Đi bộ là "liều thuốc trường sinh" tốt nhất, nhưng có 2 kiểu đi bộ chẳng khác nào "tự tử", rất nguy hiểm cho phổi

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Có 2 kiểu đi bộ có thể gây hại cho chức năng tim và phổi của bạn, kiểm tra xem mình có mắc phải sai lầm nào hay không.

Đi bộ là phương pháp rèn luyện sức khỏe đã có từ hàng nghìn năm trước. Nó được y học cổ đại Trung Quốc mô tả là cách tốt nhất để tập thể dục. Thậm chí, Tổ chức Y tế thế giới cũng công nhận đi bộ là phương pháp vận động tốt nhất thế giới.

Đi bộ được chứng minh là giúp ngăn ngừa bệnh tật, chống lại ung thư và tăng tuổi thọ. Nhưng có 2 kiểu đi bộ rất nguy hiểm có thể gây hại cho chức năng tim và phổi của bạn, nguy hiểm chẳng khác nào "tự tử".

dau-hieu-ung-thu-phoi.jpeg

2 sai lầm khi đi bộ ảnh hưởng đến chức năng tim phổi

1. Đi bộ ở khu vực nhiều khói bụi

Kiểu đi bộ gây hại cho tim và phổi nhất mà rất nhiều người phạm phải đó là đi bộ ở nơi có nhiều khói bụi.

Việc đi bộ ở lề đường, sân vận động tuy rất rộng rãi nhưng đây là nơi có nhiều khói bụi, không khí bị ô nhiễm nhất. Theo Giáo sư Li Jing (Phòng khám Tư vấn Sức khỏe Thể thao của Bệnh viện Tổng hợp Y học Cổ truyền Trung Quốc), con người có xu hướng hít thở sâu hơn và nhiều hơn trong quá trình tập luyện, nếu môi trường tập luyện bị ô nhiễm thì chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe. Khu vực đường phố là nơi ô nhiễm không khí nghiêm trọng, các phương tiện qua lại thải ra nhiều khí carbon monoxide, hydrocarbon, nitrogen oxide, sulfur dioxide... những khí độc hại này sẽ không chỉ tác động đến phổi, mà còn đi vào mạch máu, gây xơ cứng động mạch.

sport_177739022-600x400.jpeg

Nơi tốt nhất để đi bộ: Những nơi yên tĩnh và sạch sẽ như công viên. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa quốc tế hàng đầu "The Lancet" cho thấy, những người đi bộ trong công viên có thể cải thiện chức năng phổi và làm mềm các mạch máu tốt hơn.

2. Đi bộ với tư thế ngực và đầu cúi xuống đất

Tư thế đi bộ đầu cúi xuống đất, khom lưng khiến cho các kinh mạch không thể giãn ra, cơ thể không nhận được lượng oxy cần thiết khiến con người rơi vào trạng thái thiếu oxy. Theo bác sĩ Deng Jingyuan (Bệnh viện Liên kết 1 thuộc Đại học Giao thông Tây An): Đi bộ vừa cúi đầu vừa khom lưng sẽ cản trở chức năng thông khí của phổi, gây hại cho sức khỏe phổi.

luu-y-khi-di-bo.jpeg

Tư thế đi bộ tốt nhất: Bác sĩ khuyên khi đi bộ thì nên ngẩng cao đầu, thẳng lưng để các kinh mạch của toàn cơ thể chuyển động cùng nhau dễ dàng, linh hoạt và hiệu quả.

Muốn làm sạch phổi, cần tích cực ăn 3 thực phẩm sau

1. Trái lê

Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, lê có tác dụng làm sạch và giải độc, giữ ẩm phổi cho phổi. Đồng thời, lê còn là nguyên liệu để điều chế các bài thuốc giảm đờm, giảm ho hiệu quả. Quả lê rất tốt cho phổi dù dùng làm tráng miệng, nấu súp, hầm canh đều đem lại tác dụng.

2. Củ cải

Củ cải trắng không chỉ rẻ mà còn giàu giá trị dinh dưỡng. Nó có tính hàn, vị hơi cay nên có thể loại bỏ nhiệt, tiêu đờm, giảm ho. Đặc biệt là vào mùa đông, nhiều người xuất hiện đờm khô, gây khô khó chịu cho phổi. Lúc này bạn chỉ cần ăn một chút củ cải luộc, hầm sẽ có hiệu quả tốt.

thuc-pham-lam-bo-phoi.jpeg

3. Củ gừng

Theo Indiatimes, gừng là một trong những nguyên liệu chữa ho và cảm lạnh tại nhà được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Gừng được biết đến với đặc tính chống viêm, giúp loại bỏ độc tố khỏi đường hô hấp. Nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm kali, magiê, beta-carotene và kẽm. 

Một số chất chiết xuất từ gừng cũng được biết là có thể tiêu diệt tế bào ung thư phổi. Cách tốt nhất để tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại bệnh cúm theo mùa là uống trà gừng mỗi ngày tại nhà.

Đi bộ là "liều thuốc trường sinh" tốt nhất, nhưng có 2 kiểu đi bộ tương đương với "tự tử mãn tính", rất nguy hiểm cho phổi - Ảnh 6.

Chia sẻ