Đào Hồng Nhung - Người mẹ 2 con sáng làm văn phòng, tối làm CEO hai công ty, chia sẻ cuộc sống đầy bất ngờ khi làm dâu của mẹ chồng là Tiến sĩ Tâm lý

Hạ Phong; Ảnh: Andy Tran,
Chia sẻ

Là con gái Bắc, chị Nhung về làm dâu của một gia đình người Nam với mẹ chồng là Tiến sĩ Tâm lý, nhiều người cho rằng chị sẽ rất áp lực, nhưng sự thật lại khiến người ta không khỏi bất ngờ.

Vẫn như bao người phụ nữ khác, chị Đào Hồng Nhung có 8 tiếng làm một nhân viên văn phòng cho một cơ quan nhà nước, sau 8 tiếng ấy chị chia quỹ thời gian quán xuyến cơ ngơi riêng cùng chồng. Có một khách sạn nằm ở giữa trung tâm quận 1, ngồi một chiếc ghế giám đốc của một tập đoàn, vậy mà bà mẹ bỉm sữa 2 con này vẫn chu toàn gia đình, trở thành nàng dâu được mẹ chồng yêu chiều, mỗi lần xuất hiện lại mang một phong thái khác nhau chẳng có dấu hiệu gì từ chị cho thấy sự tất bật cả.

Và điều ấy càng khiến tôi tin rằng phụ nữ ngồi ở nơi cao nhất chưa chắc đã hạnh phúc nhất. Nhưng biết kiểm soát ngoại cảnh, hiểu rõ giá trị bản thân, khiêm nhường với những mục tiêu vật chất thì 90% sẽ hạnh phúc. 10% còn lại là tuỳ thuộc vào thái độ với cuộc đời.

Đào Hồng Nhung

CEO Weilaiya Vietnam

Học vị: Thạc sĩ thương mại Quốc tế trường Đại học Beihang (Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh)

Công việc: CEO Weilaiya Vietnam, CEO - Founder Diamond Rainbow Hotel, Nhân viên tại Công ty Tân Cảng Sài Gòn.

Đỗ Hồng Nhung - Người mẹ 2 con sáng làm văn phòng, tối làm CEO hai công ty, chia sẻ cuộc sống đầy bất ngờ khi được mẹ chồng là Tiến sĩ Tâm lý suốt ngày cưng chiều - Ảnh 1.

"NGÀY LÀM VĂN PHÒNG 8 TIẾNG, TỐI VỀ LÀM CHỦ KHÁCH SẠN KẾT HỢP KINH DOANH NHƯNG VẪN TỈNH VÀ KHỎE"

Em khá thắc mắc, lý do vì sao một người “không ưa” gò bó như chị lại có thể làm công việc văn phòng 8 tiếng/ngày suốt bao nhiêu năm nay? 

Mỗi người có một mục tiêu mà đúng không? Chị cũng không ngoại lệ. Hiện tại với chị, gia đình là đích đến, là tương lai, mọi thứ chị làm đều vì đấy cả. Chị chọn công việc nhà nước bởi nó có tính chất ổn định, đảm bảo cuộc sống duy trì. 

Muốn xây dựng nền tảng tốt đầu tiên chị cần phải duy trì một công việc tốt.

Đỗ Hồng Nhung - Người mẹ 2 con sáng làm văn phòng, tối làm CEO hai công ty, chia sẻ cuộc sống đầy bất ngờ khi được mẹ chồng là Tiến sĩ Tâm lý suốt ngày cưng chiều - Ảnh 2.

Giữa công việc kinh doanh và công việc văn phòng 8 tiếng mỗi ngày chị yêu thích công việc nào hơn? 

Chị không phân biệt công việc này với công việc khác. Đã là công việc thì mình đều có nhiệm vụ phải hoàn thành, nó mang lại thu nhập, cơ hội cho mình và làm tăng giá trị của mình.  

Mọi người thường chọn việc mình thích để làm thôi, những việc họ không thích dù họ có sở trường họ cũng chẳng làm. Riêng chị lại không khuyến khích lối suy nghĩ này vì nó là sự tự giới hạn bản thân. Chị nghĩ mỗi cá nhân chúng ta có thể làm được tất cả, nếu chúng ta luyện tập và học hỏi. Chúng ta làm nhiều, bỏ ra nhiều thì đương nhiên chúng ta sẽ nhận được nhiều.

Thế vào thực tế thì chị nghĩ mình sẽ có cơ hội phát triển ở công việc nào hơn? 

Chị chưa từng nghĩ quá nhiều về việc chị đang làm hiện tại, chị chỉ tìm cách tiến lên và tiến lên, làm theo những gì chị cho là tốt nhất, và để mọi thứ đến một cách tự nhiên. Khi em được sinh ra để làm điều gì đó, nó sẽ luôn tìm kiếm em, chị nghĩ khi chị có cơ hội một trong hai công việc này sẽ gợi mở cho chị và trở thành ưu thế của chị chứ không nhất thiết phải đưa ra lựa chọn. 

Đỗ Hồng Nhung - Người mẹ 2 con sáng làm văn phòng, tối làm CEO hai công ty, chia sẻ cuộc sống đầy bất ngờ khi được mẹ chồng là Tiến sĩ Tâm lý suốt ngày cưng chiều - Ảnh 3.

Chị Nhung vừa làm dâu, vừa làm vợ, vừa đi làm, vừa kinh doanh. Quỹ thời gian của chị được phân bổ như thế nào? 

Khi mình tham lam công việc đương nhiên quỹ thời gian của mình sẽ ít lại. May mắn là anh chị có sự hậu thuẫn của 2 bên gia đình. Khi 2 anh chị đi làm, ở nhà có ông bà lo, chị tranh thủ thời gian tối ở bên con. 

Thời điểm chưa có người giúp đỡ, ngoài giờ hành chính chị tư vấn, chốt đơn anh sẽ đi giao hàng. Dần dần khi chị quen với guồng công việc, thay vì tư vấn cho nhiều người chỉ sẽ tư vấn cho duy nhất 1 người rồi những người đó sẽ đi tư vấn lại. Công việc cuối cùng mà chị làm đó là quản lý con người. Hiện tại, việc kinh doanh chị có ekip hỗ trợ và nó đã theo một quy trình nhất định. 

Còn việc gia đình, may mắn chị có bố mẹ 2 bên hậu thuẫn, ngoài giờ làm chị vẫn chơi với con. Và chị cũng tìm cách chia sẻ công việc với chồng, có chồng đồng hành nên mọi thứ rất dễ sắp xếp và tính toán em ạ! 

"KHI RỜI KHỎI NHÀ TA ÔM TƯƠNG LAI Ở TRƯỚC NGỰC NHƯNG KHI TRỞ VỀ, HÃY ĐẶT NÓ Ở LẠI PHÍA SAU" 

Chị hãy nói một chút về gia đình nhỏ của chị nhé. Về người chồng và về cả hai em bé của chị! 

Anh chị xem con cái là tài sản, gia đình là mục tiêu. Làm gì ở ngoài không cần biết nhưng đó là 2 yếu tố phải được ưu tiên. 

Đỗ Hồng Nhung - Người mẹ 2 con sáng làm văn phòng, tối làm CEO hai công ty, chia sẻ cuộc sống đầy bất ngờ khi được mẹ chồng là Tiến sĩ Tâm lý suốt ngày cưng chiều - Ảnh 4.

Gia đình phải là nơi để mình tái tạo năng lượng, bằng sự quan tâm, bằng tình yêu thương, sự thông cảm và tiếng cười. Chị không nghĩ có sẽ có một thứ điều gì đó thay thế gia đình hiện tại. Về nhà, bão sẽ dừng lại ở ngay cánh cửa. Dù rằng mình có thể vui cười hớn hở với một số tiền lớn, có cơ hội với một đời sống vật chất phong phú và nhiều sự lựa chọn hơn nhưng với chị những thứ ấy chỉ đúng đắn khi ta ở bên ngoài. Còn ở nhà, sự ủng hộ, yêu thương lẫn nhau mới là điều tất yếu làm nên tố chất con người mình. 

Chị nhớ một câu như thế này: "Khi rời khỏi nhà, ta có thể ôm tương lai trước ngực, nhưng khi trở về nhà, hãy đặt nó ở lại phía sau".

 Anh chị cũng có thói quen 15 phút, một thói quen bắt buộc ngày nào cả hai cũng phải thực hiện.

"Trong một ngày bất kể ngày đó xảy ra chuyện gì, như thế nào, hai vợ chồng đều dành 15 phút cho nhau", chị Nhung kể.

Thói quen 15 phút ạ? Nó như thế nào chị nhỉ? 

Vợ chồng chị có một thói quen đó là thói quen 15 phút, không có thói quen này có lẽ giữa chị và chồng sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề. Trong một ngày bất kể ngày đó xảy ra chuyện gì, như thế nào, hai vợ chồng đều dành 15 phút cho nhau. Không cần nhiều, 15 phút thôi. Bọn chị nói với nhau những câu chuyện dài, ngắn. Có khi đó chỉ là một vài câu qua lại kể về ngày hôm ấy. Chị nhớ đôi lúc vì hợp chuyện, cả hai vợ chồng nói đến tận 4 giờ sáng mới chịu đi ngủ. 

Các anh chồng chị biết thường rất kiệm lời, không thích nói nhiều nhưng vai trò là một người vợ, một người bạn đời của chồng mình, chị sẽ chủ động kể. Cả hai cùng chủ động, hoặc phải có một người chủ động. 

Ngoài ra, một quy tắc khác để giữ lửa hôn nhân mà theo chị nó đúng với tất cả các cặp vợ chồng. Đó là người vợ đừng quá tham việc và ôm đồm mọi thứ hết về mình. 

Người chồng dù thích mẫu phụ nữ mạnh mẽ như thế nào cũng chẳng thích bị đoạt hết chức năng, nhiệm vụ. Mình có thể có khả năng nhấc nổi một thùng nước lọc nhưng hãy mở lời nhờ chồng, để người chồng nhận biết được sự cần thiết của mình. 

Chị cho rằng chất lượng đời sống vợ chồng sinh ra không phải do người vợ cố gắng kiểm soát ngoại cảnh, mà là nhờ sự khiêm nhường và biết phối hợp với chồng làm nên những giá trị cuộc đời.

 "MẸ CHỒNG MỖI SÁNG ÉP NƯỚC ÉP CẦN TÂY, CHUẨN BỊ CƠM CHO CHỊ MANG ĐI LÀM MỖI NGÀY"

Bây giờ thì hãy chia sẻ cảm nhận của một cô gái Bắc về làm dâu ở Sài Gòn nhé. Theo chị thì điều gì thú vị nhất? 

*Cười*. Chị nhớ thời điểm bọn chị lấy nhau và chị về làm dâu. Lúc ấy bộ phim về Mẹ chồng nàng dâu của VTV rất nổi tiếng. Chị cứ nhớ mãi, lo lắng, bồn chồn, lạ lẫm nữa. Chẳng biết làm gì đầu tiên nên trước hôm về chị đã hỏi thẳng mẹ chồng: “Mẹ ơi, mai con phải dậy mấy giờ?”. 

Lúc ấy mẹ chồng chị bảo: “Con cứ ngủ đến 8h 9h rồi dậy". Vì chị cứ xem phim thấy cảnh con dâu phải dậy thật sớm để lo lắng cho gia đình chồng, chị trả lời rất vô tư: “Ơ con tưởng con dậy sớm pha trà rót nước, nấu ăn chứ ạ?”. Mẹ chồng chị bảo: “Không không con ơi nhà mình không như thế!”. 

Con dâu của Tiến sĩ trường Đại học Sài Gòn chia sẻ cuộc sống được mẹ chồng cưng chiều, pha nước ép, nấu cơm cho mang đi làm mang đi làm mỗi ngày, đặc biệt còn được thường tặng đồ hiệu mỗi khi buồn!  - Ảnh 5.

Chị Nhung được mẹ chồng pha nước ép, nấu cơm cho mang đi làm mỗi ngày.

Trước đó, giữa bác và chị có thời gian tìm hiểu nhau không? Có áp lực gì khi về làm dâu với một người mẹ chồng có học vị là tiến sĩ không chị nhỉ? 

Trước ngày cưới mẹ chồng và chị đã có thời gian riêng. Mẹ cũng bảo luôn: “Con với chồng sinh ra trong 2 hoàn cảnh khác, 2 nền giáo dục khác, nên mẹ không bắt con phải phù hợp. Mọi người sẽ cần có thời gian để quen, ăn khớp và hiểu nhau. Con đừng lo lắng”.

Chị nhớ mãi câu mà mẹ chồng đã hỏi chị: “Con đã sẵn sàng để tiếp nhận chưa?” 

Mọi người thường yêu mù quáng, ai cũng có tư tưởng thay đổi nhưng thật sự khi yêu là một chuyện lấy lại là một chuyện khác, mẹ là người phân tích cho chị hiểu điều ấy ngay từ ban đầu.  

Giữa chị và mẹ chồng chị có một sự gắn kết ngoài sức tưởng tượng. Từ bố chồng, mẹ chồng, dì chồng, em chồng, anh chồng, chị chồng, cháu chồng đều rất tốt với chị. Sau khi kết hôn vợ chồng chị ở riêng vì muốn có không gian riêng. Cuối tuần chị và chồng thường về thăm nhà nhưng từ khi chị sinh 2 bé thì cả hai vợ chồng về hẳn bên nhà chồng sống.

Đỗ Hồng Nhung - Người mẹ 2 con sáng làm văn phòng, tối làm CEO hai công ty, chia sẻ cuộc sống đầy bất ngờ khi làm dâu của mẹ chồng là Tiến sĩ Tâm lý - Ảnh 8.

Mẹ chồng thường tặng túi hiệu đắt tiền cho chị Nhung.

Đỗ Hồng Nhung - Người mẹ 2 con sáng làm văn phòng, tối làm CEO hai công ty, chia sẻ cuộc sống đầy bất ngờ khi làm dâu của mẹ chồng là Tiến sĩ Tâm lý - Ảnh 9.

"Mẹ chồng nấu ăn rất ngon nên 5 năm làm dâu chị chỉ loanh quanh phụ hành tỏi, rửa chén. Cuối tuần mẹ sẽ hỏi cả nhà muốn ăn gì, mẹ sẽ nấu theo yêu cầu của mỗi thành viên trong gia đình", chị Nhung kể về mẹ chồng của mình.

Nói ra sợ mọi người cười nhưng hiện tại sau khi đi làm trở lại thì sáng nào mẹ cũng ép nước cần tây và làm cơm cho chị mang đi làm. 

Mẹ chồng nấu ăn rất ngon nên 5 năm làm dâu chị chỉ loanh quanh phụ hành tỏi, rửa chén. Cuối tuần mẹ sẽ hỏi cả nhà muốn ăn gì, mẹ sẽ nấu theo yêu cầu của mỗi thành viên trong gia đình. Không những vậy khi chị và chồng có vấn đề, cãi nhau thì gia đình chồng luôn đứng về phe chị. 

 Mẹ cũng tặng chị rất nhiều đồ hiệu, cứ hễ có dịp lại ngỏ lời rủ chị đi mua sắm và mẹ cũng là người thanh toán tất cả. 

Con dâu của Tiến sĩ trường Đại học Sài Gòn chia sẻ cuộc sống được mẹ chồng cưng chiều, pha nước ép, nấu cơm cho mang đi làm mang đi làm mỗi ngày, đặc biệt còn được thường tặng đồ hiệu mỗi khi buồn!  - Ảnh 7.

Chị Nhung được gia đình chồng hết mực yêu thương.

Đó hẳn là một sự gắn kết rất đáng ngưỡng mộ. Vậy từ khi làm dâu, chị đã học được điều gì từ mẹ chồng? 

Mẹ là Tiến sĩ giáo dục học của trường Đại học Sài Gòn nên việc truyền tải nội dung gần như dễ hiểu và chắc nịch hơn bao giờ hết. Những gì mẹ nói luôn ngắn gọn, nhưng súc tích, sâu xa. Hơn hết, mẹ tạo cho chị cảm giác mình thật sự là con ruột của mẹ, mẹ luôn bình tĩnh khi giải quyết mọi vấn đề. 

Chị nhớ ngày ba ruột mất, lúc ấy chị cảm thấy cuộc sống chông chênh vì mất đi chỗ dựa tinh thần, cảm giác mình cô đơn, lạc lõng kinh khủng. Sau khi tang lễ, chị trở về lại Sài Gòn, chị vào phòng chào mẹ, chẳng hiểu sao cứ kể rồi khóc như mưa, cảm xúc lúc ấy như vỡ oà vậy. Mẹ nói với chị mẹ sẽ cố gắng yêu thương và quan tâm chị nhiều hơn nữa để chị luôn cảm thấy an toàn và ấm áp trong vòng tay của gia đình. Giây phút đó chị thực sự thấy mình quá may mắn vì được làm con dâu của mẹ. 

Cám ơn chị Nhung đã dành thời gian chia sẻ câu chuyện của mình. Chúc chị sẽ thật thành công trong tương lai.

Đỗ Hồng Nhung - Người mẹ 2 con sáng làm văn phòng, tối làm CEO hai công ty, chia sẻ cuộc sống đầy bất ngờ khi làm dâu của mẹ chồng là Tiến sĩ Tâm lý - Ảnh 11.

 

Chia sẻ