Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày, giờ nào thì tốt?
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch có thể diễn ra vào giờ Dậu (17-19 giờ) từ mùng 2 đến trước 12h ngày 15/7 âm lịch.
Cúng cô hồn vào ngày nào?
Người xưa quan niệm,15/7 âm lịch là giới hạn của kỳ "mở cửa" Quỷ Môn Quan, sau ngày này,người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng nữa nên có thể cúng cô hồn từ ngày mùng 2 tới trước 12 giờ trưa ngày 15/7.
Tuy nhiên, lưu ý là tháng 7 Âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu, vì vậy trước khi tiến hành lễ cúng cô hồn, các gia đình phải làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước (theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc của Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA).
Cúng cô hồn vào giờ nào?
Lễ cúng cô hồn thường được diễn ra vào giờ Dậu (17 - 19 giờ), lý do là bởi người ta tin rằng các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời mà theo thuyết ngũ hành âm dương, giờ Dậu là thời điểm nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn mới ăn uống được.
Những lưu ý khi cúng cô hồn
Mâm lễ cúng tháng cô hồn được đặt trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán, cửa hàng). Tuyệt đối không làm lễ cúng cô hồn trong nhà bởi theo quan niệm của người xưa làm thế sẽ rước vong vào nhà.
Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn không đem vào nhà. Đồ mã đốt ngay tại chỗ, còn đĩa muối, gạo rải ra tám hướng.
Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp hương khấn vái mà có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Bởi theo dân gian, nếu giật lại, hậu quả nhận được là điều tệ hại.
Nghi thức cúng cô hồn tháng 7
Ngày Rằm tháng 7 còn được gọi là ngày “xá tội vong nhân” , đây là ngày Rằm lớn trong năm. Do đó, nghi thức cúng cô hồn vào tháng 7 thường được diễn vào ngày Rằm và lễ vật bày biện trên mâm cúng cũng đầy đủ và chỉnh chu hơn so với thủ tục hàng tháng.
Nghi thức diễn ra theo trình tự sau:
Chuẩn bị mâm cúng, lễ vật và bày biện ra bàn: Bàn cúng phải đặt ở trước cửa hoặc ngoài sân, không được tiến hành cúng trong nhà.
Đọc văn khấn: Khi khấn phải thành tâm và đọc rõ ràng họ tên, địa chỉ.
Buổi cúng sẽ kết thúc khi bạn vãi gạo, muối ra đường và hóa vàng mã nhằm mời các vong linh, cô hồn đi ngay, không còn lẩn quẩn xung quanh nhà nữa.
Lưu ý khi cúng
Nghi lễ cúng cô hồn rất quan trọng, gia chủ cần tìm hiểu kỹ càng những thủ tục trên và các lưu ý sau đây:
Nghi thức phải được thực hiện ở ngoài đường hoặc ngoài sân trước cửa nhà, không được tiến hành trong nhà.
Trang phục phải gọn gàng, chỉnh tề, không được ăn mặc hở hang hoặc tốt hơn nên mặc áo lam khi cúng.
Thắp hương phải thắp thẳng đứng, không được nghiêng ngả.
Người lớn tuổi, trẻ em hoặc phụ nữ có thai phải tránh không đến gần nơi cúng vì có thể sẽ bị các vong linh trêu chọc.
Mâm cúng không được dùng đồ mặn vì sẽ làm nổi lên lòng sân si dẫn đến các cô hồn không chịu đi mà ở lại gia đình bạn quấy rối.
Các đồ cúng xong không được dùng vì những món này đã chứa nguồn năng lượng âm. Nếu gia đình sử dụng sẽ gặp nhiều điều không may.
Với các nghi thức cúng trong ngày Rằm tháng 7 phải thực hiện lần lượt như sau: Lễ cúng Phật, Thần linh, Gia tiên sau đó mới đến cúng cô hồn và cuối cùng là phóng sinh.
Tránh cãi nhau và buồn bực vào những ngày này.
Thực hiện nghi thức cúng cô hồn chuẩn xác sẽ giúp bạn và gia đình tránh được những xui rủi và âm khí xung quanh. Tuy nhiên, dù làm việc gì thì bạn cũng nên thành tâm và chuẩn bị chu đáo để cả gia đình an tâm, không bị vong linh đeo bám và gặp được nhiều may mắn.
* Thông tin mang tính tham khảo!