Cô là đồ lẳng lơ, chỉ trực tìm cách cắm sừng tôi
Chị kể rằng có nhiều khi hai vợ chồng đang trên đường “lên đỉnh”, chồng chị dừng lại hỏi: “Với người khác em có thế này không?”.
Cô chỉ trực tìm cách cắm sừng tôi!
“Chồng mình luôn nhìn mình với con mắt dò xét mỗi khi có người đàn ông nào đó gọi điện cho mình và dù câu chuyện có thế nào chăng nữa thì anh cũng tỏ ra không vui. Từ ngày lấy nhau, mình mất hết cả bạn bè”, chị Phương, một nhân viên marketing nói.
Đặc thù công việc luôn phải tiếp xúc với khách hàng khiến vợ chồng chị ngày một sa đà vào những trận cãi vã không dứt, với chỉ một nguyên nhân duy nhất là “Cô là đồ lẳng lơ, chỉ trực tìm cách cắm sừng tôi!”.
Công việc của chị bị ảnh hưởng nặng nề. Chị nói chuyện với khách hàng cũng phải giấu giấu đút đút, nói chuyện với bạn bè là nam giới thì hạn chế tối đa. “Chồng mình là đồ tồi, anh ta coi thường phẩm giá của mình đến mức cứ tưởng là mình gặp ai là lên giường với người đó ngay được!’
Chị kể rằng có nhiều khi hai vợ chồng đang trên đường “lên đỉnh”, chồng chị dừng lại hỏi: “Với người khác em có thế này không?”.
“Cuộc sống với người chồng này thật là ngột ngạt! Mình không thể chịu đựng thêm được nữa!”, chị Phương than trời.
Tuy nhiên, nếu bạn cũng có một ông chồng ghen như thế, bạn cũng nên biết rằng các nhà khoa học gọi đó là ghen bệnh lý và nếu đã là bệnh thì người bệnh rất cần sự giúp đỡ để có thể vượt qua được.
Hãy kể cho em nghe về tuổi thơ của anh!
Bác sỹ tâm lý Ahlam Fennou người Pháp cho rằng những đối tượng như trên không thể “bình phục” hoàn toàn vì họ đã từng phải chịu một vết thương tâm lý nặng nề nào đó từ thời thơ ấu. Vết thương này đã hằn sâu vào ký ức và lớn dần theo thời gian, tạo thành một nỗi ám ảnh dai dẳng: ám ảnh sợ bị bỏ rơi.
Chính nỗi lòng đó được lưu giữ trong tiềm thức của đối tượng và sẽ bùng lên thành những cơn ghen. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng vết thương thơ ấu có thể được chữa lành bằng cách luyện tập.
Trước tiên, “người bệnh” phải học cách chỉ ra đích danh cơn ghen của mình. Phải biết chấp nhận nó. Sau đó mới đến giai đoạn bạn lập luận rằng bạn đời của mình không phải là nguyên nhân gây ra điều gì đó mà chính mình là tác giả đã làm bùng phát những cơn ghen.
Người bạn đời có thể giúp gì cho “con bệnh”? Hãy dành thời gian cho anh ấy, kể với anh về thời thơ ấu của bạn, nói ra những ám ảnh thơ ấu của bạn để anh ấy cởi mở về quá khứ của anh ấy. Rất có thể bạn sẽ càng thông cảm với anh ấy hơn vì biết rằng anh đang phải chịu một vết thương quá dai dẳng. Sự thông cảm ấy có thể sẽ cứu vãn không chỉ hôn nhân của chính mình mà còn cứu vãn một người khỏi sự ám ảnh mà chính anh cũng không biết đến.
Kim Ấm