Điều trị thành công ca viêm phổi nặng vì cúm A/H1N1
Đến tận ngày thứ 5 mới xác định được do virus H1N1, 2 lá phổi ngày càng tổn thương nặng, không đáp ứng được với Tamiflu nhưng bé T.N.T.T (13 tuổi) vẫn chơi đùa, không cần dùng máy trợ thợ.
BS Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2 cho biết, bệnh nhân T.N.T.T, 13 tuổi, ngụ Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp, nhập viện ngày 5/9 tại Khoa Nội tổng hợp, trong tình trạng vẫn tỉnh táo nhưng sốt cao gần 40oC, đau bụng và ói.
Xét nghiệm thấy bạch cầu, tiểu cầu đều giảm, các BS chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm siêu vi và nghi ngờ bị sốt xuất huyết. Nhưng sau 2 ngày nằm viện, bệnh nhân ngày càng ho nhiều hơn lúc mới vào.
Ngày 8/9, chụp phổi cho thấy cả 2 phổi đều đã bị viêm nặng, lan tỏa cả 2 phế trường. Các ngày tiếp theo, tình trạng phổi ngày càng tổn thương nhiều hơn, lúc này mới có biểu hiện thở khó.
Nghi ngờ bệnh nhân T. bị cúm, ngày 10/9, bé T. được chuyển qua điều trị Tamiflu và cách ly tại khoa Nhiễm trong khi chờ kết quả xét nghiệm PCR, đồng thời được cho thở áp lực dương liên tục qua mũi. Đến ngày 11/9 bệnh nhân được xác định đã bị nhiễm virus cúm A/H1N1.
Đến ngày 14/9, phác đồ điều trị với Tamiflu không giúp tình hình bệnh thuyên giảm, phối tiếp tục bị tổn thương, các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng thuốc Relenza.
Sau 1 ngày dùng thuốc theo phương thức mới, bệnh nhân đã hạ sốt, hơi thở trở lại bình thường, tự đi lại, vệ sinh cũng như tự ăn uống. Tái xét nghiệm PCR âm tính, chụp phim cho thấy cả 2 lá phổi đã trở lại bình thường. Bệnh nhân sẽ được xuất viện vào vài ngày tới.
Theo BS Đỗ Châu Việt, đây là một ca cúm khá đặc biệt, không có tiếp xúc với gia cầm bệnh hay người nhiễm cúm nào cả. Bệnh nhân bị viêm cả 2 phổi rất nặng nhưng vẫn chơi, đi đứng bình thường, lại không cần dùng tới máy trợ thở. Không đáp ứng với Tamiflu nhưng khi phối hợp dùng kèm thêm Relenza thì có đáp ứng tốt chỉ sau 1 ngày.
Xét nghiệm thấy bạch cầu, tiểu cầu đều giảm, các BS chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm siêu vi và nghi ngờ bị sốt xuất huyết. Nhưng sau 2 ngày nằm viện, bệnh nhân ngày càng ho nhiều hơn lúc mới vào.
Ngày 8/9, chụp phổi cho thấy cả 2 phổi đều đã bị viêm nặng, lan tỏa cả 2 phế trường. Các ngày tiếp theo, tình trạng phổi ngày càng tổn thương nhiều hơn, lúc này mới có biểu hiện thở khó.
Bé T tại phòng cách ly trong những ngày tình trạng viêm phổi ngày càng nặng
Nghi ngờ bệnh nhân T. bị cúm, ngày 10/9, bé T. được chuyển qua điều trị Tamiflu và cách ly tại khoa Nhiễm trong khi chờ kết quả xét nghiệm PCR, đồng thời được cho thở áp lực dương liên tục qua mũi. Đến ngày 11/9 bệnh nhân được xác định đã bị nhiễm virus cúm A/H1N1.
Đến ngày 14/9, phác đồ điều trị với Tamiflu không giúp tình hình bệnh thuyên giảm, phối tiếp tục bị tổn thương, các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng thuốc Relenza.
Sau 1 ngày dùng thuốc theo phương thức mới, bệnh nhân đã hạ sốt, hơi thở trở lại bình thường, tự đi lại, vệ sinh cũng như tự ăn uống. Tái xét nghiệm PCR âm tính, chụp phim cho thấy cả 2 lá phổi đã trở lại bình thường. Bệnh nhân sẽ được xuất viện vào vài ngày tới.
Bé T. ngày 14/9, một ngày sau khi được điều trị theo phương pháp mới
Theo BS Đỗ Châu Việt, đây là một ca cúm khá đặc biệt, không có tiếp xúc với gia cầm bệnh hay người nhiễm cúm nào cả. Bệnh nhân bị viêm cả 2 phổi rất nặng nhưng vẫn chơi, đi đứng bình thường, lại không cần dùng tới máy trợ thở. Không đáp ứng với Tamiflu nhưng khi phối hợp dùng kèm thêm Relenza thì có đáp ứng tốt chỉ sau 1 ngày.
Kon Tum: Phát hiện ca đầu tiên nhiễm cúm A/H1N1
Ngày 17/9, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Kon Tum, bác sỹ Nguyễn Đình Tý
cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa mới phát hiện ca đầu tiên nhiễm cúm A
H1N1. Bệnh nhân là em T.Q.N. (12 tuổi) bị sốt cao, ho liên tục sau khi
đi chơi cùng gia đình ở Nha Trang. Gia đình đã đưa em Ngh. đến Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum, kết quả xét nghiệm tại Viện Vệ sinh
dịch tễ Tây Nguyên là dương tính với H1N1. Đây là ca nhiễm cúm A H1N1
đầu tiên ở tỉnh cực Bắc Tây Nguyên này |
Theo Ngọc Thanh - Đại Hòa
Dân trí