Dạo phố xem Rằm tháng Bảy
Vàng mã đốt trên vỉa hè, dưới lòng đường, dưới gốc cây, bên cột điện; người dân bày lễ cúng trong nhà, cúng ngoài đường, cúng trong chùa, đó là bức tranh Rằm tháng Bảy ở Hà Nội
Đốt càng nhiều càng tốt
Vô tư đốt vàng mã dưới gốc cây bằng lăng, anh Hưng (Nguyễn Lương Bằng, HN) cho hay: “nhà cửa chật chội, không biết đốt ở đâu thì đem ra trước hiên này mà đốt thôi. Năm mới có một vài lần đốt, chứ ngày nào cũng đốt đâu mà cấm. Lễ lớn thế này, nhà nào chẳng phải đốt.”
Còn đối với các tiểu thương ở chợ Ngã Tư Sở, thì tấm sắt quây lại ở góc chợ, dưới chân cột đèn cao áp chính là... chỗ hóa vàng. Chúng tôi đến chợ Ngã Tư Sở, đã quá trưa. Đống tro tàn vẫn còn bốc khói nghi ngút. Cạnh đó, các loại bàn, ghế gỗ, các thùng xốp vẫn được xếp ngổn ngang.
“Có chỗ đốt vàng là tốt rồi, còn lăn tăn gì, chả nhẽ đốt trong chợ, toàn quần áo. Chẳng phải đem ra... cột đèn thì đem ra đâu được nữa,” chị Hạnh, một tiểu thương ở chợ khẳng định.
Rằm tháng 7 hay còn gọi là Lễ Vu lan. Trong tâm thức của người Việt, đây được coi như lễ báo hiếu để mỗi con người tưởng nhớ đến bậc sinh thành dưỡng dục. Bắt đầu khoảng ngày mồng 10 âm lịch, các gia đình đã tiến hành việc cúng lễ và “chuyển” rất nhiều “tài sản” xuống cõi âm bằng cách ... "đốt" càng nhiều càng tốt. Vì thế trên các con phố Hà Nội, những mâm lễ cúng xuất hiện với đủ các hình to, nhỏ khác nhau.
Tại góc chợ Ngã Tư Sở, dưới cột đèn cao áp và rất nhiều thùng xốp,
gỗ xung quanh, nhiều tiểu thương đã đem vàng mã ra đốt.
Vô tư đốt cạnh hộp dây điện.
Hay ngay dưới gốc cây.
Đốt dưới lòng đường.
Đốt trong chùa.
Đi đâu cũng thấy cúng
Lễ cúng chúng sinh ngoài vỉa hè.
Cúng trong chùa.
Cảnh sắm lễ.
Dịch vụ bán vàng hương, trông xe "hốt" bạc mỗi dịp Rằm tháng Bảy.
Nghị định 75/2010/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/7/2010 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, có quy định rõ phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000đ đối với hành vi “đốt đồ hàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng khác”. |