Công thức giúp các thành viên trong gia đình đa thế hệ “gần tim” nhau hơn

Quang Vũ,
Chia sẻ

Sống trong gia đình đa thế hệ, việc “gần” về khoảng cách nhưng “xa” trái tim là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào bởi những khác biệt, những bất đồng. Vậy làm thế nào để giữ cho những trái tim của các thành viên trong gia đình luôn gần nhau?

Tại Việt Nam có không ít gia đình 3-4 thế hệ cùng sống trong một mái nhà. Dù rất gần về khoảng cách, song sự khác biệt về tuổi tác, tư tưởng, quan điểm, cách hành xử của mỗi thế hệ,... đôi khi khiến các thành viên trong gia đình đa thế hệ khó chia sẻ và có được tiếng nói chung. Hơn nữa, trong thời đại đa kết nối và bận rộn như hiện nay, thời gian mỗi người dành cho việc gắn kết tình cảm gia đình cũng ít hơn, nhường chỗ cho công việc, những mối quan hệ xã hội và sở thích riêng.

Thế nên, để thu hẹp những khoảng cách ấy, mỗi thành viên cần quan tâm nhau hơn thông qua những hành động nhỏ mỗi ngày.

Cải thiện chiếc chìa khoá giao tiếp trong gia đình

Một điều không thể phủ nhận rằng mở lòng bày tỏ và lắng nghe chính là chìa khóa vàng để giúp việc giao tiếp trở nên hiệu quả hơn. Đây là cầu nối quan trọng giúp thu hẹp lại những khoảng cách thế hệ, là điều kiện tiên quyết để tháo gỡ những khúc mắc. Các thế hệ trong gia đình như cha mẹ, ông bà, con cháu nên dành thời gian để tạo nên những khoảnh khắc cùng nhau trò chuyện, chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với nhau một cách cởi mở, chân thành.

Các thành viên có thể sắp xếp cùng nhau dùng bữa tối và kể cho nhau nghe về những buồn vui trong ngày. Một buổi cà phê sáng cuối tuần trong không gian thoải mái cũng là cách để mọi người dễ dàng mở lòng và chia sẻ tâm sự. Hay có đôi khi, những buổi họp mặt gia đình cuối tuần hoặc du lịch cùng nhau sẽ là cơ hội lý tưởng để các thành viên thêm gắn kết, xoá nhoà rào cản trong những mối tình thân.

Công thức giúp các thành viên trong gia đình đa thế hệ “gần tim” nhau hơn - Ảnh 1.

Một buổi cà phê sáng hay bữa cơm họp mặt cuối tuần là cơ hội để cải thiện giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình đa thế hệ.

Tôn trọng và thấu hiểu

Quan điểm và lối sống thay đổi liên tục qua từng thời kỳ, chính vì vậy, cha mẹ và con cái cần tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau, đồng thời học cách đặt mình vào vị trí của nhau để suy nghĩ.

Đối với các thế hệ đi trước, ông bà và cha mẹ có thể tìm cách bước vào thế giới quan của người trẻ, tìm hiểu về ngôn ngữ, xu hướng và các công nghệ mà con của mình đang theo đuổi. Từ đó, thay vì ép buộc con cháu theo quan điểm của mình, bậc phụ huynh nên học cách làm bạn với thế hệ trẻ, thấu hiểu và đưa ra lời khuyên theo góc nhìn của người có nhiều kinh nghiệm sống.

Ngược lại, đối với thế hệ trẻ, các con cần dành thời gian nhiều hơn để quan sát, cảm nhận tình cảm ẩn chứa bên trong những hành động của ông bà, cha mẹ. Ở mỗi thế hệ, mọi người được giáo dục và yêu thương theo những cách khác nhau, chính vì thế mà cách trao đi tình yêu thương của ba mẹ và ông bà sẽ khác nhau. Và để hàn gắn lại cầu nối ấy, mỗi người chỉ cần chậm lại một chút để cảm nhận và thấu hiểu những gì mà gia đình đang dành cho mình.

Thoải mái thể hiện tình yêu thương

Từ việc tôn trọng và thấu hiểu, mỗi thành viên sẽ thoải mái để bày tỏ tình yêu thương thông qua lời nói và hành động. Đó có thể là lời động viên từ ba mẹ khi con lỡ làm bài chưa tốt, là câu khích lệ từ ông bà để cháu thêm tự tin tham gia văn nghệ hoặc chỉ đơn giản là câu "Ba mẹ yêu con", "Cảm ơn con",... Chỉ bằng những hành động đơn giản như vậy, nhưng ông bà, cha mẹ lại dễ dàng trở thành người bạn thân thiết của con cháu; đồng hành trên mọi bước đường mà con đi.

Công thức giúp các thành viên trong gia đình đa thế hệ “gần tim” nhau hơn - Ảnh 2.

Không chỉ lời nói, tình yêu thương gia đình còn thể hiện thông qua những hành động thiết thực.

Ngược lại, những người con, cháu nên dành thời gian giúp đỡ người lớn trong nhà từ những việc nhỏ nhặt như nấu một bữa ăn, làm vườn, đi chợ, lau dọn nhà cửa,... Qua đó, thế hệ trẻ không chỉ đỡ đần được gia đình, mà còn có thể hiện tình yêu thương, sự thấu hiểu dành cho thế hệ đi trước về những hy sinh và chăm sóc mà mình đã được nhận.

Nếu phụ huynh là tuýp "ngại nói, thích làm", ba mẹ có thể tham gia các hoạt động ngoài trời hay ở trường cùng con; cổ vũ khi con cháu tham dự một cuộc thi,... Bên cạnh đó, việc dành tặng những món quà bất ngờ cho các thành viên trong gia đình cũng thể hiện được tình yêu thương và tâm ý của người tặng. Một chiếc thiệp tự tay trang trí hay một món trang sức hàm chứa ý nghĩa sâu sắc về gia đình là ý tưởng tuyệt vời "thay lời muốn nói", giúp con cái hiểu được tấm lòng của ba mẹ và ngược lại, ba mẹ cũng không khỏi hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm từ con cái. Ngoài ra, trang sức còn có giá trị tích lũy lâu dài, bền vững theo thời gian mà ông bà muốn trao lại cho con cháu.

Vậy mới thấy, đôi khi hạnh phúc trong gia đình chỉ đến từ những điều giản đơn. Thế nhưng, để thực sự thấu hiểu và cảm thông, các thành viên trong gia đình cần sẵn sàng mở lòng bày tỏ, lắng nghe để vượt mọi khoảng cách và đến "gần tim" nhau hơn.

Thấu hiểu khúc mắc, rào cản và khoảng cách của các thành viên trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, PNJ mong muốn đồng hành những gia đình Việt Nam trên hành trình nuôi dưỡng mối quan hệ tình thân bền vững, khuyến khích cha mẹ và con cái có kết nối thực sự với nhau. Qua đó, PNJ truyền cảm hứng để các thành viên trong gia đình gần nhau hơn, thêm thương nhau hơn qua chiến dịch "Gần tim, thêm yêu thương!".

Ngày Gia đình Việt Nam sắp tới, cùng PNJ giữ cho "tim gần" và xóa nhòa mọi khoảng cách với cha mẹ thông qua món quà tặng trang sức tinh tế, vừa mang ý nghĩa trọn vẹn, vừa đem đến giá trị tích luỹ bền lâu.

Xem thêm thông tin chương trình ưu đãi tại đây.

Chia sẻ