Điều trị vô sinh hiệu quả

,
Chia sẻ

Điều trị vô sinh, khó khăn và mất thời gian nhất là tìm ra được nguyên nhân. Tuy nhiên, không phải đôi vợ chồng hiếm muộn nào cũng ý thức được điều đó.

 Nhiều cặp bỏ thời gian, tiền của để chạy thầy chạy thuốc, nhưng việc quan trọng nhất là đến cơ sở y tế chuyên khoa xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn thì lại không làm

Theo bác sĩ Vũ Minh Ngọc – khoa Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nhiều trường hợp hiếm muộn (khoảng 30%) khi đến khám tại bệnh viện, sau khi xác định nguyên nhân mới biết rằng việc điều trị vô sinh của mình không hề khó khăn, tốn kém, có khi chỉ đơn giản là điều trị hết các bệnh viêm nhiễm ở người phụ nữ hay được hướng dẫn cách thụ thai tự nhiên đúng thời điểm... là có kết quả

Hai năm đầu sau khi kết hôn, chị L. (Long Biên – Hà Nội) chưa cảm thấy sốt ruột lắm vì lúc đó anh K. phải làm việc xa, cuối tuần mới về nhà, ông bà nội ngoại lại ở quê, nên nếu sinh con, chị L. sẽ rất vất vả. Phải đến khi anh K. được chuyển về làm việc tại Hà Nội thì chị L. mới thực sự bị hai chữ “vô sinh” ám ảnh.

Có một điều đặc biệt là một năm, chị L. chỉ “thấy tháng” khoảng 3 – 4 lần. Theo lời giới thiệu của người chị họ, chị L. tìm đến một bà lang ở Hà Nam. Sau sáu tháng “theo” bà lang này, mặc dù vòng kinh của chị L. đã khá đều nhưng chị vẫn chưa mang thai.

Lúc này, chị L. mới quyết định tìm đến bệnh viện phụ sản Hà Nội và được chẩn đoán bị viêm âm đạo, lộ tuyến cổ tử cung. Quá trình điều trị của chị L. cũng khá vất vả vì chị bị “lộ tuyến” nên hay bị viêm nhiễm tái đi tái lại. Nhưng cuối cùng, sau gần bốn năm chờ đợi, chị L. đã mang thai đứa con đầu lòng.

Chị T. (Mai Động – Hà Nội) cũng là một trường hợp đã điều trị thành công vô sinh tại bệnh viện phụ sản Hà Nội chỉ nhờ được tư vấn cách thụ thai tự nhiên, đúng thời điểm. Sau khi kết hôn, anh Th. – chồng chị – đi học ở nước ngoài bốn năm. Mỗi năm, anh về nước hai lần, nhưng mỗi lần chỉ khoảng 10 ngày đến hai tuần. Mỗi lần anh chị gần nhau, họ đều cố gắng để có em bé nhưng không thành công.

Cho rằng có thể nguyên nhân vô sinh là từ phía một trong hai vợ chồng nên anh chị đến bệnh viện làm xét nghiệm, nhưng kết quả cho thấy cả hai người hoàn toàn không có bất thường gì.

Tới năm thứ ba, quá sốt ruột nên chị Thu đã nghĩ đến chuyện thụ tinh trong ống nghiệm và tìm đến khoa hỗ trợ sinh sản để nhờ tư vấn. Tại đây, chị mới biết rằng với lịch sinh hoạt như của anh chị thì khả năng khó thụ thai là điều hoàn toàn dễ hiểu. Theo lời tư vấn của bác sĩ, chị Thu quyết định nghỉ làm sáu tháng để được ở cạnh chồng. Và rồi, chị đã trở về nhà với… một em bé hai tháng trong bụng.

TS Nguyễn Huy Bạo – giám đốc bệnh viện phụ sản Hà Nội cho rằng khó khăn nhất và mất nhiều thời gian nhất trong điều trị vô sinh là tìm ra được nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Khi đã xác định được nguyên nhân, cần điều trị càng sớm càng tốt thì khả năng thành công sẽ càng cao.

Chẳng hạn nếu người phụ nữ bị viêm nhiễm gây dính vòi tử cung thì sẽ được điều trị hết viêm nhiễm, bơm hơi để thông chỗ dính, tắc; hoặc bơm trực tiếp tinh trùng vào buồng tử cung.

Thông thường, chỉ cần đến phòng khám vô sinh ba lần là đã có thể biết nguyên nhân và hướng điều trị của mình. Tuy nhiên, điều này không phải cặp vợ chồng hiếm muộn nào cũng ý thức được.

Theo nghiên cứu, sau mỗi lần giao hợp, chỉ 1% tinh trùng có thể chui lên vòi tử cung và thụ tinh với trứng. Sau mỗi chu kỳ giao hợp tự nhiên, chỉ có 8% trường hợp thụ thai thành công; sau ba tháng, tỷ lệ này là 30%; sau sáu tháng: 70%. Chính vì vậy, mỗi cặp vợ chồng sau một năm kết hôn, có quan hệ đều đặn, không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà người vợ không thụ thai thì được coi là vô sinh.

Lệ Hà
SGTT

Nguyên nhân gây vô sinh được chia đều cho cả hai giới

30% do nữ, 30% do nam, 20% do cả hai vợ chồng và khoảng 20% trường hợp vô sinh không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, khi nguyên nhân vô sinh thuộc về nam giới thì việc xác định rõ nguyên nhân lại càng khó khăn vì thuyết phục được người chồng đến bệnh viện khám vô sinh không phải là điều đơn giản. Không ít trường hợp, để tìm ra nguyên nhân gây vô sinh chỉ mất vài ngày, nhưng quá trình đấu tranh tư tưởng để người đàn ông quyết định đến bệnh viện điều trị vô sinh cùng với vợ có khi kéo dài hàng chục năm.
 
TS Lê Vương Văn Vệ – giám đốc trung tâm Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết, có trường hợp người chồng hoàn toàn không có tinh trùng trong tinh dịch do bị tắc đường dẫn tinh. Thế nhưng phải sau hơn 10 năm kết hôn, sau khi người vợ đã chạy chữa cả trong Nam ngoài Bắc không có kết quả, người chồng mới chịu đến bệnh viện làm xét nghiệm. Trong trường hợp này, các bác sĩ đã tiến hành chọc hút tinh trùng từ mào tinh của người chồng rồi bơm trực tiếp vào tử cung của
Chia sẻ