"Cùng 1 lớp, cùng 1 thầy, sao học lực giữa các học sinh lại có sự chênh lệch?" - Thầy giáo chỉ rõ nguyên nhân!
Dù lo lắng nhưng cha mẹ cũng không thể đổ lỗi cho con cái hay nhà trường, bởi có những nguyên nhân khác đến từ gia đình.
Trong một lớp học, bao giờ lực học của học sinh cũng được phân hóa một cách rõ ràng. Nhiều học sinh thực sự gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài mặc dù đã rất chăm chỉ và cố gắng. Cũng có những em nhìn có vẻ học hành thảnh thơi nhưng thành tích vẫn đáng ngưỡng mộ.
Trên thực tế, rất nhiều phụ huynh thắc mắc như vậy: các con rõ ràng học cùng lớp, cùng giáo viên, sao có thể có điểm chênh lệch lớn như vậy? Dù lo lắng nhưng cha mẹ cũng không thể đổ lỗi cho con cái hay nhà trường, bởi có những nguyên nhân khác đến từ gia đình.
1. Cha mẹ rất coi trọng việc học, liệu đã đủ khiến con trở thành bậc thầy về học thuật?
Có một câu nói: "Sự cạnh tranh giữa những đứa trẻ, suy cho cùng là sự cạnh tranh về điều kiện và nỗ lực của cha mẹ".
Đối với câu này, thầy Trương - một giáo viên lâu năm ở Thượng Hải (Trung Quốc) cho rằng, mình vừa tán thành nửa phản đối. Đúng là nếu cha mẹ có điều kiện, con cái sẽ được hưởng một môi trường học tập và trưởng thành vượt trội hơn. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, khó có thể đảm bảo rằng điều đó giúp đứa trẻ chắc chắn sẽ là thành phần học sinh có thành tích tốt nhất.
Lấy một phụ huynh của thầy Trương làm ví dụ, anh ấy từng tốt nghiệp đại học, vì vậy việc dạy kèm con làm bài tập lớp không thành vấn đề. Khi phát hiện ra rằng con mình học hành sa sút, ông bố đã không tham gia bất kỳ hoạt động giải trí nào, chỉ cố gắng hết sức giúp con nhưng lại nhận được kết quả ngược lại. Vì vậy, ở một chừng mực nào đó, việc cha mẹ có chu đáo và nỗ lực không phải là yếu tố chính để đảm bảo thành tích học tập tốt của trẻ.
Bởi chúng ta phải hiểu một sự thật, cho dù cha mẹ học trường thuộc nhóm Ivy League, thì việc học hành của con cái cuối cùng vẫn là do con tự mình đối mặt.
2. Có 3 điểm mấu chốt quyết định khoảng cách thành tích của những đứa trẻ
Thầy Trương đã chỉ ra 3 yếu tố chi phối thành tích của trẻ:
Trẻ có động lực học tập từ bên trong không?
Khi nói đến việc học, có 2 loại động lực: một là động lực bên trong, hai là động lực bên ngoài. Cái gọi là ngoại lực cũng giống như một chiếc đồng hồ cơ, vặn một lần thì nó sẽ tiến lên một chút, chỉ cần bạn không vặn thì đồng hồ có thể dừng lại tại chỗ.
Tương ứng với vấn đề học tập, một số trẻ giống như một chiếc đồng hồ cần "ngoại lực" để tự vận hành, giáo viên đẩy, trẻ tiến lên hai bước, phụ huynh hét hai lần, trẻ làm 2-3 bài rồi lại đình trệ. Vì vậy, trong tiềm thức những học sinh như vậy thường nghĩ rằng việc học là dành cho người khác.
Ngược lại, những đứa trẻ đạt điểm xuất sắc thường có nội lực siêu mạnh, chúng sẽ quy việc học cho bản thân để có được cảm giác cạnh tranh, thành tích và vinh dự mà chúng mong muốn.
Thầy Trương nói rằng thầy từng dạy một đứa trẻ, dù không thông minh, những kiến thức mới không bao giờ nắm vững ngay lập tức nhưng học sinh này lại có một ưu điểm, đó là bạn chỉ cần khen ngợi, em sẽ ngay lập tức có thể học tinh thông.
Đây là cảm giác vinh dự có được đối với một đứa trẻ, không phải đối với người khác mà đối với chính nó. Vì vậy, những đứa trẻ học giỏi thường có động lực bên trong mạnh mẽ, đủ để khiến chúng ngày càng chăm chỉ hơn, để leo lên những ngọn núi cao hơn, vượt qua những cấp độ khó hơn.
Trẻ có khả năng tự kỷ luật hay không?
Đối với học sinh, kỷ luật tự giác có nghĩa là khi học tập, trẻ sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự nhộn nhịp của thế giới bên ngoài, thức ăn ngon và cảnh đẹp.
Nhà giáo dục Ushinsky từng nói: "Nếu bạn phát triển những thói quen tốt, bạn sẽ tận hưởng sự thú vị mà nó mang lại trong suốt cuộc đời của bạn. Nếu bạn phát triển những thói quen xấu, bạn sẽ phải trả những khoản nợ vô tận trong suốt cuộc đời của mình. Kỷ luật tự giác là một thói quen tốt, và có thể khiến nhiều người được hưởng lợi suốt đời.
Trẻ em có nghiện điện thoại di động không?
Điện thoại di động hiện nay rất phổ biến, có em đã sở hữu chiếc điện thoại đầu tiên từ khi còn học tiểu học. Nhưng đồng thời, vấn đề về điện thoại di động cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho việc học tập đi xuống của nhiều trẻ em.
Một nghiên cứu từng theo dõi 100 trẻ em với 2 nhóm: 50 em được tiếp cận với điện thoại di động và 50 em còn lại thì không. Sau 10 năm theo dõi, người ta thấy rằng trong số 50 trẻ em dùng thiết bị này thường xuyên, chỉ có 2 em được nhận vào đại học, trong khi những đứa trẻ khác không sử dụng đều được nhận vào đại học, và 16 em được học bổng toàn phần.
Bởi vậy, trong môi trường gia đình, tốt nhất cha mẹ phải làm gương tốt cho con cái, cần quy định thời gian sử dụng thiết bị điện tử rõ ràng.