Đi bộ giúp kéo dài tuổi thọ nhưng có 1 "khung giờ độc" nên tránh: Người sau 50 tuổi còn "quan tâm" đến điều này chứng tỏ có thể lực tốt, sống thọ
Đi bộ là một trong những cách đơn giản và rẻ tiền nhất để kéo dài tuổi thọ nhưng không phải ai cũng biết cách chạy bộ hiệu quả.
Đi bộ không chỉ là cách đơn giản và hiệu quả để duy trì thể lực mà còn là cách để kéo dài tuổi thọ và giảm cân nhanh. Một nghiên cứu do tiến sĩ Amanda Paluch của Đại học Massachusetts phụ trách được công bố trên tạp chí JAMA đã cho thấy mối liên hệ giữa tuổi thọ và việc đi bộ hằng ngày. Kết quả cho thấy những người đi bộ 7.000 bước mỗi ngày sẽ giảm 50-70% nguy cơ tử vong sớm trong vòng 10 năm tới so với người đi bộ ít hơn. Những người đi ít bước hơn có chỉ số BMI cao hơn, sức khỏe kém hơn và tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn.
Bên cạnh đó, đi bộ mỗi ngày còn mang lại những công dụng sau cho sức khoẻ:
1. Cải thiện chức năng tim phổi
Có sự khác biệt lớn về chức năng hô hấp và sức bền thể chất ở những người tập luyện trong thời gian dài so với những người đi bộ hoặc đi bộ không thường xuyên.
Chẳng hạn, khi mới bắt đầu đi bộ, bạn sẽ cần phải dừng lại và nghỉ ngơi liên tục trong quá trình chạy. Sau hai tháng đi bộ, bạn có thể thực hiện việc này liên tục hơn nửa tiếng mà không cảm thấy quá sức. Điều này chứng tỏ rõ ràng dung tích phổi và thể lực của bạn đã được cải thiện đáng kể.
2. Giúp lưu thông máu
Đi bộ thường xuyên có thể cải thiện khả năng lưu thông máu, tăng tỷ lệ trao đổi chất, giảm lượng cholesterol và lipid trong máu. Ngoài ra, đi bộ thường xuyên cũng có thể rèn luyện chức năng phổi của con người ở một mức độ nhất định và tăng dung tích phổi. Thường xuyên đi bộ có thể làm cho cơ quan thông khí trong phổi hoạt động mạnh hơn, tăng cường chức năng phổi, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm mũi theo mùa
3. Ngăn ngừa ung thư
Theo các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, đi bộ ở mức độ thấp có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư đại tràng. Phụ nữ đi bộ hàng ngày có thể giảm nguy cơ ung thư vú xuống gần 54%, đặc biệt là ở phụ nữ tiền mãn kinh.
4. Thư giãn tâm trí và cơ thể
Vì lý do công việc và cuộc sống, con người hiện đại phải chịu áp lực tâm lý rất lớn. Đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể giảm bớt phần nào căng thẳng tâm lý. Vì vậy, đi bộ không chỉ rèn luyện thể chất mà còn đảm bảo sức khỏe tinh thần.
Thời điểm đi bộ “cực độc” nhưng nhiều người vẫn đang mắc phải
Đi bộ buổi sáng là một thói quen rèn luyện sức khỏe rất tốt của người Việt nhưng không ít người vì thực hiện thói quen này vào “thời điểm độc” mà dẫn đến đột quỵ, phải nhập viện cấp cứu. “Thời điểm độc” là khung giờ sáng sớm (4-6h), đặc biệt là vào mùa đông, khi thời tiết đã trở lạnh. Đi bộ hay tập thể dục vào thời điểm này sẽ khiến bạn dễ bị ốm hơn là tốt cho sức khỏe.
Tiến sĩ Anil Dhall - Trưởng khoa Tim mạch tại viện tim và phổi Delhi, Ấn Độ cho biết khi nhiệt độ giảm xuống, việc giữ nhiệt bên trong cơ thể trở nên khó khăn. Nhiệt độ cơ thể giảm xuống cũng gây nguy hiểm, đặc biệt là những người có vấn đề về tim mạch, gây ra những cơn đau thắt ngực.
Việc đi bộ hay thể dục vào sáng sớm mùa đông cũng khiến tỷ lệ đau tim cao hơn những thời điểm khác. Theo đó, nhiệt độ giảm sẽ làm các động mạch co lại và thắt chặt, hạn chế lưu lượng máu và cung cấp oxy cho tim, có thể gây nhồi máu cơ tim và tăng nguy cơ đột quỵ.
Tốt nhất, hãy chờ lúc mặt trời lên rồi hãy ra ngoài đi bộ. Lúc này, không khí ấm lên và có chất lượng tốt hơn, sức khỏe cũng nhờ vậy mà được đảm bảo. Tùy vào tình trạng thời tiết mà bạn có thể lựa chọn việc ra ngoài đi bộ vào thời gian nào, hoặc là lựa chọn có nên đi bộ trong nhà hay không. Hoặc bạn cũng có thể chuyển thời gian đi bộ trong ngày sang 4-6 giờ chiều, hoặc 20-21 giờ buổi tối.
(Tổng hợp)