Điều trị như thế nào khi vành môi khô và ngứa?
Chàm môi là tình trạng môi bị viêm do tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng trên.
Tôi 40 tuổi, sức khỏe từ trước đến nay tốt, nhưng gần một tháng nay trên vành môi của tôi rất ngứa và khô, trong miệng thì lúc nào cũng như “vừa ăn chuối chát xong”, lưỡi giống bị nhiệt nhưng soi gương thì không thấy giộp chỗ nào cả, cảm giác rất khó chịu.
Vừa rồi, tôi có đi khám khoa da liễu, bác sĩ nói môi tôi bị chàm, đã dùng thuốc hơn 10 ngày nhưng không thấy kết quả, những triệu chứng tôi vừa kể trên có liên quan gì với nhau không? Mong được bác sĩ tư vấn. (Một bạn đọc)
Vừa rồi, tôi có đi khám khoa da liễu, bác sĩ nói môi tôi bị chàm, đã dùng thuốc hơn 10 ngày nhưng không thấy kết quả, những triệu chứng tôi vừa kể trên có liên quan gì với nhau không? Mong được bác sĩ tư vấn. (Một bạn đọc)
- Trả lời:
Vành môi được bao phủ bởi lớp bán niêm mạc chứ không phải da, nên đây là vùng mỏng manh nhất.
Vì môi là vùng tiếp giáp giữa môi trường bên trong và ngoài cơ thể, do vậy phải chống đỡ cả “thù trong lẫn giặc ngoài” như ánh nắng, nhiệt, các hóa chất mỹ phẩm, các vi trùng, vi nấm trên da hay các tác động bên trong cơ thể như: vi trùng, vi nấm từ khoang miệng, nước bọt ...
Chàm môi là tình trạng môi bị viêm do tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng trên. Vì vậy ngoài việc uống thuốc, bạn cần lưu ý:
- Tránh các tác nhân gây kích ứng trên như tránh nắng.
- Không liếm môi.
- Không dùng son môi hoặc dùng son có chất chống nắng và dưỡng môi hoặc Vaseline để làm môi không bị khô.
- Điều trị kháng sinh hoặc thuốc chống nấm tùy nguyên nhân.
Song song đó, bạn cần giữ vệ sinh răng miệng, ăn thêm rau quả, bổ sung: kẽm (25,50mg mỗi ngày và vitamine nhóm B (niacin, Riboflavin...), Vitamin C và E.
Ngoài ra, các tác nhân trên cũng có thể gây viêm lưỡi. Miệng bị chát và cảm giác nhiệt có thể do viêm lưỡi.
Đau lưỡi nhưng khám không thấy viêm, có thể là do rối loạn khi mãn kinh hoặc giai đoạn đầu của bệnh nấm miệng, khô miệng, thiếu máu, tiểu đường, thiếu dinh dưỡng, hội chứng kém hấp thu ...
Vì vậy, tốt nhất bạn phải làm thêm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân, nên đến Bệnh viện Da liễu hoặc các phòng khám có chuyên khoa da liễu để được khám, theo dõi và điều trị.
Vành môi được bao phủ bởi lớp bán niêm mạc chứ không phải da, nên đây là vùng mỏng manh nhất.
Vì môi là vùng tiếp giáp giữa môi trường bên trong và ngoài cơ thể, do vậy phải chống đỡ cả “thù trong lẫn giặc ngoài” như ánh nắng, nhiệt, các hóa chất mỹ phẩm, các vi trùng, vi nấm trên da hay các tác động bên trong cơ thể như: vi trùng, vi nấm từ khoang miệng, nước bọt ...
Chàm môi là tình trạng môi bị viêm do tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng trên. Vì vậy ngoài việc uống thuốc, bạn cần lưu ý:
- Tránh các tác nhân gây kích ứng trên như tránh nắng.
- Không liếm môi.
- Không dùng son môi hoặc dùng son có chất chống nắng và dưỡng môi hoặc Vaseline để làm môi không bị khô.
- Điều trị kháng sinh hoặc thuốc chống nấm tùy nguyên nhân.
Song song đó, bạn cần giữ vệ sinh răng miệng, ăn thêm rau quả, bổ sung: kẽm (25,50mg mỗi ngày và vitamine nhóm B (niacin, Riboflavin...), Vitamin C và E.
Ngoài ra, các tác nhân trên cũng có thể gây viêm lưỡi. Miệng bị chát và cảm giác nhiệt có thể do viêm lưỡi.
Đau lưỡi nhưng khám không thấy viêm, có thể là do rối loạn khi mãn kinh hoặc giai đoạn đầu của bệnh nấm miệng, khô miệng, thiếu máu, tiểu đường, thiếu dinh dưỡng, hội chứng kém hấp thu ...
Vì vậy, tốt nhất bạn phải làm thêm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân, nên đến Bệnh viện Da liễu hoặc các phòng khám có chuyên khoa da liễu để được khám, theo dõi và điều trị.
BS. Nguyễn Thị Hoàng Mai
Theo Phụ nữ Online
Theo Phụ nữ Online