Dân văn phòng rước họa vào thân vì thói quen "nhịn" tiểu

N.Diệp,
Chia sẻ

Thói quen "nhịn" tiểu cho dù đang có nhu cầu đi vệ sinh của dân văn phòng tưởng nhỏ nhặt nhưng lại ẩn chứa những rủi ro lớn cho sức khỏe.

Chức năng của bàng quang

Bàng quang là một cơ quan nằm trong khu vực xương chậu và được hỗ trợ bởi cơ xương chậu. Nó là một túi cơ được cơ thể dùng làm nơi chứa nước tiểu cho đến khi nước tiểu được giải phóng ra khỏi cơ thể. Hệ thống thần kinh sẽ làm nhiệm vụ phát ra tín hiệu cho chúng ta biết rằng thời điểm nào là cần thiết cho việc đi vệ sinh.

Tác hại của thói quen nhịn tiểu

Một bàng quang trung bình có khả năng giữ khoảng 2 lít chất lỏng và việc nhịn tiểu trong một thời gian dài có thể gây hại cho bàng quang. Cơ chế phản hồi tự động trong bàng quang sẽ gửi một tín hiệu đến não khi nó đầy, sau đó não sẽ truyển tín hiệu kêu gọi bạn thực hiện việc đào thải nước tiểu.

Nhưng nếu bạn không đáp lại tín hiệu này, mà hạn chế tối đa việc phải vào nhà vệ sinh hoặc "nhịn" tiểu thì cơ thể của bạn có thể bị mất khả năng nhận biết đâu là lúc thích hợp để đi tiểu. Nói cách khác, bạn sẽ mất khả năng kiểm soát việc đào thải nước tiểu.

Việc mất kiểm soát này không phải là rắc rối duy nhất khi bạn có thói quen nhịn tiểu. Khi bạn thường xuyên nhịn tiểu do thói quen hay vì ngại phải liên tục vào nhà vệ sinh của công ty, bàng quan sẽ trở thành nơi tích tụ và sản sinh của nhiều vi khuẩn. Các loại vi khuẩn này là một trong những thủ phạm hàng đầu gây ra chứng nhiễm trùng đường tiểu.

Dân văn phòng rước họa vào thân vì thói quen
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu thường có nguy cơ cao hơn ở phụ nữ so với nam giới. Ảnh minh họa

Chứng bệnh này được đặc trưng bởi các triệu chứng như đau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều, sốt, ớn lạnh và đau dạ dày. Nếu chứng nhiễm trùng đường tiểu không được chữa trị phù hợp và kịp thời thì thận cũng sẽ bị viêm nhiễm và gây ra nhiều hậu quả nặng nề như sỏi thận, viêm thận...

Theo Tiến sĩ Michael Robinette, một bác sĩ tiết niệu tại Bệnh viện Cộng đồng Toronto (Mỹ) thì giáo viên là những người ít đi vệ sinh hơn người làm các ngành nghề khác. Do đó, họ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu cao hơn cả. Bên cạnh đó, giới tính cũng ảnh hưởng đến việc giải “quyết nhu cầu này”.

Tiến sĩ Mark Gordon, một chuyên gia tiết niệu khác tại Bệnh viện Y Suncoast bang Florida (Mỹ) nói rằng phụ nữ có xu hướng nhịn tiểu nhiều hơn do họ ngại vấn đề vệ sinh khi sử dung chung bồn vệ sinh nơi công cộng. Vì vậy, bệnh nhiễm trùng đường tiểu thường có nguy cơ cao hơn ở phụ nữ so với nam giới. Tiến sĩ Gordon cũng cho biết thêm, số lần đi tiểu" bình thường" nên là 8-10 lần một ngày.

Giải pháp

Bởi vì các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não khi bàng quang đầy, điều quan trọng là bạn phải chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo rằng bàng quang đã sẵn sàng để đào thải nước tiểu. Một cảm giác đầy,tức ở khu vực bàng quang sẽ cho thấy đó là thời điểm cần thiết để đi tiểu. Để đảm bảo bàng quang vẫn khỏe mạnh, bạn phải đi tiểu thường xuyên để tránh sự tích tụ nước tiểu. Ngoài ra, các bác sĩ khuyến khích chúng ta không uống quá nhiều trước khi đi bất cứ nơi nào mà phòng vệ sinh quá bẩn hoặc không có nhà vệ sinh hoặc đơn giản là bạn không muốn đi vệ sinh tại nơi đó.

Khi phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đi tiểu buốt, đau tức khu vực bàng quang khi tiểu thì bạn cần đến ngay phòng khám chuyên khoa gần nhất để được tư vấn. Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, các bác sĩ có thể kê toa thuốc để chữa trị nhanh, giảm đau hiệu quả.



Nhịn tiểu cũng có thể dẫn tới choáng ngất, viêm nhiễm đường tiết niệu
Dân văn phòng rước họa vào thân vì thói quen
Chia sẻ