1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội

,
Chia sẻ

Trong khá nhiều cửa ô của hoàng thành Thăng Long xưa, chỉ có duy nhất Ô Quan Chưởng còn nguyên vẹn với dáng vẻ vững chãi của lối đi, vọng lâu...

Theo các sử sách ghi lại thì thành Thăng Long xưa có rất nhiều cửa ô. Mỗi cửa ô là lối ra vào thành, có vọng gác, chốt chặn để kiểm soát, thu thuế, bảo vệ cuộc sống trong thành. Thời Nguyễn có 16 cửa ô, trong số đó có những cửa ô nổi tiếng như Ô Cầu Dền, Ô Cầu Giấy, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác.... Tuy nhiên, đến nay chỉ duy nhất còn lại một cửa ô là Ô Quan Chưởng.

Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội
Ô Quan Chưởng.

Ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm 1749, đến năm 1817 được xây dựng lại và giữ nguyên cốt cách cho đến ngày nay. Tương truyền, tên gọi Ô Quan Chưởng bắt nguồn từ sự kiện xảy ra vào năm Tự Đức thứ 26, khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội (20/11/1873). Trải qua hơn 250 năm, cửa ô còn nguyên dấu tích xưa cũ, nhưng lối đi lên vọng lâu đã được khóa lại.

Cổng xây có vọng lâu được canh gác và kiểm soát cẩn mật để giữ an ninh cho khu phố buôn bán bên trong. Hiện cửa ô còn nguyên cửa chính và hai cửa con hai bên, trên tường cửa chính có gắn một tấm bia đá do Thống đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô. Bên trên cửa lớn có ba chữ Hán 東河門 (Đông Hà môn).

Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội
Bia đá của Tổng đốc Hoàng Diệu.

Phố Ô Quan Chưởng ngắn, chỉ vẻn vẹn 17 nhà mỗi bên, giữa phố án ngữ một cây đa rất lớn. Người dân ở đây chủ yếu làm nghề buôn bán nhỏ. Phố Ô Quan Chưởng hai chiều, đi từ trung tâm Hà Nội ra đường Trần Nhật Duật, lên cầu Long Biên và Chương Dương cho nên cảnh ra vào tại cửa ô rất tấp nập.

Trong buổi chiều đầy nắng, một đôi vợ chồng trẻ đã lên đây chụp ảnh cưới. Cô gái trong chiếc áo dài trắng, tay xách lẵng hoa vàng đứng khép nép bên bức tường, gợi lại nét thanh bình xưa cũ...

Những hình ảnh về Ô Quan Chưởng:

Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội
Ô Quan Chưởng xưa. (Ảnh Internet).
Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội
Ô Quan Chưởng nhìn từ phía đường Trần Nhật Duật đi vào phố cổ.
Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội
Vọng lâu nhìn từ bên trái.
Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội
Góc bên phải được che bởi một cây xà cừ lớn.
Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội

Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội
Cô dâu chụp ảnh cưới tại cửa ô.
Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội
Đây cũng là nơi nghỉ ngơi của những người phụ nữ bán rong.
Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội
Rêu xanh lấm tấm trên những bước tường thành.
Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội
Lối đi phía bên phải của Ô Quan Chưởng.
Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội
Ngay cạnh lối đi bên trái là cửa mở vào bên trong vọng lâu.
Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội
Ánh nắng rọi qua khe cửa cho thấy hành lang dẫn lên trên.
Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội
Cho đến ngày hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn giữ dáng vẻ cổ kính giữa nhịp sống bộn bề của Hà Nội.
Cửa ô duy nhất còn lại của Thăng Long - Hà Nội
Cửa ô nhìn từ phố Hàng Chiếu đi ra khỏi trung tâm Hà Nội

Theo Zing

Chia sẻ