Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành công viên: Là tình cảm của Nhật Bản dành cho Việt Nam, không thu phí vào cổng

Gia Đoàn,
Chia sẻ

Giải đáp thắc mắc xung quanh việc đề xuất "Giải pháp tổng thể" cải tạo sông Tô Lịch trở thành "Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch", người đứng đầu JVE cho biết đề án này hoàn toàn xuất phát từ tình cảm của tổng thầu Nhật Bản dành cho Việt Nam, không phải để kiếm tiền.

Sáng 22/9, Công ty Cổ phần tập đoàn môi trường Nhật Việt (JVE) gặp mặt chia sẻ thông tin về "Giải pháp tổng thể" cải tạo sông Tô Lịch trở thành "Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch" bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.

Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên: "Nếu để kiếm lợi nhuận thì chúng tôi không chọn địa điểm nhạy cảm như sông Tô Lịch" - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi gặp mặt sáng 22/9

Việc cải tạo toàn bộ dòng sông "chết" với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng trở thành "Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch" đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, dư luận, nhân dân...

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn môi trường Nhật Việt cho biết, Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành "Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch" chính là tình cảm của Chính phủ, nhân dân Nhật Bản đối với người dân Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng.

"Nếu cải tạo xong đề án này thì người dân sống hai bên bờ sông Tô Lịch sẽ có cảm giác vô cùng mới lạ. Nếu đề án được phê duyệt dự kiến sẽ thực hiện trong vòng 5 năm (2021-2026)", ông Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ.

Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên: "Nếu để kiếm lợi nhuận thì chúng tôi không chọn địa điểm nhạy cảm như sông Tô Lịch" - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn môi trường Nhật Việt cho biết đề án này hoàn toàn xuất phát từ tình cảm của tổng thầu Nhật Bản dành cho Việt Nam, cũng như tình cảm của cá nhân ông, được Chính phủ Nhật Bản cấp học bổng toàn phần chứ không phải cải tạo sông Tô Lịch để kiếm tiền.

Cũng theo ông Tuấn Anh, đề án này hoàn toàn xuất phát từ tình cảm của tổng thầu Nhật Bản dành cho Việt Nam, cũng như tình cảm của cá nhân ông sau 15 năm được Chính phủ Nhật Bản cấp học bổng toàn phần chứ không phải cải tạo sông Tô Lịch để kiếm tiền từ dự án này.

"Nếu để kiếm lợi nhuận thì chúng tôi không chọn địa điểm nhạy cảm như sông Tô Lịch", chủ tịch HĐQT JVE chia sẻ thêm.

Ngoài ra, người đứng đầu JVE cho biết, sau khi dự án cải tạo sông Tô Lịch thành công sẽ bàn giao lại cho TP. Hà Nội. Công ty không thu phí vé vào cổng công viên hay kinh doanh tại địa điểm này. Nếu có kinh doanh du lịch trong lòng sông thì nguồn thu thuộc về thành phố.

GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Nguyên Viện trưởng Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) cho biết, với tư cách là nhà khoa học khi theo dõi ông đánh giá dự án này hoàn toàn có khả thi.

Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên: "Nếu để kiếm lợi nhuận thì chúng tôi không chọn địa điểm nhạy cảm như sông Tô Lịch" - Ảnh 3.

GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Nguyên Viện trưởng Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.

"Sông Tô Lịch trước đây rất trong, rất đẹp trải qua nghìn năm. Sau này Hà Nội đông dân, lượng nước thải ngày ngày xả ra môi trường lớn đã biến sông Tô Lịch từ dòng nước chảy trở thành dòng sông 'chết'. Chúng ta phải làm sao biến sông chết thành sông sống, là nơi gắn liền với Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh", GS.TS Đặng Huy Huỳnh thông tin.

Theo GS.TS Đặng Huy Huỳnh, khát vọng biến sông Tô Lịch thành sông sống phục vụ kinh tế, văn hoá... là vấn đề rất quan trọng, ông đánh giá đây là dự án tốt, biến dòng sông này thành sông sạch là khát vọng không riêng ai.

"Hà Nội vẫn khát vọng môi trường xanh sạch đẹp để mọi người được hưởng thụ, bảo vệ được sức khoẻ người dân cũng như du khách các nơi đến Hà Nội, là điểm đến của mọi người. Biến dòng sông này thành nơi du lịch, dự án cải tạo sông Tô Lịch ở đây không riêng vấn đề văn hoá. Với nhà nghiên cứu về sinh thái học tôi hoàn toàn tin tưởng, đồng ý với đề án này.

Tất nhiên, quá trình làm không dễ dàng bởi sông quá ô nhiễm chúng ta phải kiên trì, vừa làm vừa học vừa cải tạo bởi điều kiện khí hậu, môi trường tại Việt Nam khác Nhật Bản, Hàn Quốc... Tuy nhiên, việc cải tạo cải tiến dần để cuối cùng biến dòng sông này biến thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch có lợi cho Hà Nội, Việt Nam, quốc tế...", Nguyên Viện trưởng Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật chia sẻ.

Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên: "Nếu để kiếm lợi nhuận thì chúng tôi không chọn địa điểm nhạy cảm như sông Tô Lịch" - Ảnh 4.

GS.TS Trần Hiếu Nhuệ: Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Đồng quan điểm với GS.TS Đặng Huy Huỳnh, GS.TS Trần Hiếu Nhuệ: Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nêu rõ sông Tô Lịch là nhân thần của Hà Nội.

"Sông Tô Lịch có chiều dài 13km nhưng có giá trị lịch sử vô cùng quan trọng. Chúng tôi ủng hộ dự án này đặc biệt từ phía Nhật Bản đang hỗ trợ một số dự án trong vấn đề xử lý nước thải môi trường tại Việt Nam. Mong dự án sẽ mang lại kết quả khả quan", GS.TS Trần Hiếu Nhuệ chia sẻ.

Trước đó, ngày 15/9, Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) đã gửi công văn báo cáo tới Thành ủy, UBND TP Hà Nội về việc đề xuất "giải pháp tổng thể" cải tạo sông Tô Lịch trở thành "Công viên Lịch sử - văn hóa - tâm linh Tô Lịch" bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.

Theo JVE, sông Tô Lịch nhiều năm qua luôn bị coi là dòng sông "chết" với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo rất quyết liệt các cơ quan chuyên môn, ban ngành của thành phố đưa ra nhiều giải pháp xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch.

Chuyên gia Nhật Bản cho biết, để có thể "hồi sinh" sông Tô Lịch đúng nghĩa thì cần phải có giải pháp tổng như: thu gom nước thải, cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải, xử lý triệt để nguồn gây ra mùi hôi thối, xử lý tầng bùn đáy, xử lý nước đã bị ô nhiễm trong lòng sông, thoát nước chống ngập khi mưa bão...

Chia sẻ