Cô nàng 20 tuổi đã có khoản tiết kiệm 200 triệu: Nhìn bảng chi tiêu thấy ngay 1 điểm mà ai cũng cần học theo

Nguyệt,
Chia sẻ

Cô bạn này có ý thức tìm hiểu về quản lý tài chính từ sớm.

Nhiều người vẫn cho rằng, mấy chữ “quản lý tài chính" nghe có vẻ to tát. Chúng chỉ phù hợp với người đi làm lâu năm và tiền bạc dư dả chứ khi mới 20 tuổi, đồng lương ít ỏi thì việc này không quá cần thiết.

Đương nhiên, quan điểm này đúng hay sai còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và tình hình tài chính của mỗi người. Và thực tế có những bạn trẻ dù mới 20 tuổi nhưng đã có khoản tích luỹ đáng nể, đủ để họ an tâm nếu như chẳng may có biến cố ập đến. Cô bạn 20 tuổi dưới đây là ví dụ.

Cô nàng chia sẻ, bản thân đang có thu nhập hàng tháng là 14-15 triệu, đồng thời có sổ tiết kiệm 200 triệu. Tất cả tích luỹ đều là do cô nỗ lực làm việc và quản lý chi tiêu. Và một trong những đóng góp lớn đến thành quả tài chính đáng nể khi còn trẻ của cô bạn phải kể đến bảng chi tiêu chỉ dùng 3-4 triệu/tháng.

Dưới đây là bảng chi tiêu hàng tháng của cô nàng:

- Tiền trọ: 1,7 triệu.

- Tiền ăn: 600-700 ngàn. (Cô bạn chỉ tự nấu tại nhà một vài bữa, đa số ăn luôn ở nơi làm việc).

- Tiền xăng xe: 100 ngàn.

- Tiền cafe và ăn uống khác: 300 ngàn (Cô bạn chia sẻ chỉ thỉnh thoảng gặp gỡ bạn bè để học hỏi, chứ không phải tụ tập ăn chơi. Cô bận đi làm nên không có nhiều bạn).

Cô nàng 20 tuổi đã có khoản tiết kiệm 200 triệu: Nhìn bảng chi tiêu thấy ngay 1 điểm mà ai cũng cần học theo- Ảnh 1.

Nhờ sống tiết kiệm, cô bạn này có khoản tích luỹ đáng nể (Ảnh minh hoạ).

Bên dưới bài đăng, nhiều comment đã bày tỏ sự ngưỡng mộ với khả năng tiết kiệm và kiếm tiền của cô bạn này. Ngoài ra, họ còn gợi ý cho cô bạn một số phương pháp đầu tư để tận dụng tốt khoản tiền tiết kiệm đang có:

- "Bạn 20 tuổi mà giỏi thật sự ấy, chi tiêu cũng rất tiết kiệm rồi. Khoản dự phòng thì bạn có thể dành 75% để mua vàng, còn lại gửi tiết kiệm online nhằm dự phòng những lúc cần tiền. Như mình có gia đình rồi, thu nhập cũng bằng ấy nhưng mỗi tháng tiết kiệm được ít vậy nè, mình gửi tiết kiệm luôn (lãi 6% mình thấy khá ổn). Nếu tiết kiệm được hòm hòm thì rút ra mua vàng".

- "Em còn quá trẻ, mà chăm chỉ làm việc và tích luỹ từ từ sớm như thế này là quá tốt. Đường tương lai rất rộng nếu tiếp tục chăm chỉ học hành. Em nên học thêm tiếng, nhưng nhớ nhé tiếng nó là bổ trợ để bật cái ngành chính của em lên, để em làm công ty nc ngoài hoặc chạy làm freelancer dự án ngoài".

- "Bé giỏi quá. Bé bằng tuổi con cô mà bạn không thể tự lập được nhiều như bé".

- "Bạn giỏi quá, ăn đứt mình ngày xưa. Giờ có tiền nhàn rỗi thì bạn mua vàng mà cất, lãi ít nhưng giữ tiền tốt lắm bạn ạ".

- "Tầm tuổi bạn mà biết chi li như vậy rồi còn muốn tăng dòng tiền nữa thì quá xuất sắc luôn!"

Cô nàng 20 tuổi đã có khoản tiết kiệm 200 triệu: Nhìn bảng chi tiêu thấy ngay 1 điểm mà ai cũng cần học theo- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

Lời khuyên về số tiền bạn nên tiết kiệm từ mỗi lần nhận lương

Vài năm trở lại đây, kinh tế khó khăn đã dạy cho chúng ta một điều về quản lý tiền bạc thì đó là việc dành ra một khoản tiền tiết kiệm là rất quan trọng. Có một khoản tiết kiệm giúp chúng ta tránh được việc nợ chồng nợ và tạo sự ổn định về tài chính. Bên cạnh đó, chúng cũng cho ta sự tự tin để thử những điều mới mẻ trong công việc và chấp nhận rủi ro mà không lo lắng nhiều về vấn đề tài chính.

Chia sẻ với CNBC, nhà tư vấn tài chính Shon Anderson cho biết: Tiêu chuẩn phân bổ tiền lương phổ biến theo tỷ lệ 50-30-20 (dành 50% tiền lương cho những thứ bạn cần, 30% cho những thứ bạn muốn và 20% cho tiết kiệm và đầu tư) không áp dụng cho mọi người hoặc mọi tình huống. Ông gợi ý một phương pháp khác là phân bổ 20% lương dành cho khoản tiết kiệm, dành 80% lương còn lại cho chi tiêu liên qua đến nhu cầu và mong muốn.

Bất kể bạn chọn tuân theo quy tắc nào, hãy đảm bảo tìm được sự cân bằng linh hoạt giữa tiết kiệm và chi tiêu. Anderson cho biết: ”Điểm mấu chốt của cả hai phương pháp này là tiết kiệm 20% lương vẫn là ưu tiên hàng đầu”.

Và nếu bạn đang tự hỏi nên làm gì với 20% lương hàng tháng, thì trước tiên bạn cần đặt mục tiêu tiết kiệm số tiền tương đương chi phí sinh hoạt trong 3-6 tháng. Đây là số tiền mà các chuyên gia thường khuyên bạn nên tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp.

Ngoài quy tắc chung là dành ít nhất 20% cho quỹ tiết kiệm, chuyên gia tài chính Delyanne Barros cho biết bạn cần xác định rõ mục đích tiết kiệm của mình, vì mục đích bạn định sử dụng tiền tiết kiệm có thể quan trọng hơn số tiền bạn tiết kiệm được.

Ví dụ, nếu bạn đang lập quỹ khẩn cấp để trang trải trong vài tháng, bạn sẽ cần phải tiết kiệm ở mức cao hơn vì bạn đang phấn đấu cho một mục tiêu ngắn hạn, có mức độ khác ưu tiên cao. Mặt khác, Barros lưu ý, nếu bạn đang tiết kiệm cho việc nghỉ hưu và đang ở tuổi 20, bạn có thể tiết kiệm từ 10% đến 15% cho quỹ hưu trí nếu muốn nghỉ hưu ở tuổi 60. 

Chia sẻ