Cuộc sống ở tuổi 35 của con gái lớn Lý Liên Kiệt khiến nhiều người giật mình: Mối quan hệ xấu của cha mẹ ảnh hưởng lớn đến trẻ

Thanh Hương,
Chia sẻ

Cuộc hôn nhân đổ vỡ của cha mẹ đã tác động lớn đến Lý Tư.

Lý Liên Kiệt (SN 1963) là một nam diễn viên võ thuật nổi tiếng tại Trung Quốc. Ngoài ra, anh còn là nhà sản xuất, nhà hoạt động từ thiện. Anh được mọi người biết đến qua các vai diễn đình đám trong phim: "Anh hùng", "Hoàng Phi Hồng", "Long môn phi giáp", "Đầu danh trạng"…

Con đường sự nghiệp thành công vang dội nhưng đời tư của nam tài tử khá rắc rối. Anh trải qua 2 cuộc hôn nhân với 4 cô con gái. Hai con gái lớn của anh là Lý Tư, Lý Đài Mật với vợ đầu Hoàng Thu Yến. Và 2 con gái sau là Jane Li và Jada Li với vợ hai Lợi Trí - Hoa hậu Châu Á đăng quang năm 1986. 

Lý Liên Kiệt từng bị chỉ trích bỏ rơi vợ con để chạy theo tiếng sét tình yêu với Lợi Trí - Hoa hậu Châu Á, sau này lại bị chỉ trích không hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ làm cha; thiên vị, yêu thương các con với vợ mới hơn là các con với vợ cũ. 

Cuộc sống ở tuổi 35 của con gái lớn Lý Liên Kiệt khiến nhiều người giật mình: Mối quan hệ xấu của cha mẹ ảnh hưởng lớn đến trẻ - Ảnh 1.

Lý Liên Kiệt và Hoàng Thu Yến thời trẻ.

Lý Tư, con gái lớn của Lý Liên Kiệt với vợ cả năm nay 35 tuổi, hiện sống cùng mẹ và cha dượng ở Mỹ. Cô tốt nghiệp đại học xuất sắc, có công việc ổn định, nhưng vẫn chưa kết hôn. Nguyên nhân là bởi Lý Tư bị ám ảnh bởi cuộc hôn nhân đổ vỡ của mẹ, cũng như tuổi thơ bị cha bỏ bê. Cô không dám bước chân vào con đường hôn nhân vì những gì đã xảy ra với cha mẹ mình. 

Ngược dòng thời gian về năm 1990, bố mẹ ly hôn, Lý Tư được giao cho bố nuôi dưỡng vì mẹ không đủ điều kiện tài chính. Nhưng Lý Liên Kiệt khi ấy bận rộn công việc nên để các con cho mẹ đẻ nuôi. Lý Tư từng tâm sự tuổi thơ của mình là những ngày trống trải. Cô không hiểu vì sao bố mẹ không bao giờ xuất hiện, chỉ thi thoảng mới gọi một cuộc điện thoại hoặc gửi cho con gái một món quà. Tuổi nhỏ, cô không biết vì sao bố mẹ lại không ở cùng nhau nữa.

Sau này, Lý Tư chỉ biết sự thật khi hàng xóm, bạn bè bắt đầu nửa đùa, nửa thật trêu "bố đi lấy vợ khác rồi"; thậm chí, còn những lời ác ý hơn như "đứa trẻ hoang", "mẹ không muốn gặp, bố có vợ mới". Có thể nói, tâm hồn của Lý Tư đã bị tổn hại nghiêm trọng. Đến khi Lý Tư trưởng thành, Lý Liên Kiệt cũng không có đầy đủ sự quan tâm, cộng thêm việc bị bỏ bê từ nhỏ khiến cho cô luôn oán hận cha mình. 

Lý Tư từng nói về mình như sau: "Bố tôi là Lý Liên Kiệt, mẹ tôi là Hoàng Thu Yến. Tôi bị coi là "đứa trẻ bị bỏ rơi". Câu nói đủ để thấy cô đau lòng, ám ảnh thế nào về gia đình tan vỡ của mình.

Cuộc sống ở tuổi 35 của con gái lớn Lý Liên Kiệt khiến nhiều người giật mình: Mối quan hệ xấu của cha mẹ ảnh hưởng lớn đến trẻ - Ảnh 2.

Lý Tư

Đến khi Hoàng Thu Yến nói chuyện, cố gắng khuyên bảo, chia sẻ rằng Lý Liên Kiệt vẫn luôn yêu thương các con, cũng như đóng góp vật chất, giúp con gái có môi trường học tốt, Lý Tư mới nguôi ngoai, không còn oán hận gay gắt nhưng cũng không bao giờ có thể thân thiết được. 

Từ câu chuyện của gia đình Lý Liên Kiệt, có thể thấy, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng rất lớn đến con cái. Tuy nhiên, việc cha mẹ ly hôn không phải nguyên nhân lớn khiến trẻ tổn thương mà là cách cha mẹ đối xử với nhau, cũng như cách cha mẹ dành tình yêu thương, sự quan tâm đến con hậu ly hôn. 

Vậy, với những gia đình ly hôn, phải làm thế nào để con cái không bị tổn thương?

Đầu tiên, hãy nói với con về việc ly hôn, hãy cho con hiểu rằng việc chia tay giữa bố mẹ là quyết định của riêng bố mẹ, và nó không ảnh hưởng đến tình yêu thương của bố mẹ dành cho con. Thứ hai, không được nói xấu người còn lại trước mặt con cái. Đây là điều tối kị, là một quy tắc quan trọng trong văn hóa ly hôn đối với cặp đôi hậu chia tay. Khi không thể hàn gắn, chung sống với nhau nữa, ai đúng ai sai đã không còn quan trọng, hãy cư xử với nhau bằng phép lịch sự tối thiểu. Và nên nhớ rằng, những đứa trẻ còn cả tương lai tươi đẹp phía trước. Đừng để sự hận thù của cha mẹ làm ảnh hưởng đến tương lai của con.

Thứ ba, dù không còn chung sống nhưng cha mẹ cần cùng nhau có trách nhiệm, phải hợp tác trong việc nuôi dạy con cái, để con cảm nhận được tình yêu thương đầy đủ của cha mẹ. Khi không thể ở cùng con, cha/mẹ cũng cần thường xuyên gọi điện thoại, đến thăm con. Phía người được nuôi dưỡng cần tạo điều kiện để con được gặp gỡ cha/mẹ. 


Chia sẻ