Công sở tất bật liên hoan cuối năm
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, dân công sở đang tranh thủ mấy ngày cuối để liên hoan tất niên.
Ngày nào cũng có lịch liên hoan
Anh Hoàng Quốc Trung (công ty TNHH X) thở dài: “Gần một tuần nay rồi, không ngày nào mình ăn cơm ở nhà. Vợ càu nhàu nhiều lắm nhưng chẳng biết làm thế nào. Cuối giờ làm hôm nào cũng có điện thoại ăn uống. Lúc thì bạn cấp 3 họp nhau, khi thì bạn đại học tụ tập. Ngay cả ở cơ quan cũng mấy bữa liền. Cả văn phòng hay công ty liên hoan đã đành một nhẽ, lại còn hội sinh năm 78, cánh đàn ông trong văn phòng… Ti tỉ lý do để nhậu nhẹt, bù khú. Mình không đi thì bị nói lắm nên đành chịu”.
Chị Nguyễn An Dung (nhân viên kế toán) tuy là nữ nhưng cũng không thoát nạn liên hoan cuối năm. Vài ngày nay, không chỉ ngày nào cũng tất niên mà thậm chí có ngày hai bữa. Chị chia sẻ:
“Cuối năm mọi người rủ nhau tụ tập để chia tay năm cũ, mong muốn một năm mới tốt đẹp hơn. Lý do như vậy thì ai dám từ chối chứ. Bạn học cùng, bạn diễn đàn mạng, bạn cơ quan… đâu đâu cũng í ới gọi. Mình lại chưa có gia đình, con cái gì nên càng chẳng có lý do để từ chối. Hôm trước trốn có một bữa thôi mà bị bao người gọi điện mắng. Giờ thì ăn được hay không cũng cố mà dẫn xác đi”.
Đó không chỉ là câu chuyện của anh Trung, chị Dung mà rất nhiều dân công sở đang rơi vào tình trạng liên hoan triền miên như thế này. Ai cũng sợ tiệc nhưng một năm có một dịp, đương nhiên phải đi.
Tiêu hết cả tháng lương
Đi ăn liên hoan, đương nhiên là mất tiền. Có những người chia sẻ: tiền tiêu Tết còn không có vậy mà hết cả tháng lương vào việc ăn tất niên.
Chị Nguyễn Hà Thu (nhân viên hành chính) than thở: “Mỗi bữa liên hoan bét nhất cũng hết 300.000 đồng/người. Nửa tháng nay mình ‘mới’ tụ tập tất cả có 5 bữa thôi, tiêu ngót nghét hết 2 triệu rồi. Từ nay đến hôm nghỉ Tết còn chừng 3 buổi nữa. Vậy là hết cả tháng lương. Chẳng muốn ăn đâu nhưng từ chối lại bị nói ra nói vào rằng keo kiệt, không chịu hòa đồng. Thôi thì cắn răng mà chịu. Ra giêng có khi làm thùng mì tôm để góc nhà”.
Anh Phạm Văn Quân còn có tình trạng còn ‘bi đát’ hơn chị Hà Thu. Lý do một phần là bởi vì anh là đàn ông nên nhiều khi chi tiêu cũng phải thoáng hơn phụ nữ:
“Văn phòng mình có tổ chức một buổi liên hoan, trong đó cánh đàn ông bỏ tiền ra mời chị em. Phòng 20 người, lại có những 14 nữ nên tình trạng của anh em cũng khốn khổ đôi chút. Với hầu hết những bữa liên hoan còn lại, mọi người đều chia tiền công bằng. Nhưng đâu phải lúc nào cũng tính lẻ đến từng nghìn đồng đâu. Bọn mình thường thì cánh đàn ông đóng đều một số nào đó, chị em góp ít hơn. Cũng biết không có điều kiện thì chẳng nên ga lăng, nhưng mọi người đều vậy mình đành phải theo thôi”.
Tìm đường trốn tất niên
Một phần vì lý do chi phí, phần khác vì còn rất nhiều việc phải lo khi Tết đang đến gần nên nhiều người đều tìm cách trốn tất niên.
Chị Đặng Thị Ngọc (nhân viên lễ tân) chia sẻ: “Mình mới có chồng, chưa bầu bí con cái gì nên mọi người thường ‘ép’ phải tham gia tiệc tùng, liên hoan. Khi nói cớ còn chồng thì mọi người hô hào đưa cả chồng đến luôn. Mệt quá, đợt này mình phải lấy cớ rằng đang tất bật lo Tết cho bố mẹ chồng. Làm dâu năm đầu nên còn nhiều cái lạ lẫm phải cố gắng. Có thế mọi người mới tha cho vài buổi”.
Không phải ai cũng mới lấy chồng như chị Ngọc, nhiều chị em khác đành lấy cớ mệt, ốm để không phải đi liên hoan cùng mọi người sau giờ làm. Chị Nguyễn Thanh Vân (nhân viên ngân hàng) cho biết:
“Mình tin là nếu mình không giả ốm thì sau ba buổi liên hoan mình cũng ốm thật cho xem. Như thế có nghĩa là mất Tết. Vậy nên từ đầu tuần mình đều tỏ ra mệt mỏi, khật khừ ốm, ho, chóng mặt suốt ngày để tránh phải đi liên hoan sau giờ làm. Lấy cớ vậy cho đỡ mất lòng mọi người, nói rằng mình không muốn đi lại nhiều ý kiến, mệt lắm”.
Anh Hoàng Quốc Trung (công ty TNHH X) thở dài: “Gần một tuần nay rồi, không ngày nào mình ăn cơm ở nhà. Vợ càu nhàu nhiều lắm nhưng chẳng biết làm thế nào. Cuối giờ làm hôm nào cũng có điện thoại ăn uống. Lúc thì bạn cấp 3 họp nhau, khi thì bạn đại học tụ tập. Ngay cả ở cơ quan cũng mấy bữa liền. Cả văn phòng hay công ty liên hoan đã đành một nhẽ, lại còn hội sinh năm 78, cánh đàn ông trong văn phòng… Ti tỉ lý do để nhậu nhẹt, bù khú. Mình không đi thì bị nói lắm nên đành chịu”.
Giáp Tết, công sở liên tục có tiệc tất niên.
Chị Nguyễn An Dung (nhân viên kế toán) tuy là nữ nhưng cũng không thoát nạn liên hoan cuối năm. Vài ngày nay, không chỉ ngày nào cũng tất niên mà thậm chí có ngày hai bữa. Chị chia sẻ:
“Cuối năm mọi người rủ nhau tụ tập để chia tay năm cũ, mong muốn một năm mới tốt đẹp hơn. Lý do như vậy thì ai dám từ chối chứ. Bạn học cùng, bạn diễn đàn mạng, bạn cơ quan… đâu đâu cũng í ới gọi. Mình lại chưa có gia đình, con cái gì nên càng chẳng có lý do để từ chối. Hôm trước trốn có một bữa thôi mà bị bao người gọi điện mắng. Giờ thì ăn được hay không cũng cố mà dẫn xác đi”.
Đó không chỉ là câu chuyện của anh Trung, chị Dung mà rất nhiều dân công sở đang rơi vào tình trạng liên hoan triền miên như thế này. Ai cũng sợ tiệc nhưng một năm có một dịp, đương nhiên phải đi.
Tiêu hết cả tháng lương
Đi ăn liên hoan, đương nhiên là mất tiền. Có những người chia sẻ: tiền tiêu Tết còn không có vậy mà hết cả tháng lương vào việc ăn tất niên.
Chị Nguyễn Hà Thu (nhân viên hành chính) than thở: “Mỗi bữa liên hoan bét nhất cũng hết 300.000 đồng/người. Nửa tháng nay mình ‘mới’ tụ tập tất cả có 5 bữa thôi, tiêu ngót nghét hết 2 triệu rồi. Từ nay đến hôm nghỉ Tết còn chừng 3 buổi nữa. Vậy là hết cả tháng lương. Chẳng muốn ăn đâu nhưng từ chối lại bị nói ra nói vào rằng keo kiệt, không chịu hòa đồng. Thôi thì cắn răng mà chịu. Ra giêng có khi làm thùng mì tôm để góc nhà”.
Anh Phạm Văn Quân còn có tình trạng còn ‘bi đát’ hơn chị Hà Thu. Lý do một phần là bởi vì anh là đàn ông nên nhiều khi chi tiêu cũng phải thoáng hơn phụ nữ:
“Văn phòng mình có tổ chức một buổi liên hoan, trong đó cánh đàn ông bỏ tiền ra mời chị em. Phòng 20 người, lại có những 14 nữ nên tình trạng của anh em cũng khốn khổ đôi chút. Với hầu hết những bữa liên hoan còn lại, mọi người đều chia tiền công bằng. Nhưng đâu phải lúc nào cũng tính lẻ đến từng nghìn đồng đâu. Bọn mình thường thì cánh đàn ông đóng đều một số nào đó, chị em góp ít hơn. Cũng biết không có điều kiện thì chẳng nên ga lăng, nhưng mọi người đều vậy mình đành phải theo thôi”.
Tìm đường trốn tất niên
Một phần vì lý do chi phí, phần khác vì còn rất nhiều việc phải lo khi Tết đang đến gần nên nhiều người đều tìm cách trốn tất niên.
Chị Đặng Thị Ngọc (nhân viên lễ tân) chia sẻ: “Mình mới có chồng, chưa bầu bí con cái gì nên mọi người thường ‘ép’ phải tham gia tiệc tùng, liên hoan. Khi nói cớ còn chồng thì mọi người hô hào đưa cả chồng đến luôn. Mệt quá, đợt này mình phải lấy cớ rằng đang tất bật lo Tết cho bố mẹ chồng. Làm dâu năm đầu nên còn nhiều cái lạ lẫm phải cố gắng. Có thế mọi người mới tha cho vài buổi”.
Không phải ai cũng mới lấy chồng như chị Ngọc, nhiều chị em khác đành lấy cớ mệt, ốm để không phải đi liên hoan cùng mọi người sau giờ làm. Chị Nguyễn Thanh Vân (nhân viên ngân hàng) cho biết:
“Mình tin là nếu mình không giả ốm thì sau ba buổi liên hoan mình cũng ốm thật cho xem. Như thế có nghĩa là mất Tết. Vậy nên từ đầu tuần mình đều tỏ ra mệt mỏi, khật khừ ốm, ho, chóng mặt suốt ngày để tránh phải đi liên hoan sau giờ làm. Lấy cớ vậy cho đỡ mất lòng mọi người, nói rằng mình không muốn đi lại nhiều ý kiến, mệt lắm”.