Đằng sau lệnh phong tỏa hơn 60 triệu dân vì Covid-19 ở Ý: Người sốc nặng, lo lắng như ngày tận thế, người vẫn vô tư ôm hôn coi đó là “bệnh của người già”

Diệp Lục,
Chia sẻ

Dù có lệnh phong tỏa nhưng nhiều người dân ở Ý vẫn chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình.

Vào ngày 9/3, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte thông báo toàn bộ nước này sẽ được đặt dưới lệnh phong tỏa cho đến đầu tháng 4. Đây là biện pháp quyết liệt chưa từng có để kiềm chế sự lây lan của dịch Covid-19 ở quốc gia có hơn 60 triệu dân này. Tính đến ngày 11/3, nước Ý ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm bệnh và 631 người từ vong vì virus SARS-CoV-2.

Theo quy định của việc phong tỏa, tất cả các hình thức tụ tập công khai như các sự kiện thể thao, đám cưới hay lễ tang đều bị cấm. Trường học, nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng, phòng tập thể dục, spa hay các khu nghỉ dưỡng đều bị đóng cửa. Chỉ có các quán bar và nhà hàng là được phép hoạt động nhưng bị giới hạn trong khung giờ từ 6h - 18h mỗi ngày.

Cuộc sống đảo lộn

Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Ý rơi vào tình trạng đìu hiu trong khi người dân lo lắng đứng xếp hàng dài bên ngoài các cửa hàng tạp hóa đông đúc. Lydia Carelli, một thực tập sinh 26 tuổi tại Tòa án tối cao Ý ở Rome, nói với CNN: "Đây là tình huống chưa từng thấy kể từ khi tôi sinh ra cho đến nay, hoàn cảnh như này không khác gì thời kỳ chiến tranh".

Adrian Toll, một du khách Anh đang trong kỳ nghỉ ở Rome cho hay: "Tất cả quảng trường, nhà hàng hoàn toàn vắng vẻ. Không có ai ở xung quanh. Tôi cảm nhận rằng cuộc sống của người dân Ý thực sự bị đảo lộn".

Người dân Ý sống trong vòng phong tỏa vì Covid-19: Sốc nặng, bối rối chưa từng thấy nhưng nỗi sợ lớn nhất không phải là virus mà là ý thức con người - Ảnh 1.

Một góc bảo tàng được kiểm dịch.

Người dân Ý sống trong vòng phong tỏa vì Covid-19: Sốc nặng, bối rối chưa từng thấy nhưng nỗi sợ lớn nhất không phải là virus mà là ý thức con người - Ảnh 2.

Quảng trường San Marco hoàn toàn không một bóng người ở Venice.

Khi giờ giới nghiêm được thực hiện, các nhà hàng và quan bar vốn dĩ tô điểm cho thành phố sôi động hơn thì nay đã im lìm, chỉ có vài tuyến xe buýt vẫn hoạt động. Filomena Gasparri, một người về hưu 82 tuổi sống ở vùng núi Abruzzo, phía đông Rome, nói với CNN rằng mọi người đều cảm thấy "căng thẳng".

"Tôi đã sống trong Thế chiến II, lúc ấy tôi là một cô gái nhưng tình huống này thực sự khiến tôi bị sốc vì tôi chưa bao giờ chứng kiến điều gì tương tự như vậy. Tôi lo lắng vì không biết khi nào việc phong tỏa mới kết thúc. Bạn không thể được tự do làm bất cứ điều gì mình muốn, giống như bạn đang là một người ẩn dật vậy", cụ bà cho hay.

Một số siêu thị và hiệu thuốc chỉ cho phép một lượng nhỏ khách hàng có mặt tại thời điểm đó để duy trì không gian đủ cho tất cả. Các sân bay vẫn hoạt động nhưng một số hãng hàng không đã hủy chuyến bay đến Ý. Biagio Manca, 25 tuổi, một nhân viên phục vụ ở Rome cho hay, khách hàng đến đây ngày một thưa thớt, các hàng ghế không dùng đến được xếp chồng lên nhau. Người đàn ông này gọi đó là ngày tận thế chung của mọi người.

Trong khi đó, một số người dân ở Ý tỏ ra bối rối với các quy định phong tỏa: "Mọi thứ thật khó hiểu. Bạn được khuyên nên ở nhà nhưng bạn vẫn có thể đến quán bar. Giao thông vẫn hoạt động nhưng bạn chẳng thể đi đâu được cả", ông Toni DeBella, một người dân cho hay.

Người dân Ý sống trong vòng phong tỏa vì Covid-19: Sốc nặng, bối rối chưa từng thấy nhưng nỗi sợ lớn nhất không phải là virus mà là ý thức con người - Ảnh 2.

Một khu phố không bóng người qua lại ở Ý.

Ý thức của mỗi người

Căng thẳng, bối rối và lo lắng đó là tâm trạng chung của phần lớn người dân nước Ý hiện nay. Federica Montalba, một người dân cho hay: "Lần đầu tiên tôi phải đeo khẩu trang hàng ngày như vậy. Và những người xung quanh tôi cũng bắt đầu đeo nó. Tôi không sợ bị nhiễm virus, điều tôi lo là gia đình mình có thể bị lây nhiễm. Tôi không thể đến thăm họ được vì ở đó đã có trường hợp dương tính với Covid-19. 

Điều làm tôi lo lắng nhất là sự thiếu hiểu biết cũng như vô ý thức của một số người. Họ chưa hiểu rằng chúng ta đang phải đối mặt với tình huống nguy cấp như thế nào".

Ông Emidio, 86 tuổi, nói rằng nhiều người trẻ tuổi tỏ ra rất chủ quan về virus này: "Một số thanh niên nói rằng tất cả chúng tôi rồi sẽ ổn. Đây chỉ là căn bệnh cho người già. Tôi e ngại rằng virus đang tiếp tục lây lan nhanh vì có nhiều người vẫn thoải mái ôm hôn nhau và sống như thể không có gì xảy ra cả".

Sabina Colombo, một chuyên gia tư vấn làm việc tại nhà cho hay, ở khu vực cô sinh sống nhiều người thậm chí còn không đeo khẩu trang. "Tôi nghĩ rằng trong tình huống này, mọi người cần phải có ý thức trách nhiệm và phải có hình phạt dành cho những người không tuân thủ quy định. Họ là mối đe dọa cho những người cao tuổi hoặc những người bị bệnh nặng, khả năng miễn dịch thấp".

Người dân Ý sống trong vòng phong tỏa vì Covid-19: Sốc nặng, bối rối chưa từng thấy nhưng nỗi sợ lớn nhất không phải là virus mà là ý thức con người - Ảnh 3.

Simona D'Alessi, một bác sĩ tại bệnh viện Benfratelli của Palermo cho biết bệnh viện đang quá tải và nguy cơ lây nhiễm Covid-19 là rất cao tại đây.

"Chúng tôi sắp cạn kiệt khẩu trang và găng tay. Người bệnh thì vẫn liên tục đến phòng cấp cứu. Các bác sĩ không có ngày nghỉ. Chúng tôi không biết mình phải tiếp tục tình trạng này trong bao lâu", bác sĩ này cho hay.

Bác sĩ Daniele Macchini hiện đang làm việc ở khoa cấp cứu Bệnh viện Humanitas Gavazzeni, nằm ở thành phố Bergamo, thuộc vùng Lombardy - tâm dịch Covid-19 của nước Ý đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi chia sẻ bài viết với tựa đề "Hành động của chúng ta tác động đến sự sống chết của rất nhiều người", kể về cuộc sống của ông và các y bác sĩ ở tuyến đầu chống Covid-19.

Vị bác sĩ này kêu gọi mọi người hãy kiên nhẫn, hạn chế đến nơi đông người và hãy vì sinh mạng của bản thân cũng như của cộng đồng. Bởi lẽ bệnh viện ở nhiều nơi trên nước Ý đã quá tải, mỗi máy thở giờ đây đều quý như vàng. Nhiều y tá đã phải rơi nước mắt khi không thể cứu sống được người bệnh nhiễm Covi-19.

Một người dân cho hay, việc chống dịch hiện tại cần sự chung sức và đồng lòng của cả một tập thể, không thể chỉ dựa vào sự cố gắng riêng lẻ. Và chắc chắn không một ai muốn mình trở thành bệnh nhân tiếp theo và phải đứng giữa lằn ranh sinh tử.

Người dân Ý sống trong vòng phong tỏa vì Covid-19: Sốc nặng, bối rối chưa từng thấy nhưng nỗi sợ lớn nhất không phải là virus mà là ý thức con người - Ảnh 4.

Người Ý đứng chờ xếp hàng với khoảng cách nhất định.

Nguồn: The Guardian, CNN

Cô dâu ngầu nhất mùa Covid-19, tự lái xe đến nhà trai cử hành hôn lễ và chia sẻ lý do khiến cộng đồng mạng thích thú - Ảnh 5.

Chia sẻ