"Cưới vội" ngày đẹp dễ dẫn đến "chia tay nhanh"?

,
Chia sẻ

Hiện tượng nhiều đôi đua nhau cưới đúng ngày đẹp như 09/09/09 và sắp tới là 10/10/10 rồi 11/11/11, các nhà xã hội học lo ngại phong trào “cưới vội” sẽ dễ dẫn đến cảnh “chia tay lẹ làng”.

Một đôi bạn ngồi chờ ở văn phòng đăng ký kết hôn của Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông trong ngày "trường cửu" 9/9/2009.

Theo kết quả một cuộc khảo sát do Trung tâm Đăng ký Hôn nhân ở khu Phố Đông sầm uất của Thượng Hải, khoảng 20 trong số 917 cặp từng nhận giấy kết hôn tại đây vào ngày 08/08/2008 đã chia tay. Hy hữu hơn, một đôi bạn mới quen nhau ngày 1/8 năm ngoái nhưng cũng vội vàng cưới hôm 8/8 để kịp có “giấy chứng nhận đám cưới mùa Olympic”, và nhanh chóng “bái bai” nhau vào tháng 10 cùng năm.

Chỉ tính riêng tại thủ đô Bắc Kinh hôm 9/9 đã có 18.979 đôi đứng xếp hàng chờ đăng ký kết hôn, gấp nhiều lần so với số lượng trung bình hàng ngày. Sự kiện này tạo ra kỷ lục trong 6 thập kỷ và vượt qua con số 15.646 của ngày 8/8/2008 – thời điểm khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh. Các nhân viên ở quận Triều Dương thậm chí phải làm việc đến tận nửa đêm để giải quyết những chồng đơn dày cộm.

Đôi bạn này kiên nhẫn ngồi chờ đến lượt mình đăng ký kết hôn tại Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương ngày 9/9.

Các đôi tình nhân chen chúc nhau đi đăng ký kết hôn tại Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô hôm 9/9.

Cảnh tượng tương tự cũng diễn ra ở Hải Khẩu, đảo Hải Nam...

... và Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông trong ngày "trường cửu". Nhân viên nhiều văn phòng kết hôn tại Trung Quốc phải làm thêm giờ hôm 9/9 để giải quyết số lượng đơn xin kết hôn khổng lồ.

Cảnh tương tự cũng diễn ra với nhiều thành phố khác. Tại khu trung tâm Quảng Châu, hơn 6.000 cặp đến nộp đơn ở 24 văn phòng đăng ký kết hôn; số lượng này ở Nam Kinh là khoảng 3.000.

“Con số 6.106 là kỷ lục các cặp kết hôn trong một ngày hồi năm 1949, năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Li Zhizhen – Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Châu – cho biết. “Nhưng số giấy chứng nhận phát ra hôm 9/9 còn nhiều hơn thế!”. Năm ngoái, thành phố này có 3.300 đôi cưới ngày 8/8, còn tính trên toàn Trung Quốc đại lục thì số lượng đó ít nhất là 314.224 cặp.

“Hôm nay đúng là quá đẹp! Chúng tôi thật may mắn khi cưới đúng ngày 9/9/2009. Con số đặc biệt này sẽ chúc phúc cho tình yêu vĩnh cửu của vợ chồng tôi”, Zhang Peng và vợ mới cưới chia sẻ niềm vui tại một văn phòng đăng ký hôn nhân của thành phố Thành Đô. Thư ký ở đây tiết lộ có tối thiểu 140 cặp nối đuôi nhau chờ trong vòng một tiếng khi văn phòng mở cửa lúc 7h sáng.

Các đôi mừng rỡ khoe giấy kết hôn đúng ngày 9/9/2009 tại thành phố Tảo Trang, tỉnh Sơn Đông.

Đôi tình nhân chụp hình kỷ niệm sau khi nhận được giấy kết hôn hôm 9/9 tại Bắc Kinh. Chỉ tính riêng tại thủ đô Trung Quốc hôm qua đã có 18.979 đôi đứng xếp hàng chờ đăng ký kết hôn, gấp nhiều lần so với số lượng trung bình hàng ngày.

Trong suy nghĩ của nhiều người Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung, 08/08/08 và 09/09/09 là dãy số may mắn và mang ý nghĩa lâu bền, còn chuỗi 10/10/10 và 11/11/11 lần lượt tượng trưng cho sự hoàn hảo về mọi thứ và sự toàn tâm toàn ý.

“Việc cưới vào ngày đẹp và độc đáo không thể đảm bảo người ta sẽ có một cuộc hôn nhân bền vững”, Hu Guangwei – Phó Giám đốc Hội Nghiên cứu Xã hội của Học viện Khoa học Xã hội tỉnh Tứ Xuyên – khẳng định.

“Ngày có con số may mắn chủ yếu chỉ mang đến sự yên chí về mặt tâm lý. Vì thế, các đôi tình nhân tốt hơn đừng chạy theo mốt để vội vã kết hôn đúng ngày đẹp khi chưa thật sự hiểu rõ về nhau”.

Cảnh lãng mạn trong một văn phòng đăng ký kết hôn ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông hôm 9/9.

'Cưới vội' ngày đẹp dễ dẫn đến 'chia tay nhanh'? 'Cưới vội' ngày đẹp dễ dẫn đến 'chia tay nhanh'?

Các nhà xã hội học lo ngại phong trào "cưới vội" cho kịp ngày đẹp sẽ dễ dẫn đến cảnh "chia tay lẹ làng".

Theo Zing/Xinhua

Chia sẻ