5 lý do "lãng xẹt" để quyết định "nhảy việc"

Hoàng Anh,
Chia sẻ

Thời kỳ kinh tế khủng hoảng, tìm được việc làm ổn định quả thực không hề đơn giản. Khi quyết định "nhảy việc", bạn nên cân nhắc kỹ càng.

1. Bạn lo sợ công ty khó khăn trong thời kỳ suy thoái kinh tế

5 lý do
Bạn lo lắng rằng công ty mình khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng và muốn "nhảy việc". Hãy cân nhắc cẩn thận vì khó khăn là khó khăn chung và sẽ rất khó để tìm việc trong lúc này - (Ảnh minh họa).

Nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng nhưng nếu quyết định nhảy việc vì lo lắng công ty gặp khó khăn, chế độ đãi ngộ không còn như trước, thì bạn đang mắc sai lầm nghiêm trọng. Bởi nhảy việc lúc này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải vượt qua được sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường lao động để kiếm chỗ làm mới. Hãy chú ý đến những thông tin về cơ hội việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực của bạn để quyết định xem có nên nhảy việc vào thời điểm này hay không.

Hơn nữa, bạn cần hiểu rằng, khó khăn là tình hình chung, không riêng gì công ty bạn. Đừng đứng núi này trông núi nọ để rồi sốt sắng một cách không cần thiết.

2. Bạn mong kiếm được nhiều tiền hơn

Mức lương thường là lý do chính khiến người ta xem xét tới chuyện thay đổi công việc. Nhưng trước tiên, hãy nghiên cứu mức lương trung bình của một người có những kỹ năng và nền tảng như bạn. Sau đó, hãy chuẩn bị sẵn một cuộc thảo luận với sếp về viêc tăng lương. Bạn nên đi theo con đường này nếu ngoài mức lương, công việc hiện tại chẳng có gì phải phàn nàn

3. Bạn đang chán nản

5 lý do
Nếu cảm thấy chán nản trong công việc, hãy chủ động gặp sếp để trao đổi chứ đừng vội tìm cách "nhảy việc" -(Ảnh minh họa).

Nếu bạn cảm thấy buồn chán trong công việc, đừng vội rời bỏ nó ngay lập tức mà hãy xem xét cẩn thận các vấn đề liên quan. Liệu bạn có tìm đươc công việc tốt hơn vị trí hiện tại? Bạn nên thảo luận để sắp xếp lại công việc với cấp trên trước khi quyết định "nhảy việc".

4. Bạn đang làm việc quá sức

Trái với những người đang buồn chán vì có quá ít nhiệm vụ trong công việc, có quá nhiều việc phải làm cũng có thể khiến bạn muốn tìm một nơi khác rảnh rang hơn. Trong trường hợp này, bạn cũng nên phân tích xem bạn đang phân bố thời gian như thế nào, sau đó hãy thảo luận với sếp để cùng nhau giải quyết.

5. Bạn đang trải qua những ngày làm việc tồi tệ

5 lý do
Nếu bạn có bất đồng với sếp, không nên nhảy việc ngay lập tức. Đó là chuyện thường tình xảy ra với tất cả mọi người, mọi công việc - (Ảnh minh họa).

Khi bạn có bất đồng với sếp hoặc khó chịu vì một dự án kỳ công của mình bị hủy, đừng vội chán nản và nghĩ đến chuyển sang một công việc mới. Đó là chuyện thường tình xảy ra với tất cả mọi người, tất cả các công việc. Đôi khi, sự nóng vội sẽ khiến bạn gặp sai lầm và phải hối tiếc về sau.
Chia sẻ