Điều chưa biết về nữ đại gia 8X sở hữu "lâu đài" châu Âu đẹp nhất Sài Gòn
Chủ nhân của tòa lâu đài châu Âu đẹp nhất Sài Gòn là bà Mã Đào Ngọc Bích - nữ doanh nhân nổi tiếng trong giới kinh doanh thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp. Ít ai biết rằng hơn mười năm trước, nữ đại gia Sóc Trăng của ngày hôm nay chỉ là một cô gái nghèo lên Sài Gòn học việc.
Chủ nhân của nó là Mã Đào Ngọc Bích - nữ doanh nhân nổi tiếng trong giới kinh doanh thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp. Tuy nhiên, ít ai biết rằng hơn mười năm trước, bà chủ của chuỗi trung tâm nổi tiếng kia chỉ là một cô gái nghèo lên Sài Gòn học việc.
Sinh ra ở một vùng quê nghèo xứ miệt vườn sông nước, khi vừa lên 2 tuổi, Ngọc Bích đã phải chịu cảnh thiệt thòi khi bố mẹ chị chia tay và gia đình phải sống trong những ngày tháng khó khăn.
Đại gia Mã Đào Ngọc Bích.
Cô gái trẻ không bằng cấp, tiền bạc, từ chốn miệt vườn quyết dấn thân chốn Sài Thành hoa lệ nhưng đầy cạm bẫy, chỉ với một ý nghĩ duy nhất: Không thành công, không trở về quê hương. Cô nung nấu một con đường rất riêng, đó là sẽ làm bất cứ nghề gì, miễn là phải thực sự đam mê, thực sự thấy yêu thích.
Cơ duyên đã mang đến với nghề làm đẹp. Ban đầu chị xin làm phụ cắt tóc và gội đầu trong một tiệm tóc của người quen, nhưng không lâu sau, chị nhận đây không phải sở thích của mình nên nghỉ.
Một lần tình cờ quan sát bàn tay mềm mại, khéo léo của những nhân viên trong một tiệm chăm sóc sắc đẹp, trong chị bỗng cháy lên một khát vọng, ước ao mình được trở thành một người làm đẹp cho đời như thế. Nghĩ là làm, chị quyết định sẽ theo học nghề này, dù học phí là cả một gia tài lớn với Ngọc Bích lúc đó.
Quyết định chuyển hướng của Ngọc Bích nhận được sự ủng hộ của mẹ. Thương và chiều con gái, mẹ chị quyết tâm dồn hết tiền của tích góp được, cho Ngọc Bích học nghề. Vậy là chị quyết đăng ký học nghề thẩm mỹ ở một trường của Úc chuyên về trang điểm, phun xăm, điều trị da. Thế nhưng, dù phải chi trả học phí cao, nhưng chị chỉ được học và thực hành những động tác chăm sóc da cơ bản. Người dạy nghề nhất định không truyền kinh nghiệm vì sợ mất bí quyết nhà nghề.
Tốn thời gian mà không được việc, Ngọc Bích cay đắng bỏ ngang, xin vào làm trong một thẩm mỹ viện ở Singapore nhưng bị từ chối thẳng thừng vì tay nghề kém cỏi. Nỗi thất vọng chán chường, nhưng chị vẫn xin ở lại đây làm việc học nghề, không cần trả lương với quyết tâm tự học trong quá trình làm việc. Nguyện vọng đó của chị được chủ cơ sở chấp nhận.
Đối với nữ doanh nhân Mã Đào Ngọc Bích, đó chính là quãng thời gian rất đáng nhớ của chị, nơi chị có thể làm được nhiều thứ nhất và cũng phải chịu đựng cường độ làm việc kinh khủng nhất. Để được học nghề, suốt ngày chị phải làm việc miệt mài, thậm chí không có thời gian ra ngoài. Nhiều khi đói lả, nhưng khách đông, chị quên ăn, nhịn uống để đáp ứng yêu cầu của khách, đến mức có lúc tưởng xỉu đi vì đói. Mấy căn bệnh về dạ dày, cột sống cũng đến với chị vào thời điểm này vì cường độ lao động, sinh hoạt thiếu điều độ, khoa học. Bù lại, chị học được rất nhiều từ bà chủ và đồng nghiệp, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho tương lai.
Tòa lâu đài 15 tỷ của bà Bích được xem là một công trình kiến trúc kiểu châu Âu ấn tượng và hiện đại ở Sài Gòn.
Đi làm cũng vì mưu sinh và phụ giúp gia đình nhưng mình không được trả công xứng đáng mà thay bằng sự bóc lột sức lao động thì không thể gắn bó được lâu dài. Qua nhiều nơi làm việc, Ngọc Bích đều bị chèn ép như vậy. Thế nên sau hơn 10 năm đi làm công, đến năm 2007, khi bước vào tuổi 29, từ những kinh nghiệm mình đúc kết và hiểu được tâm lý, nguyện vọng, sở thích của khách hàng cùng với mong muốn của bản thân, Ngọc Bích quyết định mở công ty riêng.
Giai đoạn đầu rất khó khăn vì vốn ít, Ngọc Bích phải xoay sở rất nhiều từ người thân, bạn bè và nghĩ mình phải làm điều gì đó khác biệt mới có thể tồn tại và trụ vững được. Và Ngọc Bích đã tạo ra được sự khác biệt về lối thiết kế mang tính thẩm mỹ cao, về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, trang thiết bị hiện đại và cách chăm sóc khách hàng.
Tưởng như cánh cửa thành công đã mở ra với chị nhưng bên cạnh đó chị phải đối mặt với những khó khăn bởi sự cạnh tranh khốc liệt của ngành. Người ta gửi nhân viên đến, vờ như người xin việc để học lỏm bí kíp, dùng mức lương cao để lôi kéo những nhân viên chị đã mất nhiều công dìu dắt... Những khó khăn đó dồn dập kéo đến trong giai đoạn đầu khiến có lúc chị thấy hoàn toàn tuyệt vọng, muốn buông xuôi tất cả.
Nhân viên bỏ đi, chị tìm nhân viên mới và rút kinh nghiệm chỉ tuyển những người cùng quê, thật sự cần công ăn việc làm để giúp đỡ họ. Đồng thời chị chỉ dạy họ hết lòng, kể cả những bí quyết nghề nghiệp, cư xử với họ như những đứa em, những người thân trong gia đình. Nhờ vậy mà những nhân viên sau này đều muốn gắn bó lâu dài cùng chị. Nhiều người còn rất biết ơn chị vì tạo cho họ một công việc triển vọng, một nơi làm việc như ngôi nhà thứ hai. Nhờ vậy mà khó khăn về nhân sự được Ngọc Bích dần khắc phục.