"Cô giáo tự tử" vẫn chưa ổn định chỗ dạy
Sau 4 ngày điều trị tại bệnh viện, cô Liên đã được về nhà. Nhưng, Hiệu phó trường tiểu học Đặng Văn Bất (TP.HCM) nói cô Liên không nên đến trường, gây rối loạn cho phụ huynh và học sinh.
Sau 4 ngày được điều trị tích cực tại BV đa khoa quận Thủ Đức, cô Lý Kim Liên – nguyên giáo viên trường tiểu học Đặng Văn Bất (quận Thủ Đức, TP.HCM), người đã tự tử bằng chai thuốc rầy trước mặt lãnh đạo phòng GD&ĐT quận Thủ Đức, đã được về nhà hôm 18/8.
Sáng ngày 20/8, cô Liên đến trường tiểu học Đặng Văn Bất để gặp lãnh đạo nhà trường hỏi về tình hình công việc của mình. Thế nhưng, thầy Hoàng Xuân Nhượng – Hiệu phó trường Đặng Văn Bất nói rằng: Cô Liên không nên đến trường nữa, đã có quyết định chuyển cô về trường mới, còn thắc mắc gì liên hệ với phòng GD&ĐT quận Thủ Đức.
Song song đó, thầy Nhượng còn khẳng định việc cô Liên đến trường sẽ gây rối loạn cho phụ huynh và học sinh, sau sự việc cô Liên tự tử bằng chai thuốc rầy ở phòng GD&ĐT hôm 14/8.
Đến 10h sáng cùng ngày, UBND quận Thủ Đức đã mời cô Liên đến làm việc với Trưởng phòng nội vụ Lê Thị Trong và Phó phòng GD&ĐT quận Thủ Đức Nguyễn Thị Tốt.
Tại cuộc họp này, hai vị đạo diện cho lãnh đạo quận Thủ Đức tiếp tục động viên, thuyết phục cô Liên về với trường học mới (trường tiểu học Nguyễn Văn Banh) theo đúng quyết định luân chuyển giáo viên.
Tuy nhiên, cô Liên vẫn một mực bày tỏ nguyện vọng của mình là muốn về dạy lại ở trường tiểu học Nguyễn Trung Trực, còn nếu không được thì vẫn được dạy ở trường tiểu học Đặng Văn Bất, chứ không muốn về trường tiểu học Nguyễn Văn Banh. Nguyên nhân được cô Liên đưa ra là do đã lớn tuổi, bắt đầu lại công việc dạy học trong một môi trường mới thật là khó.
Đáp lời, đại diện cho quận Thủ Đức đề nghị cô Liên nghỉ ngơi, dưỡng bệnh trong tuần này. Tuần tới, UBND quận Thủ Đức lại tiếp tục mời cô Liên lên giải quyết vụ việc.
Trong một diễn biến khác có liên quan, PV đã nối máy điện thoại để hỏi thêm thông tin từ thầy Hoàng Xuân Nhượng – Hiệu phó trường tiểu học Đặng Văn Bất. Trao đổi với chúng tôi, thầy Nhượng trả lời là trường đã làm đầy đủ các trách nhiệm cần thiết, còn lại liên hệ với các lãnh đạo cấp cao hơn.
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng trường – cô Phạm Thị Mười thì liên tục từ chối nghe các cuộc điện thoại do phóng viên gọi tới.
Cô Liên vẫn còn bức xúc
việc mình liên tục bị điều chuyển chỗ dạy học
việc mình liên tục bị điều chuyển chỗ dạy học
Sáng ngày 20/8, cô Liên đến trường tiểu học Đặng Văn Bất để gặp lãnh đạo nhà trường hỏi về tình hình công việc của mình. Thế nhưng, thầy Hoàng Xuân Nhượng – Hiệu phó trường Đặng Văn Bất nói rằng: Cô Liên không nên đến trường nữa, đã có quyết định chuyển cô về trường mới, còn thắc mắc gì liên hệ với phòng GD&ĐT quận Thủ Đức.
Song song đó, thầy Nhượng còn khẳng định việc cô Liên đến trường sẽ gây rối loạn cho phụ huynh và học sinh, sau sự việc cô Liên tự tử bằng chai thuốc rầy ở phòng GD&ĐT hôm 14/8.
Đến 10h sáng cùng ngày, UBND quận Thủ Đức đã mời cô Liên đến làm việc với Trưởng phòng nội vụ Lê Thị Trong và Phó phòng GD&ĐT quận Thủ Đức Nguyễn Thị Tốt.
Tại cuộc họp này, hai vị đạo diện cho lãnh đạo quận Thủ Đức tiếp tục động viên, thuyết phục cô Liên về với trường học mới (trường tiểu học Nguyễn Văn Banh) theo đúng quyết định luân chuyển giáo viên.
Tuy nhiên, cô Liên vẫn một mực bày tỏ nguyện vọng của mình là muốn về dạy lại ở trường tiểu học Nguyễn Trung Trực, còn nếu không được thì vẫn được dạy ở trường tiểu học Đặng Văn Bất, chứ không muốn về trường tiểu học Nguyễn Văn Banh. Nguyên nhân được cô Liên đưa ra là do đã lớn tuổi, bắt đầu lại công việc dạy học trong một môi trường mới thật là khó.
Đáp lời, đại diện cho quận Thủ Đức đề nghị cô Liên nghỉ ngơi, dưỡng bệnh trong tuần này. Tuần tới, UBND quận Thủ Đức lại tiếp tục mời cô Liên lên giải quyết vụ việc.
Trong một diễn biến khác có liên quan, PV đã nối máy điện thoại để hỏi thêm thông tin từ thầy Hoàng Xuân Nhượng – Hiệu phó trường tiểu học Đặng Văn Bất. Trao đổi với chúng tôi, thầy Nhượng trả lời là trường đã làm đầy đủ các trách nhiệm cần thiết, còn lại liên hệ với các lãnh đạo cấp cao hơn.
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng trường – cô Phạm Thị Mười thì liên tục từ chối nghe các cuộc điện thoại do phóng viên gọi tới.