Điểm mặt các loại rau có nguy cơ nhiễm độc

Theo VTC,
Chia sẻ

Những loại rau, quả này vẫn xuất hiện đều đều trong bữa ăn. Nhưng đằng sau nó tiềm ẩn một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng.

Các loại rau, quả nhiều nguy cơ 
 
Bé Quốc Minh, con chị Huệ (Văn Cao, Hà Nội) rất thích ăn đỗ quả xào. Chị Huệ kể: “Mỗi lần tôi mua đến gần một kg đỗ, xào lên là 2 đứa trẻ nhà tôi thi nhau ăn. Tôi nghe nói loại đậu đỗ này người ta phun nhiều thuốc sâu nên cũng hạn chế mua dù con rất thích. Hoặc nếu có mua, tôi vào siêu thị mua để an tâm phần nào”. 
 
Theo chị Hóa, Hoài Đức, Hà Nội, cứ vài hôm người trồng lại phải phun thuốc trừ sâu một lần, nếu không phun thì sâu sẽ tàn phá hết, vì vậy dư lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải mà nó có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả. 
 
Điểm mặt các loại rau có nguy cơ nhiễm độc
Quả đỗ thường bị phun nhiều thuốc trừ sâu.
 
Không chỉ đậu đỗ, dưa chuột cũng là loại quả ẩn chứa nhiều hiểm họa. Dưa chuột luôn được phun nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu mới. Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán. 
 
Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ sẽ dễ bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu. 
 
Bình thường giá đỗ là một loại rau khá nhiều chất dinh dưỡng, ngon và được nhiều người ưa chuộng. Quả thực, nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường thì nó rất sạch sẽ.
 
Tuy nhiên, bây giờ những người làm giá đỗ đã cần tới một số loại thuốc kích thích để cho giá đỗ nhanh nảy mầm, trắng, đẹp. 
 
Giá đỗ ủ hoá chất có thân mập mạp, trắng ngần, dài, không có rễ. Còn giá đỗ không có hoá chất màu không trắng và rất gầy, nhiều rễ dài. 
 
Rau cải là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. 
 
Gặp anh Hùng, một nông dân ở Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội, anh nói: "Rau cải ngọt đánh thuốc dễ nhất vì lá nó hấp thụ nhanh nhất. Hiện cải nào cũng đắt hàng, giờ cải ngọt 15 đồng/kg. Cải xanh đã bán 5 ngàn đồng/mớ". 
 
Với rau cần nước, đây cũng là loại rau dễ “ăn” phân bón và thuốc trừ sâu. Với loại cần được bón nhiều phân đạm và thuốc trừ sâu sẽ có thân to, ngó trắng phau bất thường, để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại. 
 
Rau “ăn” thuốc thế nào? 
 
Thuốc trừ sâu là sự pha trộn của các hóa chất dùng để tiêu diệt hay ngăn chặn các loài côn trùng, bệnh tật và cỏ dại mà có thể ảnh hưởng tới mùa màng.    
 
Việc nạp một lượng nhỏ thuốc trừ sâu không gây hại nhưng nếu nạp nhiều sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Một số nghiên cứu chỉ ra sự liên quan giữa thuốc trừ sâu và các vấn đề sức khỏe như ung thư, chứng tăng động giảm chú ý và các rối loạn thần kinh; đặc biệt, nếu tiếp xúc nhiều sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch. 
 
Khi phun thuốc trừ sâu, không chỉ lá, mà cả củ cũng bị ảnh hưởng. Theo PGS.TS Trần Khắc Thi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, bất cứ loại thuốc trừ sâu phun để bảo vệ cho bộ phận nào thì đều có tác dụng lên bộ phận đó. 
 
Thuốc bảo vệ lá sẽ phòng sâu bệnh trên lá. Thuốc bảo vệ củ sẽ ngấm vào củ và có tác dụng phòng sâu bệnh cho củ. Các loại củ ở đây như su hào, khoai tây… Do vậy, nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu ở củ hay ở lá là như nhau, chứ không phải như một số người cho rằng rau ăn lá dễ bị nhiễm thuốc hơn rau củ và như vậy ăn rau củ sẽ an toàn hơn. 
 
Khi chế biến các loại rau có bẹ như cải, cải thảo... bạn nên cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá, nhặt bỏ lá sâu. Sau đó, bạn ngâm rau vào nước hòa thuốc tím khoảng 15 phút rồi rửa kỹ từng lá dưới vòi nước chảy vài lần trước khi đưa vào chế biến tiếp. Để loại bớt phần nào chất độc hại, ngoài việc ngâm rửa, chần qua nước muối, bạn có thể sử dụng nước rửa rau quả. 
 
Ông Mai Văn Tiến - phó giám đốc Trung tâm Vật liệu, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam - cho biết: “Những loại nước rửa này có thành phần cơ bản là Alcohol Ether Sulfate, chất tẩy rửa bề mặt. Như vậy, ngoài tác dụng rửa sạch dầu mỡ trong nấu nướng, các loại nước rửa trên phần nào có tác dụng trong việc rửa hoa quả khi loại bỏ chất bẩn bám trên bề mặt rau quả". 
 
Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là nước rửa rau quả này có rửa sạch hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc ép rau, quả chín, thuốc kích thích tăng trưởng… Ông Tiến cho rằng, loại nước này chỉ rửa bớt phần nào, còn khi đã ngấm vào trong rau quả thì rất khó rửa sạch. Vì vậy, người tiêu dùng cũng không nên kì vọng vào loại nước rửa này.
_______________________________________________________________________________________________________________
Điểm mặt các loại rau có nguy cơ nhiễm độc

Buổi giao lưu trực tuyến có sự tham gia tư vấn của:

- Bác sỹ Lê Thị Kim Dung - Phó Giám đốc viện sức khỏe Sinh sản RAFH, phụ trách khoa sản Trung tâm Y tế Thái Hà.

- Nhà tâm lý Đinh Đoàn - nhà tâm lý nổi tiếng trên chuyên mục “Cửa sổ tình yêu” của đài tiếng nói Việt Nam.

- Chuyên viên tư vấn Mai Anh - Công ty đầu tư và phát triển con người Nhật Minh – tổng đài tư vấn Ánh Dương.

Để được các chuyên gia tư vấn, ngay từ bây giờ bạn có thể gửi mail đến địa chỉ: giaoluutructuyen@afamily

Chia sẻ