Con gái phàn nàn ký túc xá cứ đêm lại xuất hiện âm thanh KỲ QUÁI, bố đến xem phát hiện sự thật bất ngờ: Hành động sau đó gây tranh cãi

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Câu chuyện sau đó đã dấy lên một cuộc tranh luận bất phân thắng bại trên mạng xã hội.

Không thể phủ nhận, nhiều bạn trẻ hiện nay được sinh ra trong điều kiện khá giả, được bố mẹ lo lắng mọi thứ nên cuộc sống đủ đầy, sung sướng hơn. Tuy nhiên vì thế cũng nảy sinh tính ỷ lại, ít tự lập, đụng chuyện gì cũng cầu cứu sự trợ giúp của gia đình. Hay nói cách khác, khả năng chịu áp lực và giải quyết vấn đề của những người này là rất kém.

Ngày 22 tháng 2 vừa qua, một cư dân mạng Trung Quốc đã đăng một video quay cảnh người đàn ông quấn ống nước trong ký túc xá sinh viên gây nên những tranh cãi trái chiều.

Con gái phàn nàn ký túc xá cứ đêm đến lại xuất hiện âm thanh KỲ QUÁI, ông bố đến tận nơi phát hiện sự thật nất ngờ: Hành động sau đó gây tranh cãi - Ảnh 1.

Thì ra, con gái của người đàn ông đã gọi điện cho gia đình và nói rằng tiếng ồn từ đường ống nước tương đối lớn, ảnh hưởng đến giấc ngủ mỗi đêm. Ông bố phải mất bốn giờ lái xe đến ký túc xá và mất thêm hai giờ để quấn các đường ống. Cư dân mạng cho rằng, tấm lòng của cha mẹ trên đời thật cao cả. Họ cũng ghen tỵ vì cô con gái có một người cha có trách nhiệm và chu đáo. 

Tuy nhiên, một số cư dân mạng cho rằng, ông bố chiều chuộng con gái quá mức, dù là điều tốt nhưng chưa chắc đã đáng khen, con gái khi vào đại học cũng đã là người lớn rồi. Là người lớn, cô ấy nên có năng lực giải quyết sự việc, sự cố về đường ống nước có thể báo cáo với trường học chứ không phải chuyện gì cũng làm phiền bố. Giao tiếp với trường học cũng là một loại năng lực.

Hơn nữa, tình yêu thương của cha mẹ sẽ khiến khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ bị giảm sút, muốn dựa vào người khác để giải quyết mọi việc. Gia đình cách nhau hàng trăm km nên chuyện nhỏ như vậy cũng bắt bố giải quyết thật là không ổn.

Con gái phàn nàn ký túc xá cứ đêm đến lại xuất hiện âm thanh KỲ QUÁI, ông bố đến tận nơi phát hiện sự thật nất ngờ: Hành động sau đó gây tranh cãi - Ảnh 2.

Về mặt tình cảm, ông bố này thực sự tốt và rất yêu thương con gái, tình cảm này đáng khen nhưng về sự trưởng thành của trẻ, cách bố mẹ giải quyết mọi việc sẽ khiến trẻ không có khả năng sống tự lập. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.

Nếu muốn con lớn lên tự lập và thành công, bố mẹ cần trao quyền quyết định cho con 

3 tuổi: Dạy con tự lập trên bàn ăn

Giai đoạn 2-3 tuổi là thời điểm lý tưởng nhất để dạy trẻ tự lập trên bàn ăn. Bố mẹ không nên cho trẻ vừa ăn vừa ngồi trên xe tập đi, hoặc ngồi bệt dưới đất ăn cơm. Bởi nó sẽ khiến trẻ bị phân tán sự chú ý, ăn chậm, lâu ngày dẫn đến lười ăn.

Thay vào đó, bố mẹ hãy mua hoặc tự đóng một bộ bàn ăn riêng vừa với vóc dáng để trẻ tự ngồi ăn uống. Tập cho trẻ tự ăn ở giai đoạn này thì khi trẻ đến tuổi đi học cả bố mẹ và con sẽ nhàn hơn rất nhiều.

5 tuổi: Dạy trẻ tự đi ngủ

Dù trẻ đã lớn nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn cho ngủ cùng: Một mặt để gia tăng tình cảm, một mặt vì nhiều đứa trẻ chỉ cần không có bố mẹ là khóc thét, sợ hãi và khó ngủ. Tuy nhiên điều này thực chất gây hại và khiến trẻ bị ỷ lại vào bố mẹ, khó tự lập. 

Ở giai đoạn trẻ 5 tuổi, bố mẹ nên tạo điều kiện và tập cho trẻ ngủ riêng. Lúc bắt đầu, trẻ có thể sợ hãi và khóc nhưng bố mẹ cần kiên trì, an ủi đến khi trẻ chìm vào giấc ngủ thì mới đi ra khỏi phòng. Mẹ cũng có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện về các bạn nhỏ dũng cảm, biết ngủ một mình thật ngoan để trẻ noi theo.

6 tuổi: Dạy trẻ tự lập trong phòng tắm

Nhiều bố mẹ nghĩ con còn nhỏ, vẫn chưa biết gì nên vô tư thay quần áo trước mặt con hoặc tắm cùng con. Tuy nhiên việc này là sai! Các chuyên gia tâm lý khuyến cáo, ở độ tuổi này bố mẹ nên hướng dẫn cho con tự tắm, dạy con cách sử dụng vòi nước, nhớ đóng cửa khi đang sử dụng nhà tắm,... Bố mẹ cũng nên điều chỉnh nhiệt độ nước trước khi con tắm, tránh để con bị bỏng.

8 tuổi: Dạy trẻ tự lập trong phòng riêng

Giai đoạn này trẻ đã đi học và đa số đều có phòng riêng. Vì vậy, bố mẹ hay bất cứ ai trong nhà trước khi vào phòng của trẻ đều cần phải gõ cửa. Điều này giúp trẻ cảm thấy mình được tôn trọng trong không gian cá nhân. Bố mẹ có thể góp ý và chỉ cho trẻ cách sắp xếp vật dụng trong phòng sao cho ngăn nắp nhưng không nên can thiệp quá mức mà cần để trẻ được thoả thích sáng tạo. Đặc biệt bố mẹ không nên tự tiện lục đồ, đọc trộm nhật ký của con.

Con gái phàn nàn ký túc xá cứ đêm đến lại xuất hiện âm thanh KỲ QUÁI, ông bố đến tận nơi phát hiện sự thật nất ngờ: Hành động sau đó gây tranh cãi - Ảnh 4.

12 tuổi: Dạy trẻ tự lập trong phòng bếp

Ở giai đoạn này, bố mẹ cần dạy con cách sử dụng các vật dụng nhà bếp, cách nấu những món ăn cơ bản,... Bố mẹ cũng có thể cho con nêm nếm thức ăn và đưa ra nhận xét về các món ăn. Ngoài ra bố mẹ có thể cho con đi chợ cùng, cho con đứng quan sát quá trình nấu nướng để con học thêm được những kỹ năng bếp núc. Trong khoảng thời gian này, bố mẹ cũng có thể hỏi chuyện con những việc hàng ngày, việc ở trên lớp và các mối quan hệ với bạn bè - từ đó giúp đôi bên gắn kết hơn.

13 tuổi: Dạy trẻ tự làm các công việc nhà

Bố mẹ tự làm việc nhà thì sẽ nhanh hơn rất nhiều so với con tự làm. Tuy nhiên dù chậm đến mấy, chúng ta vẫn cần để con trẻ tự làm để học được tính tự lập, đồng thời có trách nhiệm hơn với các công việc chung của gia đình.

Nếu bố mẹ cứ làm thay suốt thì con sẽ bị ỷ lại, dựa dẫm. Đứa trẻ không làm việc nhà khi trưởng thành sẽ khó thích nghi với cuộc sống, nhất là khi phải sống riêng, sống xa nhà. Vậy nên hãy giao cho con những công việc như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, phơi quần áo,... để rèn cho con sự tự lập.

 

Chia sẻ