Cô gái được đưa đi cấp cứu lúc nửa đêm, hỏng một bên thận chỉ vì thói quen uống nước

TT,
Chia sẻ

Dù viên sỏi đã được lấy ra nhưng thận trái của cô vẫn bị teo nhẹ và không thể phục hồi được.

Vào lúc 2 giờ sáng, Tiêu Hàn (đã đổi tên), 25 tuổi, được bạn trai đưa đến phòng cấp cứu của bệnh viện thuộc Trung tâm y tế Chiết Giang, Trung Quốc. Cô ôm bụng, cau mày thật chặt, sắc mặt tái nhợt, đau đến không nói được.

Trước đó, khoảng 11 giờ tối, Tiêu Hàn bắt đầu đau bụng. Cơn đau này khác với đau bụng do ăn uống và tiêu chảy trước đây mà cô từng gặp. Cơn đau rất mạnh, chủ yếu ở vùng thắt lưng. Cô cuộn tròn trên giường run rẩy. Thấy vậy, bạn trai đã đưa cô đến bệnh viện. Tiêu Hàn đau đớn đến mức không thể đi lại được, điều này khiến bạn trai cô vô cùng sợ hãi.

Cô gái được đưa đi cấp cứu lúc nửa đêm và hỏng một bên thận chỉ vì thói quen uống nước - Ảnh 1.

Dựa trên các triệu chứng, bác sĩ cấp cứu nghi ngờ Tiêu Hàn có thể bị sỏi đường tiết niệu nên lập tức tiêm cho cô một mũi thuốc giảm đau và cho chụp CT. Kết hợp cho thấy có một viên sỏi dài 1cm ở đầu dưới niệu quản của Tiêu Hàn.

Dưới tác dụng của thuốc, cơn đau của Tiêu Hàn đã thuyên giảm đáng kể. Lúc này cô mới nhớ ra có một ngày đầu tháng 7, cô cũng bị đau như vậy. Nhưng cơn đau ngày hôm đó không kéo dài và cô nghĩ rằng do mình đã ăn phải thứ gì đó không tốt nên không đi khám ngay.

Do sỏi quá lớn, thời gian khởi phát quá lâu, thận trái có lượng nước tích tụ vừa phải nên Tiêu Hàn được chuyển đến Khoa Tiết niệu để tiếp tục điều trị. Giám đốc khoa Long Huệ Mẫn ngay lập tức sắp xếp ca phẫu thuật tán sỏi cho cô. Tuy nhiên, do viên sỏi tồn tại trong cơ thể Tiêu Hàn hơn nửa tháng nên đã gây ra tổn thương cho thận trái. Dù sỏi đã được lấy ra nhưng thận trái của cô vẫn bị teo nhẹ và không thể phục hồi được.

Điều này khiến Tiêu Hàn vô cùng hối hận, điều khiến cô càng khó hiểu hơn là những viên đá trong cơ thể mình đến từ đâu. Bác sĩ Long Huệ Mẫn đã cẩn thận hỏi thăm thói quen sinh hoạt của Tiêu Hàn, từ đó tìm ra nguyên nhân sỏi thận xuống đường tiết niệu của Tiêu Hàn là do bình thường cô không thích uống nước.

Cô gái được đưa đi cấp cứu lúc nửa đêm và hỏng một bên thận chỉ vì thói quen uống nước - Ảnh 2.

"Sỏi đường tiết niệu hầu hết được hình thành do sự lắng đọng và kết tủa của các chất trong nước tiểu dưới tác động của nhiều yếu tố. Chúng ta có xu hướng đổ mồ hôi khi thời tiết nắng nóng, cộng với việc uống ít nước, nồng độ nước tiểu cao khiến tinh thể bị bão hòa quá mức và thúc đẩy kết tủa tinh thể. Qua đó làm tăng khả năng hình thành sỏi", bác sĩ Long Huệ Mẫn phân tích.

Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Trong cơ thể có khoảng 60% nước nhưng lượng nước trong cơ thể liên tục bị mất đi chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi. Vì vậy để ngăn ngừa tình trạng mất nước, bạn cần phải uống đủ nước. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) thường khuyến nghị nên uống khoảng 2 lít mỗi ngày.

Tuy nhiên, các chuyên gia về sức khỏe cho rằng bạn cần phải uống nước liên tục trong ngày, ngay cả khi không khát nhưng điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể mỗi người. Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước của bạn.

Nói cách khác, không ai có thể cho bạn biết chính xác lượng nước bạn cần. Lượng nước cần cung cấp cho cơ thể phụ thuộc vào mỗi người và mỗi ngày tùy theo mức độ hoạt động. Một số người có thể hoạt động tốt hơn khi uống nhiều nước hơn bình thường, trong khi đối với những người khác, điều này chỉ dẫn đến việc đi vệ sinh thường xuyên hơn.

Cô gái được đưa đi cấp cứu lúc nửa đêm và hỏng một bên thận chỉ vì thói quen uống nước - Ảnh 3.

Để dễ hiểu, các nguyên tắc này có thể áp dụng cho đa số mọi người:

- Khi bạn khát, hãy uống nước.

- Khi bạn không còn khát nữa, hãy dừng lại.

- Trong thời gian nhiệt độ cao và tập thể dục, hãy đảm bảo uống đủ nước để bù lại lượng nước đã mất.

Thời điểm tốt nhất để uống nước

Trong ngày, có 4 thời điểm nên uống nước để cơ thể nhận được nhiều lợi ích nhất về sức khỏe.

- Sau khi thức dậy

Uống một ly nước sau khi thức dậy có thể giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng hoạt động hiệu quả. Nước sẽ giúp loại bỏ độc tố trước bữa ăn đầu tiên trong ngày.

- Trước và sau bữa ăn

Một ly nước trước bữa ăn 30 phút sẽ giúp cho việc tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Hãy nhớ, không nên uống quá sớm trước hoặc sau bữa ăn, vì nó có thể làm loãng dịch tiêu hóa. Ngoài ra, uống nước 1 giờ sau bữa ăn có thể giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

- Trước khi tắm

Một ly nước trước khi tắm có thể giúp làm giảm huyết áp.

- Trước khi đi ngủ

Uống một ly nước 1 giờ trước khi đi ngủ có thể bổ sung sự thiếu hụt chất lỏng vào buổi tối.

Chia sẻ