Cô gái xinh đẹp hết trầm cảm nhờ… cứu hộ chó mèo
Đã từng có thời bị trầm cảm, thậm chí nghĩ đến chuyện tự tử, nhưng Ngọc Dung, trưởng nhóm cứu hộ của Trạm cứu hộ chó mèo, đã tìm lại được niềm vui sống từ việc chăm sóc chó mèo bị ngược đãi.
“Mẹ nuôi” của chó mèo bị ngược đãi
Bạn bè gọi Ngọc Dung là “người phụ nữ đa năng”, “người tham lam” vì cô ôm đồm quá nhiều công việc. Ngọc Dung đã từng đóng một số phim truyền hình, rồi sau khi tốt nghiệp Đại học Văn hóa – nghệ thuật quân đội, cô trở thành giáo viên mỹ thuật. Hiện tại, Ngọc Dung vừa đi hát ở các quán bar, phòng trà vừa làm nhân viên kinh doanh cho một công ty máy tính. Bộn bề với đủ loại công việc để kiếm sống, vậy mà cô gái nhỏ nhắn này còn kiêm thêm một công việc… hỡi ơi khác: cứu hộ chó mèo bị ngược đãi.
Ngọc Dung - thành viên tích cực của Trạm cứu hộ chó mèo Hà Nội.
Ngọc Dung là trưởng nhóm Cứu hộ của Trạm Cứu hộ chó mèo (Trạm có 4 nhóm, chia thành hai mảng tuyên truyền và cứu hộ). Cô đến với Trạm rất tình cờ. Dung kể: “Có lần, khi đang đi trên đường, mình nhìn thấy một con mèo bị xe chẹt ngang qua, nó nằm bẹp dí xuống nền đường. Mình thương lắm, nhưng đó lại là đường một chiều, em không thể quay xe lại được. Một thời gian dài sau đó mình cứ tự dằn vặt mình và tự nhủ phải làm thật nhiều việc tốt để chuộc lại chuyện đó. Mình đã cứu được nhiều con mèo khác, và mỗi lần như thế, mình bớt day dứt hơn. Năm ngoái, mình vô tình biết được Facebook của Trạm và tham gia luôn tới giờ.” .
Những chú mèo mới đến sẽ được cách ly trong chuồng riêng. Chú mèo trắng này mới được về Trạm vài ngày ...
Dung cho biết, cũng như các thành viên khác của Trạm, cô rất yêu mèo. Một ngày của Dung vừa phải đảm bảo việc cơ quan, đi hát vừa phải chăm lo cho lũ chó mèo bị ngược đãi. Dung nói đùa, mình còn bận hơn cả giám đốc, vì gần như không lúc nào cô rời khỏi chiếc điện thoại. Số điện thoại của Dung là hotline của Trạm, nên hễ có thông tin, ngay cả khi đang làm việc ở cơ quan, cô vẫn phải điều hành công việc… cứu hộ chó mèo. Không ít lần sếp của Dung đã nổi đóa và khiển trách cô vì trong cuộc họp, cô vẫn cúi xuống gầm bàn thì thào: “Em ơi đến đường… đón một bé mèo về Trạm nhé!”.
Đang đêm bị dựng dậy đi đón mèo hoặc 3 - 4 giờ sáng chưa được ngủ đã là chuyện thường ngày. “Có lúc mình cũng “điên” các con (lũ chó mèo tá túc tại Trạm) lắm. Có hôm vừa lau nhà xong, chúng lại ị ra. Nhưng không phải cứ dọn là xong mà còn phải xem… phân của chúng để phán đoán xem có bệnh gì không nữa. Chăm lũ mèo chẳng khác gì chăm trẻ con. Nếu gặp con nào ốm yếu về thể trạng, chỉ cần chú ý cách cho ăn, uống thuốc là khỏi; khó nhất là điều trị tâm lý cho những “bé” bị hoảng loạn.” - Dung chia sẻ.
"Mẹ" Dung đang dọn ổ để đưa bé mèo này về với chủ mới.
Cô bảo, không ai trong Trạm tránh được chuyện bị stress, kể cả Dung. Công việc chăm sóc, lo lắng cho những chú chó, chú mèo bị bỏ rơi hoặc bị ngược đãi, không ai trả lương cho họ. Ngược lại, các thành viên chỉ… thiệt hại thêm, vì ngoài chi phí xăng xe, điện thoại, họ còn phải bỏ tiền túi hoặc kêu gọi tài trợ để lo tiền khám chữa bệnh, tiền thức ăn cho hội chó mèo “tị nạn”, tính sơ sơ cũng chừng 10 triệu đồng/tháng (dù Trạm đã được 3 cơ sở thú ý giảm 50% phí dịch vụ).
Dung đùa, trông cô lúc nào cũng như... giám đốc bởi liên tục nghe, gọi điện thoại.
Đã vậy, đủ thứ “tai nạn” khiến những thành viên của Trạm nản lòng. Một thành viên chia sẻ, cả Trạm cứu hộ đều đã từng bị cắn cũng như mắc bệnh viêm xoang mãn tính. Cũng có khi công việc điều hành Trạm không được như ý muốn: một vài chủ nuôi mới đem trả lại chó, mèo; một chú mèo bị chết, bị lạc… đều khiến họ cảm thấy mình kém cỏi hay có lỗi. Bản thân Dung cũng có lần khóc sướt mướt, đòi rời Trạm khi một chú mèo cậy cửa trốn đi. Chú mèo ấy suýt bị làm thịt, hai nhóm đi thuyết khách mãi, còn bị cắn rách cả tay mới đón được về. Mèo ta cậy cửa chuồng ba lần để trốn, nhưng trốn vào một xó nhà, kiên quyết không kêu cũng không ra ăn. Dung tưởng nó đi mất, cứ dằn vặt mãi.
Với riêng Dung, khó khăn nhất khi làm công việc cứu hộ chó mèo không phải là tốn thời gian, công sức, tiền bạc hay bị ai đó “ném đá” mà là vấn đề tâm lý. “Khi những con chó mèo ở cùng mình thời gian, mình có tình cảm với nó và nó cũng cảm nhận được, rồi một ngày chúng bỏ mình mà “ra đi” (chết); hoặc phải đưa chúng cho chủ mới. Đó là những cuộc chia ly vừa mừng cho các “con” có mái ấm, nhưng cũng buồn và lưu luyến, “mẹ” (Dung tự xưng như thế) khóc sướt mướt, “con” thì kêu gào. Phải mất vài ngày, mình mới vượt qua được.”
Ngọc Dung chia sẻ, cô cũng như các bạn trong Trạm đều làm việc cứu những chú chó mèo bị ngược đãi một cách rất tự nguyện, nhưng không phải bao giờ việc làm của họ cũng được trân trọng. “Nhiều khi hội mình còn bị mắng nữa cơ. Có người gọi đến báo tin, tôi đang bận nên hẹn sẽ gọi lại sau, họ quát luôn: “Trạm cứu hộ kiểu gì thế?” như thể đó là việc nghiễm nhiên chúng tôi phải làm vậy. Cũng có người gọi đến Trạm xin mèo, chúng tôi yêu cầu phỏng vấn để kiểm tra xem họ có đủ điều kiện nuôi không thì bị quát “Kiêu thế, người ta nhận mèo hộ cho là tốt lắm rồi, còn hỏi han lắm chuyện”. Còn có những người ác ý hơn, lên Facebook của Trạm comment “ném đá” kiểu như “con mèo/con chó này cho thêm ít giềng mẻ mắm tôm nữa là ngon” hoặc mắng chúng tôi là lũ dở hơi, người không cứu đi cứu chó mèo. Ban đầu cũng khó chịu lắm, nhưng giờ cũng quen rồi.”
“Cứu hộ mèo để lấp đầy trái tim”
Yêu động vật, nhưng Ngọc Dung luôn nhắc người đối diện: “Dung không phải kiểu các “bà cô già” cuồng mèo bạn hay thấy trong phim đâu nhé! Mình không tha lôi chó mèo ở khắp nơi về để nuôi đâu, như thế hâm lắm! (Cười). Mình chỉ nhận nhiệm vụ cứu hộ và chăm sóc chúng cho đến khi khỏe lại thôi, sau đó Trạm sẽ tìm chủ mới cho chúng. Nếu cứ vơ hết vào mình chẳng có chỗ nào chứa hết chó mèo “tị nạn”, mà cũng không thể chăm sóc chúng thật tốt được.”
Trạm cứu hộ chó mèo được thành lập từ tháng 4/2012, ban đầu chỉ trên mạng xã hội, nhưng càng lúc càng quy củ hơn, có định hướng hơn. Ngọc Dung cho biết, Trạm được tư vấn và điều hành theo mô hình của một Hội hỗ trợ phụ nữ và trẻ em sau bạo hành tái hòa nhập cộng đồng.
Khi nhận được thông tin về các trường hợp chó mèo bị ngược đãi, bị lạc, Dung sẽ cử các thành viên ở gần nhất đi đón, đưa đi bác sỹ thú y kiểm tra tổng thể. Những chú chó, chú mèo “tị nạn” này sẽ được tập kết tại nhà Dung cho đến khi khỏe hơn rồi được chuyển đến nhà các thành viên khác chăm sóc cho đến khi tìm được người nuôi. Bộ phận Chủ nuôi sẽ đưa thông tin các con vật cần chủ lên internet rồi phỏng vấn, đến tận nhà người nhận nuôi xem địa bàn rồi mới quyết định có cho nhận hay không. Ngay cả khi đã cho chúng làm “con nuôi”, Trạm vẫn yêu cầu chủ mới cập nhật liên tục thông tin. Mục đích chính của họ là mang lại mái ấm cho chó mèo chứ không phải muốn “tống khứ” chúng đi cho nhanh. Không ít trường hợp chó mèo bị động kinh, bị liệt, cụt hoặc bị hoảng loạn nặng đến với Trạm rất khó tìm chủ nuôi mới.
Chú mèo rừng này đã được Dung thuần phục.
Có lẽ vì thế mà căn nhà đẹp như biệt thự Dung thuê trong ngõ phố Hoàng Hoa Thám – trại tị nạn của chó mèo – lúc nào cũng trong tình trạng muốn quá tải. Dung chất đầy lồng, thùng carton, bao tải… ở tầng 1, lúc nào cũng sẵn sàng để đón, đưa các “nạn nhân”. Chỉ cần đứng từ đầu ngõ cũng có thể đoán được “trại tị nạn chó mèo” của Dung ở đâu bởi mùi hăng xộc lên mũi và âm thanh léo xéo của bọn chó mèo. Giọng tiu nghỉu, Dung bảo: “Tháng sau mình phải tìm nhà mới để thuê rồi. Bọn mèo làm phiền người khác quá. Đêm chúng ngao loạn cả lên, các bạn cùng nhà không ngủ nổi. Bà chủ nhà và hàng xóm cũng than phiền… Chẳng biết mình sẽ tìm đâu một nhà đủ rộng rãi và chủ nhà đồng ý cho chứa lũ mèo nữa…”
Chú mèo này vẫn chưa hết hoảng loạn sau khi được triệt sản.
Cô gái nhỏ nhắn Ngọc Dung cùng các bạn đã cứu được bao nhiêu mèo, họ cũng không nhớ nữa, cũng không kịp đặt tên cho chúng. Nhưng tâm tính và câu chuyện của từng “đứa”, cô vẫn nằm lòng. Dung say sưa kể chuyện con mèo con màu vàng - trắng bị liệt cả hai chân, không đi nổi, giờ đã lết được, nhưng vẫn hay bị chóng mặt; chuyện Mèo rừng sau khi bị ngã từ tầng 4 xuống đất đã hoảng loạn, cắn mọi người ra sao, cố thủ hai tuần không ăn uống gì thế nào, chuyện sau khi triệt sản, nó thay đổi tâm lý hoàn toàn, hiền, thậm chí còn hứng chí cho lũ mèo con… bú; chuyện mèo trắng lúc mới về nhìn thấy nhiều chó mèo quá, kêu váng lên, không theo ai, chỉ tin mỗi Dung, đợi đến đêm mới mon men vào giường, ngả đầu vào vai Dung, thở dài một cái rồi mới lim dim ngủ. Dung khóc khi kể chuyện chú mèo con bị keo dính chuột dính quanh người và sắt của chiếc bẫy chuột xuyên qua lưng mới được đón về trạm…
Bé Mèo này được đón về Trạm với keo dính chuột đầy người và thanh sắt đâm xuyên lưng. "Mẹ" Dung phải chăm chút, lau rửa từng tí một.
Cô khoe, dù còn nhiều người chưa hiểu và ủng hộ cô cũng như Trạm cứu hộ, nhưng mỗi khi nhìn lũ “con”, khi chúng ngả đầu vào lòng cô để ngủ, cô lại thấy như việc mình làm được “trả lương”. Người yêu Dung cũng rất yêu mèo và ủng hộ cô. Anh là bộ đội, và khi được nghỉ phép, anh cũng hỗ trợ cô công việc ở Trạm. Với cô, mục tiêu lớn nhất của Trạm không phải là đếm xem mình cứu được bao nhiêu chó mèo mà là gieo vào mọi người sự thay đổi quan niệm.
Trầm tư, Dung tâm sự: “Mình tham gia Trạm cứu hộ mèo là để lấp đầy trái tim, để cảm thấy mình không trống trải. Khi làm nghệ thuật, ở môi trường cạnh tranh cao, lúc nào mình cũng xù lông lên đấu đá; đến với Trạm, mình lành tính hơn, thân thiện hơn, không phải phòng bị. Mình đã từng trầm cảm, thậm chí sẵn sàng chết bất cứ lúc nào, nhưng những chú chó, chú mèo đã kéo mình về với cuộc sống này. Chúng hiểu được mình buồn hay vui và không bao giờ bỏ rơi mình. Nếu bạn không yêu động vật, bạn cũng không yêu con người được, trái tim bạn sẽ trống rỗng và lạnh lùng.”
Bạn bè gọi Ngọc Dung là “người phụ nữ đa năng”, “người tham lam” vì cô ôm đồm quá nhiều công việc. Ngọc Dung đã từng đóng một số phim truyền hình, rồi sau khi tốt nghiệp Đại học Văn hóa – nghệ thuật quân đội, cô trở thành giáo viên mỹ thuật. Hiện tại, Ngọc Dung vừa đi hát ở các quán bar, phòng trà vừa làm nhân viên kinh doanh cho một công ty máy tính. Bộn bề với đủ loại công việc để kiếm sống, vậy mà cô gái nhỏ nhắn này còn kiêm thêm một công việc… hỡi ơi khác: cứu hộ chó mèo bị ngược đãi.
Ngọc Dung - thành viên tích cực của Trạm cứu hộ chó mèo Hà Nội.
Những chú mèo mới đến sẽ được cách ly trong chuồng riêng. Chú mèo trắng này mới được về Trạm vài ngày ...
Đang đêm bị dựng dậy đi đón mèo hoặc 3 - 4 giờ sáng chưa được ngủ đã là chuyện thường ngày. “Có lúc mình cũng “điên” các con (lũ chó mèo tá túc tại Trạm) lắm. Có hôm vừa lau nhà xong, chúng lại ị ra. Nhưng không phải cứ dọn là xong mà còn phải xem… phân của chúng để phán đoán xem có bệnh gì không nữa. Chăm lũ mèo chẳng khác gì chăm trẻ con. Nếu gặp con nào ốm yếu về thể trạng, chỉ cần chú ý cách cho ăn, uống thuốc là khỏi; khó nhất là điều trị tâm lý cho những “bé” bị hoảng loạn.” - Dung chia sẻ.
"Mẹ" Dung đang dọn ổ để đưa bé mèo này về với chủ mới.
Dung đùa, trông cô lúc nào cũng như... giám đốc bởi liên tục nghe, gọi điện thoại.
Với riêng Dung, khó khăn nhất khi làm công việc cứu hộ chó mèo không phải là tốn thời gian, công sức, tiền bạc hay bị ai đó “ném đá” mà là vấn đề tâm lý. “Khi những con chó mèo ở cùng mình thời gian, mình có tình cảm với nó và nó cũng cảm nhận được, rồi một ngày chúng bỏ mình mà “ra đi” (chết); hoặc phải đưa chúng cho chủ mới. Đó là những cuộc chia ly vừa mừng cho các “con” có mái ấm, nhưng cũng buồn và lưu luyến, “mẹ” (Dung tự xưng như thế) khóc sướt mướt, “con” thì kêu gào. Phải mất vài ngày, mình mới vượt qua được.”
Hai chú mèo "vô gia cư" của Trạm được Dung nhận nuôi giờ đã "lập gia đình" và có con.
Ngọc Dung chia sẻ, cô cũng như các bạn trong Trạm đều làm việc cứu những chú chó mèo bị ngược đãi một cách rất tự nguyện, nhưng không phải bao giờ việc làm của họ cũng được trân trọng. “Nhiều khi hội mình còn bị mắng nữa cơ. Có người gọi đến báo tin, tôi đang bận nên hẹn sẽ gọi lại sau, họ quát luôn: “Trạm cứu hộ kiểu gì thế?” như thể đó là việc nghiễm nhiên chúng tôi phải làm vậy. Cũng có người gọi đến Trạm xin mèo, chúng tôi yêu cầu phỏng vấn để kiểm tra xem họ có đủ điều kiện nuôi không thì bị quát “Kiêu thế, người ta nhận mèo hộ cho là tốt lắm rồi, còn hỏi han lắm chuyện”. Còn có những người ác ý hơn, lên Facebook của Trạm comment “ném đá” kiểu như “con mèo/con chó này cho thêm ít giềng mẻ mắm tôm nữa là ngon” hoặc mắng chúng tôi là lũ dở hơi, người không cứu đi cứu chó mèo. Ban đầu cũng khó chịu lắm, nhưng giờ cũng quen rồi.”
“Cứu hộ mèo để lấp đầy trái tim”
Yêu động vật, nhưng Ngọc Dung luôn nhắc người đối diện: “Dung không phải kiểu các “bà cô già” cuồng mèo bạn hay thấy trong phim đâu nhé! Mình không tha lôi chó mèo ở khắp nơi về để nuôi đâu, như thế hâm lắm! (Cười). Mình chỉ nhận nhiệm vụ cứu hộ và chăm sóc chúng cho đến khi khỏe lại thôi, sau đó Trạm sẽ tìm chủ mới cho chúng. Nếu cứ vơ hết vào mình chẳng có chỗ nào chứa hết chó mèo “tị nạn”, mà cũng không thể chăm sóc chúng thật tốt được.”
Trạm cứu hộ chó mèo được thành lập từ tháng 4/2012, ban đầu chỉ trên mạng xã hội, nhưng càng lúc càng quy củ hơn, có định hướng hơn. Ngọc Dung cho biết, Trạm được tư vấn và điều hành theo mô hình của một Hội hỗ trợ phụ nữ và trẻ em sau bạo hành tái hòa nhập cộng đồng.
Khi nhận được thông tin về các trường hợp chó mèo bị ngược đãi, bị lạc, Dung sẽ cử các thành viên ở gần nhất đi đón, đưa đi bác sỹ thú y kiểm tra tổng thể. Những chú chó, chú mèo “tị nạn” này sẽ được tập kết tại nhà Dung cho đến khi khỏe hơn rồi được chuyển đến nhà các thành viên khác chăm sóc cho đến khi tìm được người nuôi. Bộ phận Chủ nuôi sẽ đưa thông tin các con vật cần chủ lên internet rồi phỏng vấn, đến tận nhà người nhận nuôi xem địa bàn rồi mới quyết định có cho nhận hay không. Ngay cả khi đã cho chúng làm “con nuôi”, Trạm vẫn yêu cầu chủ mới cập nhật liên tục thông tin. Mục đích chính của họ là mang lại mái ấm cho chó mèo chứ không phải muốn “tống khứ” chúng đi cho nhanh. Không ít trường hợp chó mèo bị động kinh, bị liệt, cụt hoặc bị hoảng loạn nặng đến với Trạm rất khó tìm chủ nuôi mới.
Chú mèo rừng này đã được Dung thuần phục.
Chú mèo này vẫn chưa hết hoảng loạn sau khi được triệt sản.
Bé Mèo này được đón về Trạm với keo dính chuột đầy người và thanh sắt đâm xuyên lưng. "Mẹ" Dung phải chăm chút, lau rửa từng tí một.
Hiếm khi Trạm tìm thấy những bé mèo dễ thương, không bị dị tật như thế này.
Trầm tư, Dung tâm sự: “Mình tham gia Trạm cứu hộ mèo là để lấp đầy trái tim, để cảm thấy mình không trống trải. Khi làm nghệ thuật, ở môi trường cạnh tranh cao, lúc nào mình cũng xù lông lên đấu đá; đến với Trạm, mình lành tính hơn, thân thiện hơn, không phải phòng bị. Mình đã từng trầm cảm, thậm chí sẵn sàng chết bất cứ lúc nào, nhưng những chú chó, chú mèo đã kéo mình về với cuộc sống này. Chúng hiểu được mình buồn hay vui và không bao giờ bỏ rơi mình. Nếu bạn không yêu động vật, bạn cũng không yêu con người được, trái tim bạn sẽ trống rỗng và lạnh lùng.”