Đáng sợ với thời tiết diễn biến cực đoan, bất thường trên toàn thế giới

Nguyệt Phạm (Tổng hợp),
Chia sẻ

Hiện tượng thời tiết diễn biến theo chiều hướng bất thường, cực đoan liên tiếp xảy ra gần đây khiến người dân lo lắng và không kịp trở tay ứng phó.

Theo nghiên cứu của các nhà khí tượng thủy văn, hiện tượng thời tiết bất thường, cực đoan này, trong tương lai sẽ ngày càng khốc liệt hơn.

Nắng nóng kỷ lục 
Chỉ trong mùa hè năm nay, tình trạng hạn hán và nắng nóng bất thường trở nên đặc biệt khắc nghiệt đối với một số nước như Ấn Độ, Israel, Ai Cập và Pakistan. Tại Ấn Độ, nhiệt độ lên tới 50 độ C khiến cho số người tử vong do nắng nóng lên tới hơn 1.240 người. Không chỉ Ấn Độ là "nạn nhân" duy nhất của tình trạng nắng nóng bất thường, đây cũng là lần đầu tiên sau hơn 40 năm, Israel ghi nhận hai đợt nắng nóng kỷ lục trong tháng 5 này. Còn tại Ai Cập, nhiều người dân buộc phải làm việc ở nhà để tránh tình trạng cái nắng bất thường chưa từng thấy. Nắng nóng kéo dài suốt 2 tuần cũng đã khiến gần 1.300 người tử vong tại Pakistan. Các bệnh viện lâm vào tình trạng quá tải người cấp cứu vì sốc nhiệt, nhà xác cũng không còn chỗ chứa thi thể nạn nhân vì cái nóng như thiêu như đốt.

Nắng nóng kỷ lục khiến hàng ngàn người thiệt mạng
Nắng nóng bất thường lên tới 50 độ C tại một số nước như Ấn Độ, Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Ở một số nước Châu Âu, vốn được biết đến với nền nhiệt trung bình chỉ vào khoảng 20 độ C nhưng nay cũng phải đối mặt với cảnh nắng nóng bất thường. Tại Anh, nhiệt độ kỷ lục lên cao nhất được ghi nhận trong 10 năm qua là 36,5 độ C. Cơ quan dự báo thời tiết của Đức cho biết, nước này đã trải qua một đợt nắng nóng kỷ lục vào hồi đầu tháng 7 vừa qua. Nhiệt độ ở một số nơi tại Đức lên tới 40,3 độ C, phá vỡ kỷ lục nắng nóng vào năm 2003 và đây cũng là nhiệt độ cao nhất kể từ năm 1881. Tại Pháp, theo ghi nhận của cơ quan khí tượng, nhiệt độ tại nhiều khu vực của nước này đã vượt ngưỡng 40 độ C. Đợt nắng nóng khắc nghiệt chưa từng có trong suốt hơn 60 năm qua này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sức khỏe người dân.

Nắng nóng bất thường tại Pháp
Nền nhiệt vốn chỉ 20 độ C nhưng năm nay, nhiệt độ tại Châu Âu đã đạt mức kỷ lục trong hơn mấy chục năm qua, có nơi lên tới hơn 40 độ C.

Hạn hán chưa từng có
Thái Lan đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ qua. Được biết đến là một quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chính phủ Thái Lan đã phải hạ mức dự báo sản lượng gạo vụ mùa chính trong năm xuống hơn 2 triệu tấn vì hạn hán kéo dài khiến mùa màng thất bát. Cũng vào thời điểm này, những người nông dân Triều Tiên cũng phải chật vật xoay xở để duy trì sản xuất nông nghiệp do phải hứng chịu đợt hạn hán kéo dài bất thường nặng nhất trong 100 năm qua.

Hạn hán chưa từng có tại Thái Lan

Hạn hán chưa từng có tại Triều Tiên
Thái Lan và Triều Tiên đang phải đối mặt với mùa màng thất bát do hậu quả của đợt hạn hán chưa từng có trong lịch sử.

“Bà hỏa” hoành hành 
Chỉ riêng trong ngày 17/7, nhiều đám cháy nghiêm trọng đã liên tiếp xảy ra tại Anh, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, cháy rừng bùng phát từ giữa trưa 17/7, chỉ sau đó vài giờ đã lan nhanh tới khu vực ngoại ô khu dân cư. Trong khi đó, tại Anh, chính quyền sở tại đã phải huy động khoảng 300 lính cứu hỏa, 100 xe cứu hỏa, hơn 100 máy bay và 6 trực thăng để dập tắt các đám cháy rừng đang hoành hành. Vào thời điểm này, bang California của Mỹ đang đối mặt với hạn hán nghiêm trọng và nguy cơ cháy rừng ở mức rất cao. Hàng loạt đám cháy rừng xảy ra đã gây thiệt hại lớn về vật chất. Trước đó, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã phải kêu gọi sự trợ giúp từ Liên minh châu Âu (EU) trong việc dập tắt các đám cháy rừng đang lan rộng.

Cháy rừng tại Mỹ
Cháy rừng tại Mỹ lan cả đến đường cao tốc khiến hàng chục ô tô bị bốc cháy.

Cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ
Hàng loạt đám cháy rừng xảy ra liên tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Hy Lạp và Mỹ đã gây thiệt hại lớn về vật chất


Lũ lụt khiến hàng trăm nghìn người phải sơ tán
Các trận mưa lớn liên tiếp khiến cho Trung Quốc rơi vào tình trạng ngập lụt. Chỉ trong tháng 5 vừa qua, các trận lũ lụt quét qua các tỉnh miền Trung và Đông Nam của nước này đã cướp đi sinh mạng của 57 người và khiến hàng trăm nghìn người phải sơ tán. Trong ngày 19/7, bốn người đã thiệt mạng và hàng ngàn người buộc phải rời bỏ nhà cửa khi nước lũ dâng ngập phần lớn tại miền bắc Philippines.

Lũ lụt tại Trung Quốc
Mưa lớn gây lũ lụt tại Trung Quốc và Philippines khiến cho nhiều người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải sơ tán khẩn cấp.

Nhiệt độ thay đổi bất thường
Đợt không khí lạnh ở Nam cực tràn qua lãnh thổ Úc dẫn đến tuyết rơi hiếm gặp trong những ngày qua ở khắp các vùng miền đông Úc. Đợt không khí lạnh này đã làm nhiệt độ giảm xuống mức âm 10 độ C ở hầu hết các vùng ở bang New South Wales và Queensland, trong khi đó thành phố Sydney được ghi nhận là có tháng 7 lạnh nhất trong 44 năm qua với nhiệt độ khi về đêm khoảng 7 độ C.

Ít nhất 11 người đã thiệt mạng vì hiện tượng thời tiết bất thường ở một tỉnh miền đông Indonesia, nhiệt độ thay đổi đột ngột đến khó tin và cũng chưa bao giờ xảy ra ở đây, từ cực nóng xuống cực lạnh. Ban ngày nhiệt độ đạt mức trung bình 35 độ C, có khi đến 40 độ C nhưng ban đêm lại giảm xuống còn 0 độ C, kèm theo băng đá.

Mưa tuyết lớn ở Úc
Mưa tuyết rơi sớm bất thường tại Úc gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người dân.
Chia sẻ