Công an truy tìm kẻ máu lạnh khoe giết người trên Facebook
Công an Hà Nội và Công an Yên Bái cho biết, họ sẽ vào cuộc điều tra sát thủ máu lạnh mang tên "Kẹo mút chơi bời" đang bị cư dân mạng phản ứng dữ dội những ngày qua.
Những ngày gần đây, cộng đồng mạng đã vô cùng phẫn nộ và truyền cho nhau bức ảnh chụp lại màn hình Facebook của một thành viên có tên là “Kẹo Mút Chơi Bời” với status khoe "chiến tích" dùng xe máy đâm chết một ông già.
Hàng nghìn bình luận trên khắp các diễn đàn với những lời lẽ cay nghiệt dành cho chàng trai. Trong những bình luận trả lời lại, thanh niên này không những không tỏ ra xấu hổ mà còn thể hiện thái độ hống hách, thách đố những người khác đến tìm mình để… ‘xử’.
Để làm rõ hơn vấn đề, PV đã cũng TS. Nguyễn Thị Nhường, Giảng viên khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền phân tích vấn đề này ở góc độ xã hội học.
TS. Nhường cho rằng ứng xử của thanh niên này là “không thể chấp nhận được”, “không biết là anh ta có sức ép về tâm lý hay không, hoặc do việc xử phạt trong đó có hợp lý hay không, hay bị những tiêu cực khác tác động nhưng với hành vi như vậy là không “đẹp”, kiểu “anh hùng” ấy không được xã hội chấp nhận”.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Thị Nhường cũng cho biết, trong tâm lý học hành vi hay tâm lý học tội phạm, muốn phân tích tâm lý phải tiếp xúc trực tiếp. Cư dân trên mạng bây giờ rất nhiều, có khi là một thanh niên rất bình thường nhưng vì một bức xúc nào đó, người ta cũng tung lên mạng.
TS. Nhường cho rằng: “Không nên vì một cá thể không tốt mà mình lại tập trung vào làm cho nó thành một sự kiện xã hội, vô hình trung mình lại tiếp tay cho những hành động đó”.
Nói về những thông tin tràn lan, không có sự quản lý trên các trang mạng xã hội, TS. Nguyễn Thị Nhường bày tỏ bức xúc, “bây giờ trên các trang mạng ai muốn đưa gì thì đưa, dễ dàng tạo scandal… mà chưa quản lý được. Phải quản lý phân cấp để kênh nào dành cho trẻ em, kênh nào dành cho người lớn… chứ như hiện tại, trẻ con cũng dễ dàng mở được các trang web đồi trụy, bất lợi cho sự phát triển. Nếu quản lý không tốt sẽ gây ra một luồng truyền thông xấu, mà cái này dễ nhiễm nhanh vào giới trẻ”.
Theo TS. Nhường, nguyên nhân “lệch chuẩn” đạo đức thanh niên xuất phát từ giáo dục, “Thay đổi chuẩn đạo đức của giới trẻ hiện nay phụ thuộc vào giáo dục gia đình. Gia đình ngày xưa rất coi trọng việc giáo dục đạo đức, ứng xử. Nhưng giáo dục gia đình hiện nay đang bị sao nhãng, bố mẹ suốt ngày lo công việc. Thực tế trong các nhà trường hiện nay cũng chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục văn hóa ứng xử”,
Một trong những biểu hiện của việc “lệch chuẩn” đạo đức được đó là việc đề cao quá đáng vật chất và hình thức bên ngoài, như: đi xe nào, dùng điện thoại nào, mặc quần áo nào, xài tiền theo kiểu nào chứ không nhìn vào bản chất của người thanh niên đó, mà ở đó mới thể hiện được văn hóa của thanh niên đó.
Trong diễn biến khác, báo Tuổi Trẻ dẫn lời đại tá Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, xác nhận việc lúc 20g ngày 1/11 tại đường Thành Công, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái, có hai thanh niên đi xe Air Blade đã đâm vào ông Nguyễn Hữu Giảng (58 tuổi, trú tại TP Yên Bái) làm ông bị thương nặng và qua đời sau đó một ngày.
Đại tá Chiêu cũng cho biết đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xác minh, tìm hiểu chủ nhân đích thực của nickname “Kẹo Mút Chơi Bời” và người này liên quan ra sao tới vụ tai nạn giao thông trên.
Cư dân mạng Facebook Việt Nam cũng đang rộ lên làn sóng truy tìm "Kẹo mút chơi bời". Theo thông tin được đăng tải tại Facebook, người này là ĐVL, sinh năm 1993, cao 1m67, nặng 52 kg, quê ở Lào Cai (Yên Bái), đang theo học ở Hà Nội…
Theo tìm hiểu của PV, chiều 5/11, ông Ngô Minh Anh, Đội trưởng Đội cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an Hà Nội cho biết, đơn vị cũng đang xác minh về vụ việc.
“Chúng tôi sẽ vào cuộc làm rõ việc chủ nhân của nickname trên facebook đó có phải là người ngồi sau chiếc xe gây tai nạn ở Yên Bái hay không. Ngay bản thân tôi cũng bất bình vì những lời lẽ thiếu văn hóa đó”, Đội trưởng An nói và cho biết thêm sẽ nhiệt tình phối hợp với công an tỉnh Yên Bái nếu được yêu cầu cùng điều tra.
Trên Facebook đã có những hội, nhóm lập ra trên Facebook như "Trang tìm kiếm thông tin về sát nhân Kẹo mút chơi bời, Hội phát kinh về con... Kẹo mút chơi bời, Hội những người quyết săn lùng sát thủ Kẹo Mút Chơi Bời..." tập trung thể hiện sự bức xúc, phẫn nộ của cư dân mạng.
Hàng nghìn bình luận trên khắp các diễn đàn với những lời lẽ cay nghiệt dành cho chàng trai. Trong những bình luận trả lời lại, thanh niên này không những không tỏ ra xấu hổ mà còn thể hiện thái độ hống hách, thách đố những người khác đến tìm mình để… ‘xử’.
Để làm rõ hơn vấn đề, PV đã cũng TS. Nguyễn Thị Nhường, Giảng viên khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền phân tích vấn đề này ở góc độ xã hội học.
TS. Nhường cho rằng ứng xử của thanh niên này là “không thể chấp nhận được”, “không biết là anh ta có sức ép về tâm lý hay không, hoặc do việc xử phạt trong đó có hợp lý hay không, hay bị những tiêu cực khác tác động nhưng với hành vi như vậy là không “đẹp”, kiểu “anh hùng” ấy không được xã hội chấp nhận”.
TS. Nhường cho rằng: “Không nên vì một cá thể không tốt mà mình lại tập trung vào làm cho nó thành một sự kiện xã hội, vô hình trung mình lại tiếp tay cho những hành động đó”.
Nói về những thông tin tràn lan, không có sự quản lý trên các trang mạng xã hội, TS. Nguyễn Thị Nhường bày tỏ bức xúc, “bây giờ trên các trang mạng ai muốn đưa gì thì đưa, dễ dàng tạo scandal… mà chưa quản lý được. Phải quản lý phân cấp để kênh nào dành cho trẻ em, kênh nào dành cho người lớn… chứ như hiện tại, trẻ con cũng dễ dàng mở được các trang web đồi trụy, bất lợi cho sự phát triển. Nếu quản lý không tốt sẽ gây ra một luồng truyền thông xấu, mà cái này dễ nhiễm nhanh vào giới trẻ”.
Theo TS. Nhường, nguyên nhân “lệch chuẩn” đạo đức thanh niên xuất phát từ giáo dục, “Thay đổi chuẩn đạo đức của giới trẻ hiện nay phụ thuộc vào giáo dục gia đình. Gia đình ngày xưa rất coi trọng việc giáo dục đạo đức, ứng xử. Nhưng giáo dục gia đình hiện nay đang bị sao nhãng, bố mẹ suốt ngày lo công việc. Thực tế trong các nhà trường hiện nay cũng chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục văn hóa ứng xử”,
Một trong những biểu hiện của việc “lệch chuẩn” đạo đức được đó là việc đề cao quá đáng vật chất và hình thức bên ngoài, như: đi xe nào, dùng điện thoại nào, mặc quần áo nào, xài tiền theo kiểu nào chứ không nhìn vào bản chất của người thanh niên đó, mà ở đó mới thể hiện được văn hóa của thanh niên đó.
Trong diễn biến khác, báo Tuổi Trẻ dẫn lời đại tá Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, xác nhận việc lúc 20g ngày 1/11 tại đường Thành Công, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái, có hai thanh niên đi xe Air Blade đã đâm vào ông Nguyễn Hữu Giảng (58 tuổi, trú tại TP Yên Bái) làm ông bị thương nặng và qua đời sau đó một ngày.
Đại tá Chiêu cũng cho biết đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xác minh, tìm hiểu chủ nhân đích thực của nickname “Kẹo Mút Chơi Bời” và người này liên quan ra sao tới vụ tai nạn giao thông trên.
Cư dân mạng Facebook Việt Nam cũng đang rộ lên làn sóng truy tìm "Kẹo mút chơi bời". Theo thông tin được đăng tải tại Facebook, người này là ĐVL, sinh năm 1993, cao 1m67, nặng 52 kg, quê ở Lào Cai (Yên Bái), đang theo học ở Hà Nội…
Theo tìm hiểu của PV, chiều 5/11, ông Ngô Minh Anh, Đội trưởng Đội cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an Hà Nội cho biết, đơn vị cũng đang xác minh về vụ việc.
“Chúng tôi sẽ vào cuộc làm rõ việc chủ nhân của nickname trên facebook đó có phải là người ngồi sau chiếc xe gây tai nạn ở Yên Bái hay không. Ngay bản thân tôi cũng bất bình vì những lời lẽ thiếu văn hóa đó”, Đội trưởng An nói và cho biết thêm sẽ nhiệt tình phối hợp với công an tỉnh Yên Bái nếu được yêu cầu cùng điều tra.
Trên Facebook đã có những hội, nhóm lập ra trên Facebook như "Trang tìm kiếm thông tin về sát nhân Kẹo mút chơi bời, Hội phát kinh về con... Kẹo mút chơi bời, Hội những người quyết săn lùng sát thủ Kẹo Mút Chơi Bời..." tập trung thể hiện sự bức xúc, phẫn nộ của cư dân mạng.