Con trai vẽ chân dung bố xếp hạng 1 trên lớp, vẽ thì rõ đẹp nhưng bố nhìn thấy liền nổi đóa vì không chấp nhận được

BOB V,
Chia sẻ

Dù bức tranh được cô giáo cho điểm tuyệt đối và xếp hạng nhất cả lớp nhưng lại khiến ông bố "nổi đóa".

Mỗi học trò thời đi học đều có những môn sở trường, sở đoản, có thể người này không có lợi thế ở các môn khoa học, tự nhiên nhưng sẽ lại rất nổi trội ở các môn năng khiếu. Bố mẹ khi thấy con mình có năng khiếu như ca hát, vẽ tranh thì cũng sẽ không ngại giúp con trau dồi các kỹ năng này bằng việc cho con tới các lớp học năng khiếu,...

Một cậu bé được cô giáo giao đề bài cho bài tập Mỹ thuật là vẽ lại chân dung người thân trong gia đình. Đứa trẻ này đã quyết định vẽ bố của mình. Bằng năng khiếu hội họa sẵn có, không khó để em hoàn thành bức vẽ. Sau khi nộp bài và có kết quả, bài vẽ của em được cô giáo đánh giá cao nhất và xếp hạng em đứng đầu lớp.

 - Ảnh 1.

Bức vẽ này ngay sau đó được em mang về nhà để khoe với gia đình. Song khi vừa nhìn thấy, ông bố - nhân vật chính của bức tranh tỏ vẻ không hài lòng và mắc "quạu". Anh cho rằng kỹ năng vẽ tranh của con trai mình không được tốt, bản thân mình trong chân dung mà con trai vẽ đã bị già đi cả chục tuổi, lại còn trông có nét gì đó lạ lạ, chẳng ra làm sao. Những nhận xét này khác hẳn với đánh giá của giáo viên.

Tuy nhiên, khi mọi người cũng xem được cậu bé vẽ gì thì mới hiểu lý do vì sao lại có sự mâu thuẫn giữa ý kiến của giáo viên và người bố. Thì ra, đứa trẻ không vẽ chân dung bố mình theo cách thông thường mà đã vẽ hí họa bố, khiến bố trông có vẻ hài hước, tếu táo một chút.

 - Ảnh 2.

Thế nên nhân vật xuất hiện trong bức vẽ thì không mấy vui nhưng ai cũng nhận ra tài năng nghệ thuật của đứa trẻ. Nhiều người không ngại dự đoán rằng, dù còn nhỏ tuổi, song với nét vẽ thế này, nếu theo đuổi hội họa một cách chuyên nghiệp, chắc chắn em sẽ là một tài năng xuất chúng trong tương lai.

Trên thực tế, ở lứa tuổi này, việc để trẻ tự do thỏa sức sáng tạo và bộc lộ năng khiếu hội họa qua các bức vẽ là điều đáng hoan nghênh vì những lợi ích sau đây:

1. Vẽ là một hình thức học tập

Trẻ em có thể học cách viết các ký tự bảng chữ cái và thể hiện những gì chúng muốn nói thông qua việc vẽ lên đâu đó. Đối với trẻ mẫu giáo, chức năng ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chưa thể nói một cách rành mạch, rõ ràng nên việc thể hiện lời nói thông qua các bức vẽ có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ của chúng.

2. Vẽ giúp phát triển các khả năng vận động

Khi còn nhỏ, trẻ thường vận động tay chân trong vô thức và chưa biết được tay có thể làm được gì. Do đó, khi cho trẻ cầm nắm bút hoặc cọ vẽ, các bé sẽ dần học được cách vận động, chức năng của đôi tay, biết cầm nắm, biết vẽ, từ đó thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng vận động tinh ở trẻ.

3. Vẽ là sự khám phá của trẻ về mọi thứ xung quanh

Trẻ có thể khám phá thế giới bằng cách vẽ, ví dụ trẻ vẽ bãi cỏ nhưng không biết tô màu gì, lúc này trẻ sẽ nhìn màu cây cối bên ngoài rồi vẽ nguệch ngoạc, rồi từ đó em sẽ biết rằng mùa xuân và mùa hè cây cối thường xanh, đến mùa thu thì cây cối ngả vàng còn mùa đông thì lá rụng dần. Thông qua quá trình này, trẻ không chỉ khám phá màu sắc của thế giới, mà còn học được những bài học mới mẻ.

Theo Sohu


Chia sẻ