Để tránh dị ứng cá ngừ
Trước tiên phải chọn mua cá ngừ còn tươi: thịt cá chắc, mắt trong, mang đỏ, cắt ra còn máu đỏ tươi, bụng cá còn kín, vây cá dính chắc vào thân, mùi tanh nhẹ...
Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học, cơ sở nuôi dạy trẻ… xảy ra gần đây mà nguyên nhân liên quan đến dị ứng món cá ngừ đã khiến không ít phụ huynh hoang mang, đưa đến quyết định loại món cá giàu dinh dưỡng này khỏi menu gia đình.
Làm thế nào để trẻ vẫn thưởng thức được món cá ngừ ưa thích mà không phải đến bệnh viện vì những hậu quả khó chịu?
Thủ phạm là chất histamin
Cá ngừ thuộc nhóm cá biển, là nguồn thực phẩm giàu chất đạm, vitamin, khoáng chất và chất béo, đặc biệt là axít omega 3 (DHA, EPA...), lại tương đối rẻ tiền, sẵn có và phổ biến quanh năm.
Tuy nhiên, chất đạm trong cá ngừ cũng như trong một số loại hải sản khác có thể gây dị ứng cho một số người, nhất là khi cá bị ươn (sẽ sinh ra nhiều chất histamin).
Ngay cả người trước đây không hề dị ứng cá ngừ, nếu ăn phải cá ngừ ươn thì chất histamin vào cơ thể cũng có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng môi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, co thắt phế quản, hen suyễn...
Việc chẩn đoán cơ thể dị ứng cá ngừ cần được thực hiện cẩn trọng vì có rất nhiều trường hợp cá ngừ bị nghi oan và người ta sẽ mất đi một nguồn đạm và omega 3 quý. Hơn nữa, có nhiều trường hợp lúc nhỏ bị dị ứng nhưng khi lớn lên khi có khả năng tiêu hoá tốt hơn thì không bị nữa.
Để tránh dị ứng cá ngừ
Trước tiên phải chọn mua cá ngừ còn tươi: thịt cá chắc, mắt trong, mang đỏ, cắt ra còn máu đỏ tươi, bụng cá còn kín, vây cá dính chắc vào thân, mùi tanh nhẹ... Nấu cá chín kỹ.
Khi tập cho trẻ ăn cá ngừ lần đầu tiên (khoảng bảy, tám tháng tuổi), bà mẹ cần cho trẻ ăn thử một lượng nhỏ thịt cá rồi theo dõi một, hai ngày xem có các dấu hiệu dị ứng không, nếu cả ba lần ăn trẻ đều bị dị ứng thì loại cá ngừ khỏi thực đơn của trẻ cho tới khi trẻ trên một tuổi thì thử lại từng ít một.
Nếu ăn cá ngừ mà khi thì nổi mẩn ngứa, khi không thì chưa chắc là dị ứng với cá ngừ. Nếu trẻ chỉ nổi một vài nốt mẩn ngứa nhỏ hoặc chỉ sưng cục trên môi, hoặc chỉ tiêu chảy một, hai lần, thì có thể theo dõi trẻ tại nhà, có thể xức một số loại kem chống dị ứng.
Nên hạn chế tối đa gãi lên chỗ nổi mẩn bởi càng gãi càng ngứa và làm trầy da, dẫn đến nhiễm trùng. Nếu các vết mẩn nổi nhiều hơn, gây ngứa ngáy khó chịu, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được dùng thuốc kháng histamin.
Trường hợp nổi mẩn khắp người kèm theo lở loét mũi, miệng, hậu môn, hoặc có khó thở, khò khè, đi tiêu phân máu… thì cần nhập viện càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để trẻ vẫn thưởng thức được món cá ngừ ưa thích mà không phải đến bệnh viện vì những hậu quả khó chịu?
Thủ phạm là chất histamin
Cá ngừ thuộc nhóm cá biển, là nguồn thực phẩm giàu chất đạm, vitamin, khoáng chất và chất béo, đặc biệt là axít omega 3 (DHA, EPA...), lại tương đối rẻ tiền, sẵn có và phổ biến quanh năm.
Tuy nhiên, chất đạm trong cá ngừ cũng như trong một số loại hải sản khác có thể gây dị ứng cho một số người, nhất là khi cá bị ươn (sẽ sinh ra nhiều chất histamin).
Ngay cả người trước đây không hề dị ứng cá ngừ, nếu ăn phải cá ngừ ươn thì chất histamin vào cơ thể cũng có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng môi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, co thắt phế quản, hen suyễn...
Việc chẩn đoán cơ thể dị ứng cá ngừ cần được thực hiện cẩn trọng vì có rất nhiều trường hợp cá ngừ bị nghi oan và người ta sẽ mất đi một nguồn đạm và omega 3 quý. Hơn nữa, có nhiều trường hợp lúc nhỏ bị dị ứng nhưng khi lớn lên khi có khả năng tiêu hoá tốt hơn thì không bị nữa.
Để tránh dị ứng cá ngừ
Trước tiên phải chọn mua cá ngừ còn tươi: thịt cá chắc, mắt trong, mang đỏ, cắt ra còn máu đỏ tươi, bụng cá còn kín, vây cá dính chắc vào thân, mùi tanh nhẹ... Nấu cá chín kỹ.
Khi tập cho trẻ ăn cá ngừ lần đầu tiên (khoảng bảy, tám tháng tuổi), bà mẹ cần cho trẻ ăn thử một lượng nhỏ thịt cá rồi theo dõi một, hai ngày xem có các dấu hiệu dị ứng không, nếu cả ba lần ăn trẻ đều bị dị ứng thì loại cá ngừ khỏi thực đơn của trẻ cho tới khi trẻ trên một tuổi thì thử lại từng ít một.
Nếu ăn cá ngừ mà khi thì nổi mẩn ngứa, khi không thì chưa chắc là dị ứng với cá ngừ. Nếu trẻ chỉ nổi một vài nốt mẩn ngứa nhỏ hoặc chỉ sưng cục trên môi, hoặc chỉ tiêu chảy một, hai lần, thì có thể theo dõi trẻ tại nhà, có thể xức một số loại kem chống dị ứng.
Nên hạn chế tối đa gãi lên chỗ nổi mẩn bởi càng gãi càng ngứa và làm trầy da, dẫn đến nhiễm trùng. Nếu các vết mẩn nổi nhiều hơn, gây ngứa ngáy khó chịu, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được dùng thuốc kháng histamin.
Trường hợp nổi mẩn khắp người kèm theo lở loét mũi, miệng, hậu môn, hoặc có khó thở, khò khè, đi tiêu phân máu… thì cần nhập viện càng sớm càng tốt.
Theo SGTT