Điểm danh những thực phẩm “bẩn” khiến người dùng kinh hãi
Chè khúc bạch bẩn; phô mai que, khoai tây từ Trung Quốc; sữa bột được xúc bằng xẻng... là những thông tin về thực phẩm "bẩn" gây bão dư luận trong tuần vừa qua.
Chè khúc bạch, phô mai que – “hot” nhưng bẩn
Gần đây, ở Hà Nội và TP.HCM rộ lên cơn sốt chè khúc bạch và phô mai que. Những bát chè thơm thơm, man mát và những que phô mai vàng ươm, giòn giòn, dẻo dẻo khiến người ăn thích mê. Nhưng ít ai biết, nguyên liệu làm ra những món hấp dẫn ấy hầu như đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Chè khúc bạch được làm từ khá nhiều nguyên liệu khác nhau, nhưng một trong các thành phần chủ đạo là gelatine. Gelatine là một loại chất keo chiết xuất từ da động vật sau khi ngâm thối rữa rồi nấu nhừ, đa số là hàng Trung Quốc. Khi hỏi mua Gelatine từ các cửa hàng chuyên bán nguyên liệu làm bánh, người mua thường nhận được những gói gelatine được đóng trong bịch nilon sơ sài, không có nhãn mác hay nguồn gốc xuất xứ.
Một công đoạn chế biến gelatine từ da heo thối tại Trung Quốc. Ảnh nhỏ: Bột gelatine Trung Quốc bán tại các chợ TP HCM - (Nguồn: nld.com.vn)
Được biết, loại gelatine công nghiệp này, nếu dùng trong thực phẩm, sẽ trở thành hóa chất độc hại có khả năng gây suy thận, suy gan và ung thư...
Ngoài ra, một người đang bán chè khúc bạch chia sẻ, muốn lời nhiều, hầu hết chủ quán đều dùng sữa tươi và kem tươi trôi nổi trên thị trường, gelatine là hàng Trung Quốc. Ngay cả hạnh nhân dùng "trang điểm" cho chè khúc bạch cũng xuất xứ từ nước này.
Với phô mai que cũng không khá hơn. Một người bán phô mai que trên đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP.HCM cho biết, tất cả phô mai que đều là hàng mua sẵn nhập từ Trung Quốc, giá rất rẻ và người bán chỉ cần lăn thêm một lớp bột chiên xù bên ngoài rồi chiên lên là xong.
Phô mai que chiên lên hấp dẫn nhưng khó nói về độ an toàn. (Nguồn: nld.com.vn)
Sữa bột đóng gói được xúc bằng xẻng
Sữa là một trong những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống, đặc biệt quan trọng với các bà mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên, thông tin sữa bột đóng hộp được xúc bằng xẻng đang khiến người tiêu dùng hết sức lo lắng.
Ông Trịnh Quý Phổ - Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, nhiều nhà máy sữa, công nhân vẫn dùng xẻng để xúc sữa đóng hộp, gây nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao. Tuy không tiết lộ danh tính của DN dùng xẻng để xúc sữa đóng gói như miêu tả, nhưng ông Phổ nói rõ, đó là cách làm không đảm bảo quy trình chất lượng theo tiêu chuẩn, và như vậy sẽ không đảm bảo được an toàn thực phẩm đối với việc đóng gói sữa bột.
Bánh bao mốc xuất hiện trong siêu thị, gà dai Hàn Quốc "tái xuất"
Ngày 18/6, nhiều người dân lại chứng kiến loại gà kém chất lượng tái xuất trong quầy hàng của siêu thị BigC Miền Đông, TP.HCM. Trước đó, vào những tháng cuối năm 2012, liên tục những thông tin về việc Big C Thăng Long bán “gà dai Hàn Quốc” được đưa lên mặt báo. Gà dai Hàn Quốc là loại gà già, gà thải dùng làm thức ăn cho động vật được nhập khẩu về Việt Nam bán cho người tiêu dùng.
Không những thế, mặt hàng gà thải loại này còn được bán ở hầu hết các hệ thống siêu thị của BigC Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình và nhiều hệ thống Big C khác ở TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết: “Ở một số nước, những sản phẩm của gà loại thải dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Thực tế, những sản phẩm này hầu như không có giá trị dinh dưỡng cho người”.
Ngoài ra, gần đây, siêu thị Metro Hoàng Mai cũng dính phải nghi án bán thực phẩm không đảm bảo chất lượng khi bị một khách hàng tố là mua phải bánh bao mốc đen dù đã được bảo quản đúng nhiệt độ theo nhà sản xuất khuyến cáo khi gia đình người mua chưa kịp ăn. Mặc dù người đại diện siêu thị cho rằng đây là một chiêu của các đối thủ cạnh tranh tạo ra, chơi xấu siêu thị, nhưng những vụ việc về thực phẩm trong siêu thị gần đây vẫn khiến người tiêu dùng lo ngại!
Bánh bao mốc đen dù hạn sử dụng còn nhiều (Nguồn: Vietnamnet.vn)
Dưa cà muối bằng thùng sơn độc hại
Tại một số chợ như Định Công, Đại Từ (Hoàng Mai), Gốc Đề (Minh Khai),… các hàng bán dưa cà muối đều dùng vỏ thùng sơn Kova để muối dưa cà bán hàng ngày. Nhưng khi bày bán trên kệ, dưa cà được các chủ hàng chia ra đựng trong các hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh nhỏ hơn để tiện bày và tạo độ bắt mắt.
Dưa được hầu hết các cửa hàng muối trong các tùng sơn Kova (Nguồn: VEF.vn)
Lý do duy nhất khiến các chủ cửa hàng lựa chọn thùng sơn Kova để muối dưa cà đó là tiện lợi trong cả việc di chuyển và muối được số lượng nhiều. Nếu muối trong bình thủy tinh thì không đủ, lại dễ vỡ.
Các chuyên gia nghiên cứu vật liệu Polyme đã phân tích, thùng sơn Kova là thùng nhựa, sơn có một số thành phần hóa chất ngấm vào thùng nhựa khiến nhựa này không có độ an toàn. Đặc biệt, dưa cà muối là loại chứa axit mạnh, khi ngâm thực phẩm lâu thì sẽ tích lũy chất độc ngấm vào thực phẩm. Tuy nhiên, khi được hỏi, thì hầu như các chủ cửa hàng dưa đều không biết về sự độc hại đó và cho rằng, thùng sơn rất sạch sẽ.
Hạt tiêu trộn đất bẩn
Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) tại Hội nghị thường niên của ngành mới đây cảnh báo: Hạt tiêu được nông dân thu hoạch, phơi khô, sàng lọc rất sạch, độ ẩm đạt 10%. Đáng buồn là thương lái thu mua đang làm xấu chất lượng hạt tiêu nhằm trục lợi. Sau khi mua tiêu khô từ nông dân, thương lái làm ướt lại bằng nước, sau đó trộn với đất bột đã phơi khô, đất sẽ thấm nước dính kết vào hạt tiêu. Đất bao quanh hạt tiêu vừa tăng được khối lượng vừa qua mặt được máy kiểm nghiệm chất lượng và độ ẩm.
Nguy hiểm ở chỗ là chỉ cần để lô tiêu trộn đất qua ngày, độ ẩm sẽ tăng lên và hấp thụ hơi nước nhiều hơn khi có đất khô và hạt tiêu bị mốc, hỏng.
Khoai tây Trung Quốc nghi nhiễm độc ngập chợ Việt Nam
Sáng 15/6, đội Kiểm tra liên ngành do Phòng kinh tế UBND TP Đà Lạt, Lâm Đồng dẫn đầu đã bắt và tiêu hủy 26 tấn khoai tây Trung Quốc. Đáng chú ý, lô khoai tây này có dư lượng chất chlorpyrifos (chất diệt mối) cao gấp 16 lần mức cho phép của Bộ Y tế.
Mặc tin khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn 16 lần so với quy định, lượng khoai tây nhập về các chợ đầu mối vẫn không hề giảm.
Thông tin này đang khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang bởi các loại thực phẩm này rất phổ biến và được yêu thích trong các bữa ăn. Ngoài ra, người mua không thể phân biệt đâu là khoai tây Đà Lạt, đâu là khoai tây Trung Quốc vì các tiểu thương tại các chợ đều khẳng định bán khoai Đà Lạt.
Dù có thông tin trên nhưng tại các chợ đầu mối ở Hà Nội, các xe ô tô tải chở hàng tấn khoai tây Trung Quốc vẫn đổ về nườm nượp. Khi về các chợ lẻ, khoai tây được các tiểu thương khẳng định là khoai Đà Lạt và bán giá rẻ… ở khoảng 18.000 – 25.000 đồng/kg tùy loại.
Tuy nhiên, theo đại diện của một siêu thị lớn tại Hà Nội cho biết, khoai tây hồng Đà Lạt chưa bao giờ có giá rẻ ở mức dưới 25.000 đồng/kg như ngoài chợ. Thời điểm hiện tại, khoai tây hồng Đà Lạt có giá bán ở siêu thị lên tới gần 50.000 đồng/kg.
Gần đây, ở Hà Nội và TP.HCM rộ lên cơn sốt chè khúc bạch và phô mai que. Những bát chè thơm thơm, man mát và những que phô mai vàng ươm, giòn giòn, dẻo dẻo khiến người ăn thích mê. Nhưng ít ai biết, nguyên liệu làm ra những món hấp dẫn ấy hầu như đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Chè khúc bạch được làm từ khá nhiều nguyên liệu khác nhau, nhưng một trong các thành phần chủ đạo là gelatine. Gelatine là một loại chất keo chiết xuất từ da động vật sau khi ngâm thối rữa rồi nấu nhừ, đa số là hàng Trung Quốc. Khi hỏi mua Gelatine từ các cửa hàng chuyên bán nguyên liệu làm bánh, người mua thường nhận được những gói gelatine được đóng trong bịch nilon sơ sài, không có nhãn mác hay nguồn gốc xuất xứ.
Một công đoạn chế biến gelatine từ da heo thối tại Trung Quốc. Ảnh nhỏ: Bột gelatine Trung Quốc bán tại các chợ TP HCM - (Nguồn: nld.com.vn)
Được biết, loại gelatine công nghiệp này, nếu dùng trong thực phẩm, sẽ trở thành hóa chất độc hại có khả năng gây suy thận, suy gan và ung thư...
Ngoài ra, một người đang bán chè khúc bạch chia sẻ, muốn lời nhiều, hầu hết chủ quán đều dùng sữa tươi và kem tươi trôi nổi trên thị trường, gelatine là hàng Trung Quốc. Ngay cả hạnh nhân dùng "trang điểm" cho chè khúc bạch cũng xuất xứ từ nước này.
Với phô mai que cũng không khá hơn. Một người bán phô mai que trên đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP.HCM cho biết, tất cả phô mai que đều là hàng mua sẵn nhập từ Trung Quốc, giá rất rẻ và người bán chỉ cần lăn thêm một lớp bột chiên xù bên ngoài rồi chiên lên là xong.
Phô mai que chiên lên hấp dẫn nhưng khó nói về độ an toàn. (Nguồn: nld.com.vn)
Sữa là một trong những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống, đặc biệt quan trọng với các bà mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên, thông tin sữa bột đóng hộp được xúc bằng xẻng đang khiến người tiêu dùng hết sức lo lắng.
Ông Trịnh Quý Phổ - Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, nhiều nhà máy sữa, công nhân vẫn dùng xẻng để xúc sữa đóng hộp, gây nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao. Tuy không tiết lộ danh tính của DN dùng xẻng để xúc sữa đóng gói như miêu tả, nhưng ông Phổ nói rõ, đó là cách làm không đảm bảo quy trình chất lượng theo tiêu chuẩn, và như vậy sẽ không đảm bảo được an toàn thực phẩm đối với việc đóng gói sữa bột.
Bánh bao mốc xuất hiện trong siêu thị, gà dai Hàn Quốc "tái xuất"
Ngày 18/6, nhiều người dân lại chứng kiến loại gà kém chất lượng tái xuất trong quầy hàng của siêu thị BigC Miền Đông, TP.HCM. Trước đó, vào những tháng cuối năm 2012, liên tục những thông tin về việc Big C Thăng Long bán “gà dai Hàn Quốc” được đưa lên mặt báo. Gà dai Hàn Quốc là loại gà già, gà thải dùng làm thức ăn cho động vật được nhập khẩu về Việt Nam bán cho người tiêu dùng.
Không những thế, mặt hàng gà thải loại này còn được bán ở hầu hết các hệ thống siêu thị của BigC Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình và nhiều hệ thống Big C khác ở TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết: “Ở một số nước, những sản phẩm của gà loại thải dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Thực tế, những sản phẩm này hầu như không có giá trị dinh dưỡng cho người”.
Ngoài ra, gần đây, siêu thị Metro Hoàng Mai cũng dính phải nghi án bán thực phẩm không đảm bảo chất lượng khi bị một khách hàng tố là mua phải bánh bao mốc đen dù đã được bảo quản đúng nhiệt độ theo nhà sản xuất khuyến cáo khi gia đình người mua chưa kịp ăn. Mặc dù người đại diện siêu thị cho rằng đây là một chiêu của các đối thủ cạnh tranh tạo ra, chơi xấu siêu thị, nhưng những vụ việc về thực phẩm trong siêu thị gần đây vẫn khiến người tiêu dùng lo ngại!
Bánh bao mốc đen dù hạn sử dụng còn nhiều (Nguồn: Vietnamnet.vn)
Dưa cà muối bằng thùng sơn độc hại
Tại một số chợ như Định Công, Đại Từ (Hoàng Mai), Gốc Đề (Minh Khai),… các hàng bán dưa cà muối đều dùng vỏ thùng sơn Kova để muối dưa cà bán hàng ngày. Nhưng khi bày bán trên kệ, dưa cà được các chủ hàng chia ra đựng trong các hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh nhỏ hơn để tiện bày và tạo độ bắt mắt.
Dưa được hầu hết các cửa hàng muối trong các tùng sơn Kova (Nguồn: VEF.vn)
Các chuyên gia nghiên cứu vật liệu Polyme đã phân tích, thùng sơn Kova là thùng nhựa, sơn có một số thành phần hóa chất ngấm vào thùng nhựa khiến nhựa này không có độ an toàn. Đặc biệt, dưa cà muối là loại chứa axit mạnh, khi ngâm thực phẩm lâu thì sẽ tích lũy chất độc ngấm vào thực phẩm. Tuy nhiên, khi được hỏi, thì hầu như các chủ cửa hàng dưa đều không biết về sự độc hại đó và cho rằng, thùng sơn rất sạch sẽ.
Hạt tiêu trộn đất bẩn
Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) tại Hội nghị thường niên của ngành mới đây cảnh báo: Hạt tiêu được nông dân thu hoạch, phơi khô, sàng lọc rất sạch, độ ẩm đạt 10%. Đáng buồn là thương lái thu mua đang làm xấu chất lượng hạt tiêu nhằm trục lợi. Sau khi mua tiêu khô từ nông dân, thương lái làm ướt lại bằng nước, sau đó trộn với đất bột đã phơi khô, đất sẽ thấm nước dính kết vào hạt tiêu. Đất bao quanh hạt tiêu vừa tăng được khối lượng vừa qua mặt được máy kiểm nghiệm chất lượng và độ ẩm.
Nguy hiểm ở chỗ là chỉ cần để lô tiêu trộn đất qua ngày, độ ẩm sẽ tăng lên và hấp thụ hơi nước nhiều hơn khi có đất khô và hạt tiêu bị mốc, hỏng.
Khoai tây Trung Quốc nghi nhiễm độc ngập chợ Việt Nam
Sáng 15/6, đội Kiểm tra liên ngành do Phòng kinh tế UBND TP Đà Lạt, Lâm Đồng dẫn đầu đã bắt và tiêu hủy 26 tấn khoai tây Trung Quốc. Đáng chú ý, lô khoai tây này có dư lượng chất chlorpyrifos (chất diệt mối) cao gấp 16 lần mức cho phép của Bộ Y tế.
Mặc tin khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn 16 lần so với quy định, lượng khoai tây nhập về các chợ đầu mối vẫn không hề giảm.
Thông tin này đang khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang bởi các loại thực phẩm này rất phổ biến và được yêu thích trong các bữa ăn. Ngoài ra, người mua không thể phân biệt đâu là khoai tây Đà Lạt, đâu là khoai tây Trung Quốc vì các tiểu thương tại các chợ đều khẳng định bán khoai Đà Lạt.
Dù có thông tin trên nhưng tại các chợ đầu mối ở Hà Nội, các xe ô tô tải chở hàng tấn khoai tây Trung Quốc vẫn đổ về nườm nượp. Khi về các chợ lẻ, khoai tây được các tiểu thương khẳng định là khoai Đà Lạt và bán giá rẻ… ở khoảng 18.000 – 25.000 đồng/kg tùy loại.
Tuy nhiên, theo đại diện của một siêu thị lớn tại Hà Nội cho biết, khoai tây hồng Đà Lạt chưa bao giờ có giá rẻ ở mức dưới 25.000 đồng/kg như ngoài chợ. Thời điểm hiện tại, khoai tây hồng Đà Lạt có giá bán ở siêu thị lên tới gần 50.000 đồng/kg.