Cuộc sống chen chúc trong ngôi nhà "cá hộp" giữa phố cổ Hà Nội
Ngay giữa phố cổ Hà Nội vẫn còn những cảnh khó tin: 3 thế hệ chen chúc trong căn nhà 5m2 hay cả gia đình làm "cá hộp" trong 3m2 dưới gầm cầu thang.
Clip "Cuộc sống trong ngôi nhà "cá hộp" giữa phố cổ Hà Nội
Trong lòng khu phố đậm đặc di sản và văn hóa đất và người Thủ đô, giữa thế kỷ 21, có những cảnh sống chật chội khó có thể tin được. Nằm sâu trong một con ngõ trên phố Hàng Vải (P. Hàng Bồ, Q. Hoàn Kiếm) là những căn nhà 5m2 xây trên nóc nhà xí, 8 người chen chúc nhau ở hay cả gia đình làm "cá hộp" trong nhà 3m2 dưới gầm cầu thang. Lối đi bé chỉ đủ một người qua lọt. Chị Huyền, con dâu trưởng của gia đình đang đem bô đi đổ.
Ông Tuyền cho biết, năm 1985, "căn nhà" được làm bằng cót ép, bắn mái tôn, khoảng 2m2, giờ là bếp và hầm để xe.
Mãi sau này, sau 2 lần cơi nới, chồng tầng mới được 5m2.
Tầng 2 được chia làm đôi bằng cửa lùa là tổ ấm của gia đình hai cậu con trai,
Tầng 1 là phòng của hai ông bà, phòng thờ cúng kiêm phòng khách.
Ít khi cả 8 người trong nhà có thể tập trung cùng lúc. Mỗi người một nghề, họ đi về một khung giờ khác nhau.
6 giờ 30 sáng, cả nhà chỉ còn 4 người ở nhà.
Nhà chật, con gái chị Huyền phải ra sân đánh răng.
Cô bé sắp vào lớp 1, đã biết tự rửa mặt…
…trong khi mẹ dọn nhà.
Trong nhà lúc nào cũng nồng nặc mùi xú uế bốc lên từ nhà xí chung.
Nhà tồn tại từ những năm 70 của thế kỷ trước, nhà xí này bây giờ vẫn được nhà ông Tuyền và vài gia đình sử dụng.
Chị Huyền lau dọn liên tục, nhưng căn nhà không khỏi "bốc mùi".
Nhà có 3 xe máy, nhưng cũng chỉ nhồi được 2 chiếc vào nhà, 1 chiếc phải đem đi gửi.
Ông Tuyền khoe, cả nhà chỉ có ông là biết cách dắt xe ra, xe vào.
Để cho tiện, mỗi gia đình nhỏ một mâm cơm, ăn uống theo giờ giấc khác nhau.
Chiều muộn, khi bố mẹ chồng đã xong bữa, cô con dâu mới đi làm về...
…và nhanh chóng chuẩn bị cơm nước. Cả nhà có một cái bếp chung chỉ vừa một người đứng,
Bà Nhung lau rửa cho cậu cháu nội thứ hai.
Tất cả hoạt động của đại gia đình này đều cạnh toilet công cộng cũ của khu.
Gia đình 3 thế hệ này là những người lao động bình thường. Đã ngấp nghé tuổi 70, ông Tuyền vẫn tranh thủ chạy xe ôm, bà Nhung vợ ông cũng xoay xỏa buôn bán lặt vặt.
Cách nhà ông Tuyền không xa, là "căn hộ" 3m2 dưới gầm cầu thang của gia đình chị Hoàng Thị Dung.
Đây vốn là chỗ hõm vào của lối cầu thang đi lên tầng trên dãy nhà tập thể, cửa chỉ đủ kê một miếng phản gỗ.
3m2 này là vừa không gian thờ cúng, chỗ chất đồ đạc vừa là bàn ăn, góc học tập của cô con gái và giường ngủ.
Gia đình chị Dung có 3 người: vợ chồng chị và cô con gái đã học lớp 12.
Mỗi ngày, chị Dung chỉ nấu cơm một lần vào buổi trưa, để dành ăn cả hai bữa.
Chị kể, khoảng 12 giờ đêm cả nhà mới đi ngủ.
Tư thế ngủ gần 20 năm qua của cả gia đình là… úp thìa, luôn phải nghiêng một bên.
Khi đã nằm xuống, tất cả cố định vị trí, không cục cựa được chứ đừng nói đến trở mình.
Quanh năm, ngày cũng như đêm, căn nhà ẩm mốc và thiếu sáng, luôn phải bật đèn.
Những mảng vôi trên "trần" nhà thỉnh thoảng lại rã ra, rơi lả tả xuống mặt.
Chị cay đắng kể: "Hồi tôi mới về làm dâu, không thể tưởng tượng nổi nhà chồng mình lại chật như thế.
Ngày nào cũng cụng đầu vào tường, lại còn mùi cống xông thẳng vào nhà, không thể thở nổi.
Từ quần áo cho đến người mốc hết cả. Ở quê không ốm đau bao giờ, vậy mà về đây, tôi bị một trận cảm tả suýt chết…"
Sau lưng chị là góc học tập của cô con gái, nơi cô bé dán chữ "Cười lên nào" như tự dặn dò mình.
Chị tận dụng dây cáp của khu nhà làm chỗ phơi quần áo.
Khu bếp được bố trí ngay trước cửa nhà.
Gần 20 năm từ Hưng Yên lên Hà Nội làm dâu, cách đây ít lâu, ở quê mới biết hoàn cảnh sống của chị.
Gia đình chị ít khi có khách đến thăm.
Chị bán hàng nước; còn anh Thành chồng chị (bên trái) sửa chữa lặt vặt, chạy xe ôm kiếm sống qua ngày.
8 giờ tối, cô con gái vẫn chưa đi học về, chị tranh thủ ăn cơm trong khi chồng dời hàng nước sang chỗ khác.
Chị chia sẻ, khổ thì khổ vậy nhưng vẫn phải bám lấy mặt đường kiếm kế sinh nhai, tất cả để lo cho con ăn học.