Đang bão MXH "bức ảnh thu gom trứng ở siêu thị" giữa lúc Sài Gòn căng thẳng vì dịch Covid-19, bạn chọn tìm hiểu thực hư hay hùa theo chỉ trích?

Thế Huân,
Chia sẻ

Một hình ảnh "thu gom" trứng ở siêu thị thôi mà dân mạng đã tranh cãi dữ dội thế này đây.

Có thể nói ở thời điểm hiện tại, trứng gà và hành lá là hai mặt hàng "best seller" ở tất cả các siêu thị, đặc biệt là tại TP.HCM. Trước đó theo ghi nhận của nhóm phóng viên ở các siêu thị online, mặt hàng rau xanh đã tăng giá đáng kể, đặc biệt là các loại rau thơm gia vị như hành ngò thậm chí còn tăng gấp 2-3 lần.

Vậy nên nhiều người còn nói đùa với nhau, giàu có lúc này không phải là trong nhà có thịt mà là có được bó hành, làm được chảo trứng chiên ngập topping hành lá là xịn lắm rồi. Bởi vì trứng và hành lá khan hiếm vậy, nên mới đây, hình ảnh về một chiếc giỏ xe đẩy siêu thị chất đầy trứng, được cho là "ôm hàng tích trữ" đã gây xôn xao khắp cõi mạng.

Và tất nhiên như mọi khi, một trận hỗn chiến bình luận đến từ những netizen đã nổ ra khi ai cũng có "giả thuyết" riêng cho mình khi thấy hình ảnh này.

Đang bão MXH bức ảnh thu gom trứng ở siêu thị giữa lúc Sài Gòn căng thẳng vì dịch Covid-19, bạn chọn tìm hiểu thực hư hay hùa theo chỉ trích? - Ảnh 1.

Hình ảnh gây xôn xao cộng đồng mạng

Theo đó, mặc dù không rõ bức ảnh được chụp vào khoảng thời gian nào. Tuy nhiên, khi nhìn cái biển mỗi người đứng cách 2 mét bên dưới, nhiều người đoán đó là ảnh mua sắm gần đây của người đàn ông trong ảnh. Khi nhìn vào chiếc xe đẩy hàng, netizen đã không khỏi... sốc nặng khi thấy vị khách hàng này ôm hàng chục vỉ trứng.

Một vài bình luận của cư dân mạng:

- Thật sự lúc này nhìn mấy ảnh này tôi "cáu" ghê, người không có để mua người ôm rất nhiều hàng thế này.

- Này mua về để bán lại chắc luôn chứ không ai ăn nhiều như thế.

- Bây giờ còn có cả "đầu tư trứng" cơ đấy.

Tuy nhiên, nhiều người cũng phản bác lại cho rằng không nên suy đoán, quy chụp động cơ mua hàng của một người chỉ qua một tấm ảnh. Thứ nhất chất lượng ảnh khá thấp, có thể đã được đăng đi đăng lại trên khá nhiều group - tam sao thất bản. Thứ hai, sẽ ra sao nếu người đàn ông này mua để phát từ thiện, hay mua giúp cho cả một khu phố đang bị cách ly? Rất nhiều phương án có thể nghĩ ra, thay vì "quy chụp đang đầu cơ trứng".

Đang bão MXH bức ảnh thu gom trứng ở siêu thị giữa lúc Sài Gòn căng thẳng vì dịch Covid-19, bạn chọn tìm hiểu thực hư hay hùa theo chỉ trích? - Ảnh 2.

Trứng là loại thực phẩm dễ dùng, nhà nào cũng cần có trong mùa dịch

Những ý kiến bênh vực như sau:

- Lỡ đâu người ta mua về nấu cơm từ thiện hoặc cho lại hàng xóm cư dân nào cần thì sao. Vậy cũng nghiệp được nữa!

- Lấy được cái điện thoại ra chụp mà không có gan hỏi thử mua nhiều vậy để làm gì? Lỡ họ nấu cơm từ thiện thì có phải bị chửi oan không chứ?

- Sao không nghĩ người ta mua về chia cho người này người kia? Mua giúp? Bếp cơm từ thiện? Nhiều lí do mà? Dịch bệnh ai cũng phải cần ăn, mình biết ăn người khác cũng biết ăn mà? Họ mua 1 lần để khỏi phải ra đường nhiều lần thì cạn lời chỗ nào vậy bạn?

Theo tìm hiểu ở các hệ thống siêu thị hiện tại, đa số đều có giới hạn việc người mua các mặt hàng thiết yếu. Cụ thể ở hệ thống Co.opmart ở Chi nhánh An Phú Quận 2 - TP. Hồ Chí Minh, bạn chỉ có thể mua tối đa 2 vỉ trứng/người. Những hệ thống khác như Bách Hoá Xanh, Vinmart khi mua hàng đều sẽ được nhân viên nhắc nhở là không được tích trữ thực phẩm. 

Đang bão MXH bức ảnh thu gom trứng ở siêu thị giữa lúc Sài Gòn căng thẳng vì dịch Covid-19, bạn chọn tìm hiểu thực hư hay hùa theo chỉ trích? - Ảnh 3.

Ở Mega Market, mỗi người chỉ được mua 3 vỉ trứng/ngày

Đang bão MXH bức ảnh thu gom trứng ở siêu thị giữa lúc Sài Gòn căng thẳng vì dịch Covid-19, bạn chọn tìm hiểu thực hư hay hùa theo chỉ trích? - Ảnh 4.

Con số này ở Emart là 2 vỉ trứng/ngày

Theo như bức hình hiện đang được chia sẻ rộng rãi kể trên, bối cảnh khá giống với chuỗi siêu thị AEON Mall. Theo lời những người từng mua hàng tại hệ thống siêu thị này gần đây, cũng giống như Co.opmart, mỗi người chỉ được mua giới hạn nhất định trứng. Nếu lấy nhiều hơn nhân viên cũng không thanh toán. 

Vậy nên để nói hình ảnh này được mua vào thời điểm giãn cách xã hội gần đây là không chính xác. 

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ