Đây là cách tôi tiết kiệm thêm 25 triệu mỗi tháng trong suốt 1 năm nay mà vẫn sống thoải mái
Tôi từng gặp khó khăn để duy trì lối sống tiết kiệm, nhưng giờ đây tôi đã tìm được phương pháp phù hợp với bản thân.
Trong phần lớn thời gian của cuộc đời mình, ý tưởng về việc lập và tuân thủ ngân sách chi tiêu dường như là điều bất khả thi với tôi. Bởi lẽ tôi thường chỉ nháp bảng kế hoạch sơ sài về số tiền mà mình dự định chi tiêu và tiết kiệm, sau đó lại quên béng mất chúng chỉ vài ngày sau đó.
Một trong những mục tiêu lớn nhất của tôi trong năm nay là vượt qua thói quen xấu này, nghiêm túc hơn trong việc lập kế hoạch chi tiêu. Tôi đã nghiên cứu về những mẹo mà người khác hay làm (chẳng hạn ưu tiên dùng tiền mặt thanh toán, cất một phần tiền tiết kiệm vào phong bì và để riêng),... song tôi lại thấy chúng không phù hợp với mình.
Tôi đã chia sẻ điều này với một người bạn - một bà mẹ của 3 đứa trẻ, tự hào về việc luôn tuân thủ lối sống tiết kiệm của mình. Cô ấy ngồi xuống, chỉ cho tôi 5 mẹo tiết kiệm mà tôi đã áp dụng trong thời gian tới. Tôi duy trì 5 cách này và thậm chí còn có thể tiết kiệm thêm đến 1.000 USD/tháng (khoảng 25 triệu đồng). Và sau đây là 5 lời khuyên tiết kiệm hiệu quả với tôi.
1/ Hãy sống thực tế
Một trong những sai lầm lớn nhất mà tôi từng mắc phải khi cố gắng sống tiết kiệm là buộc bản thân chỉ tiêu một số tiền ít ỏi trong tháng, và điều này không thực tế. Thông thường, số tiền mà tôi đặt kế hoạch thường ít hơn 25% so với số tiền mà tôi đã chi trong những tháng trước đó.
Thay vì cố gắng sửa 2 thói quen chi tiêu xấu (tiêu tiền nhiều quá mức và không tuân thủ kế hoạch tài chính đặt ra), bạn tôi khuyên hãy làm từng mục tiêu một. Cụ thể, tôi cần bắt đầu đặt ra ngân sách chi tiêu phù hợp với mức sống hiện tại - đây là cách tốt nhất để hoàn thành kế hoạch tiết kiệm tốt và đi đúng hướng. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh bảng ngân sách này từ từ, nhờ đó giảm chi tiêu trong một số danh mục nhất định thì sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn.
2/ Cập nhật bảng kế hoạch chi tiêu thường xuyên
Bảng kế hoạch chi tiêu không phải cố định mà cần thay đổi theo thời gian, và điều này có thể tốn của bạn không ít năng lượng. Nhiều người thường sử dụng bảng kế hoạch chi tiêu của người khác, nhưng tôi nhận ra nếu làm vậy, bạn sẽ nhanh chóng từ bỏ chúng chỉ trong vài ngày.
Thay vào đó, tôi bắt mình tự làm bảng ngân sách chi tiêu phù hợp với bản thân và cập nhật số liệu theo từng ngày. Hàng ngày, sau bữa ăn tối, tôi sẽ ngồi xuống bên bảng tính Excel của mình, ghi chép lại tất tần tật những chi tiêu trong ngày hôm đó, tự đánh giá cách chi tiêu của bản thân đã hiệu quả chưa. Điều này giúp tôi nhận thức rõ về tình hình tài chính của bản thân, mà không bị sốc hoặc bất ngờ vào ngày cuối tuần, nếu tình cờ phát hiện có bất kỳ khoản mua sắm nào không hợp lý.
3/ Đôi khi không hoàn thành kế hoạch chi tiêu cũng không sao
Tôi luôn nghĩ rằng bí quyết để duy trì bảng kế hoạch chi tiêu là không cần tuân thủ chúng quá nghiêm ngặt. Thay vào đó, hãy xem xét chi tiêu của mình theo từng tuần và đánh giá chúng ta cần điều chỉnh những hạng mục nào.
Giả sử bạn đang tiêu quá nhiều cho hạng mục ăn uống nhưng lại dành ít tiền hơn để mua quần áo, Bạn có thể chuyển dòng tiền từ hạng mục mua quần áo sang ăn uống, miễn là cuối tháng bạn vẫn để dành được đúng số tiền tiết kiệm đã đề ra.
Vào Chủ nhật cuối tháng, tôi luôn ngồi xuống và phân bổ số tiền dự kiến vào từng hạng mục trong kế hoạch chi tiêu. Lời khuyên của tôi là hãy tuân thủ nghiêm ngặt với bảng kế hoạch chi tiêu của mình trong tháng, nhưng thoải mái hơn về việc biết chính xác dòng tiền đó đã đi đâu.
4/ Lên kế hoạch cho những tình huống bất ngờ
Trước kia, tôi chưa bao giờ có danh mục tình huống khẩn cấp trong kế hoạch chi tiêu của mình. Cũng vì thế, khi có bất kỳ điều gì không may xảy ra (cần tiền để trả chi phí nhập viện, sửa nhà,...) tôi sẽ cảm thấy bực bội và nhanh chóng từ bỏ bảng kế hoạch chi tiêu của mình.
Mặc dù chúng ta không thể dự đoán được điều gì có thể xảy ra trong tháng, nhưng việc dành ra vài triệu đồng cho bất kỳ khoản chi đột xuất có thể giúp bạn tuân thủ đúng kế hoạch chi tiêu của mình. Từ khi tôi làm như vậy, tôi cảm thấy ít áp lực và lo lắng hơn nếu có chuyện gì xảy ra ngoài dự tính.
5/ Học cách "nói không"
Có một kế hoạch chi tiêu cho phép bạn biết mình có thể chi bao nhiêu tiền trong tháng đó cho mọi thứ, từ mua sắm thực phẩm đến vui chơi cùng bạn bè. Nhờ bảng kế hoạch này, tôi biết có những khoản nào mình có thể đồng ý, khoản nào phải từ chối. Điều này đã giúp tôi tiết kiệm tiền trong suốt cả năm và không phải chi tiêu thêm vào những khoản tiền vô ích.
Nguồn: Business Insider