Con đi chơi cùng bạn, bố đưa ra một yêu cầu khiến nữ sinh 14 tuổi khóc nức nở: Phải thương con thế nào cho đúng?

Đông,
Chia sẻ

Đôi khi, chính việc cha mẹ và con cái không hiểu nhau dẫn đến những tình huống khó xử.

Khi con cái ngày càng trưởng thành, khoảng cách giữa các thế hệ cũng ngày càng trở nên rõ rệt. Con cái khao khát tự do, khẳng định cái tôi cá nhân, trong khi cha mẹ vẫn muốn giữ con trong vòng tay bao bọc. Những quan điểm khác biệt về cuộc sống, tình yêu, tương lai... dễ dẫn đến những cuộc tranh cãi không hồi kết. Con cái cho rằng cha mẹ không thấu hiểu, còn cha mẹ thì lo lắng con cái mình còn quá trẻ để đưa ra quyết định đúng đắn.

Ví dụ như câu chuyện dưới đây của một gia đình ở Tây An, Thiểm Tây (Trung Quốc). Tiểu Vũ - nhân vật chính trong câu chuyện là một cô bé 14 tuổi đang háo hức lên kế hoạch cho một buổi đi chơi cùng bạn bè. Thế nhưng, niềm vui ấy nhanh chóng tan biến khi cha của cô bé, vì lo lắng cho sự an toàn của con gái, nên đã bày tỏ ý định muốn đi cùng. Nghe được điều này, Tiểu Vũ liền gay gắt phản đối, đến mức bật khóc vì cảm thấy tủi thân, cho rằng cha không tin tưởng mình. 

Con đi chơi cùng bạn, bố đưa ra một yêu cầu khiến nữ sinh 14 tuổi khóc nức nở: Phải thương con thế nào cho đúng? - Ảnh 1.

Con đi chơi cùng bạn, bố đưa ra một yêu cầu khiến nữ sinh 14 tuổi khóc nức nở: Phải thương con thế nào cho đúng? - Ảnh 2.

Yêu cầu của người bố khiến cô bé cảm thấy tủi thân.

Trên thực tế, hầu hết, từ khi vào cấp hai, con cái sẽ bắt đầu có xu hướng mở rộng mối quan hệ xã hội. Các em thích khám phá thế giới bên ngoài, muốn có không gian riêng và giao lưu với bạn bè cùng trang lứa. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, đây cũng là khởi đầu cho những nỗi lo của các bậc phụ huynh. Khi các con chơi với bạn bè ngoài giờ học, nhất là những người bạn cùng lứa tuổi nhưng không cùng trường, cha mẹ sẽ khó có thể kiểm soát được môi trường xung quanh con. Với sự tò mò, trong sáng của tuổi trẻ, các con rất dễ bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực. 

Việc có những người bạn mới này có thể là do gặp gỡ trên mạng xã hội, các nhóm sở thích hoặc những kênh tương tự. Đối với trẻ, chúng cảm thấy rằng đó là một trong những cách để chứng minh là mình đã trưởng thành và có thể xử lý các mối quan hệ cá nhân một cách độc lập. Nhưng đối với cha mẹ, đây lại là một môi trường khó kiểm soát. Việc cân nhắc giữa cho con tự do khám phá và bảo vệ con khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn luôn là một bài toán khó.

Việc người cha có ý muốn đi cùng con gái là không hề sai, nhưng cũng không hẳn đúng. Vì người cha chỉ nói thẳng mong muốn của mình giải thích nên đã khiến cô bé hiểu lầm. Đối với một đứa trẻ, việc bố đề nghị đi cùng giống như một dấu hiệu cho thấy bố không tin tưởng vào khả năng tự lập của mình. Điều này khiến bé cảm thấy ngượng ngùng và bị coi thường, như thể bé vẫn còn quá nhỏ để tự lo cho bản thân.

Sau khi câu chuyện trên được đăng tải, netizen đã để lại nhiều quan điểm trái chiều. Có người cho rằng, ở độ tuổi 14, các bé gái vẫn còn quá nhỏ để tự do giao tiếp với những người bạn ngoài trường học. Các em chưa đủ chín chắn để nhận biết đâu là tốt, đâu là xấu. Vì vậy, việc cha mẹ hạn chế các mối quan hệ xã hội của con là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho các bé.

Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng việc cha mẹ quá kiểm soát con cái sẽ không giúp ích được gì. Họ không thể bảo vệ con cái cả đời. Dù có can thiệp để giúp cô bé tránh bị lừa dối vào năm 14 tuổi, thì sau này khi cô bé 24 tuổi, 34 tuổi, thậm chí là về già vẫn có khả năng xấu xảy ra. Thay vào đó, cha mẹ nên dạy con cách tự lập, trang bị cho con những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối mặt với những tình huống phức tạp trong cuộc sống. 

Việc bảo vệ con cái là bản năng của những người làm cha mẹ. Dù con cái đã lớn nhưng thế giới bên ngoài vẫn đầy rẫy những cạm bẫy và cám dỗ, khiến cha mẹ khó có thể để con tự đối mặt. Việc đồng hành cùng con không chỉ giúp con cảm thấy an toàn mà còn giúp cha mẹ định hướng và hỗ trợ con trên con đường trưởng thành.

Buông bỏ không phải là từ bỏ trách nhiệm làm cha mẹ, mà là sự chuyển đổi từ bảo vệ quá mức sang việc tạo điều kiện cho con cái phát triển độc lập. Việc này đòi hỏi cha mẹ phải linh hoạt, điều chỉnh cách nuôi dạy phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con. Thay vì luôn kè kè bên cạnh, cha mẹ nên trở thành người bạn đồng hành, giúp con tự tin bước vào đời.

Chia sẻ