trong các loại hóa mỹ phẩm. Nhưng formaldehyde đã bị Bộ Y tế Mỹ liệt vào danh sách các chất gây ung thư. Ngoài ra, chất này còn có thể gây kích ứng da, mắt và hệ hô hấp. Hóa chất thứ hai được tìm thấy trong sản phẩm Baby Shampoo là 1,4-dioxane, cũng nằm trong danh sách tác nhân gây ung thư.
Dầu gội Johnson Baby Shampoo được bày bán trong các siêu thị ở Việt Nam. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Vào năm 2009, một công ty ở Mỹ đã công bố chất 1,4-dioxane được phát hiện trong dầu gội Johnson & Johnson. Thời điểm đó, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã kiểm nghiệm thành phần dầu gội Johnson's Baby và khẳng định sản phẩm này an toàn với người sử dụng; các sản phẩm của Johnson & Johnson chứa hàm lượng formaldehyde và 1,4-dioxane nằm trong giới hạn cho phép dùng trong mỹ phẩm và an toàn cho người sử dụng.
Nghi án sữa bẩn
Cuối năm 2011, nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Nhật Bản Meji đã xác nhận có chất phóng xạ cesium được phát hiện trong sữa Meiji "Step" dành cho trẻ em. Theo hãng Meiji, trong sản phẩm sữa bột sản xuất từ ngày 14 - 20/3/2011, đã phát hiện có 30,8 becquerel phóng xạ cesium/1kg sữa trong các sản phẩm Meiji "Step".
Hãng Meiji nói là sữa này "trong giới hạn an toàn" và "không gây bất cứ nguy cơ nào", tuy nhiên, hãng cũng "tự nguyện" thu hồi ngay lập tức 400.000 thùng sữa bột này.
Được biết, chất đồng vị phóng xạ cesium thường được chứa bên trong các thanh nhiên liệu, có thể bị hòa trộn vào trong khí quyển dưới dạng khí hoặc hạt bụi khi các thanh nhiên liệu bị hư hỏng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ em nếu ăn, uống phải các loại thực phẩm chứa chất phóng xạ, có thể bị tích tụ trong tuyến giáp và gây ra căn bệnh ung thư.
Sản phẩm sữa bột dành cho trẻ 12 tháng tuổi của Abbott.
Trước đó, vào tháng 9/2011, nhà sản xuất sữa Abbott Laboratories đã thu hồi khoảng 5 triệu hộp sữa bột hiệu Similac được bán ở Mỹ, Puerto Rico, Guam và một số quốc gia khác thuộc vùng biển Caribbe. Lý do thu hồi được hãng này giải thích là một số sản phẩm có thể bị nhiễm bẩn với một số loại côn trùng như bọ cánh cứng, ấu trùng. Những tạp chất này có thể khiến người sử dụng bị đau dạ dày hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Các sản phẩm Similac trong diện thu hồi được đựng trong hộp nhựa với nhiều kích cỡ khác nhau. Hãng Abbott chỉ thu hồi sữa dạng bột và khẳng định sản phẩm dạng lỏng vẫn an toàn. Những mẫu sữa nhiễm bẩn được phát hiện tại nhà máy Sturgis, bang Michigan, Mỹ.
Lo ngại bình sữa nhiễm độc
Thời gian trước, trên thế giới rộ lên nghi vấn bình sữa bằng nhựa có chất Bisphenol-A (gọi tắt là BPA) gây nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ.
Bisphenol-A (gọi tắt là BPA) được tổng hợp từ hai hóa chất phenol và acetone. Đây là loại hóa chất nhân tạo dùng để sản xuất nhựa PC (polycarbonate) và cũng là loại nhựa được dùng để sản xuất bình sữa.
Chất BPA làm cho hệ sinh dục và não của động vật sơ sinh phát triển bất thường. Chỉ cần một liều nhỏ BPA cũng có thể ảnh hưởng tương tự lên bào thai người và trẻ nhỏ, gây biến đổi nội tiết, thậm chí tác động đến sự hình thành và phát triển giới tính. Do vậy, Uỷ ban châu Âu đã ban hành lệnh cấm sử dụng hoá chất BPA trong các bình nhựa dành cho trẻ em từ tháng 3 năm 2011. Trung Quốc cũng bắt đầu cấm các sản phẩm bình sữa trẻ em được sản xuất từ nhựa có chứa chất BPA từ ngày 1/6/2011.
Theo các chuyên gia, tốt nhất là nên hạn chế việc sử dụng bình sữa cho trẻ. Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn. Nếu phải dùng bình sữa cho trẻ ăn ngoài thì nên chọn những loại bình sữa của các nhà sản xuất có uy tín, thương hiệu lớn. Bởi bình sữa bằng nhựa nếu không đảm bảo chất lượng thì nguy cơ lẫn tạp chất là rất lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các cơ quan quản lý nên xây dựng lộ trình để trong thời gian sớm nhất loại hẳn chất này trong quá trình sản xuất, không cho nhập khẩu các bình sữa có chứa BPA.