Cô bé suýt mất đôi chân vì căn bệnh thủy đậu
Cô bé 4 tuổi đã phải trải qua 3 ca ghép da, đấu tranh với hội chứng hiếm gặp suýt “cướp” mất đôi chân, thậm chí cả tính mạng do bệnh thủy đậu gây ra.
Bo August đã suýt mất đi đôi chân khi chúng chuyển sang màu đen sau khi cô bé mắc chứng bệnh hiếm gặp gây ra bởi bệnh thủy đậu. Cô bé 4 tuổi đến từ Worcester đã phải nằm viện 2,5 tháng và trải qua 3 ca ghép da. Cô được chẩn đoán mắc phát ban xuất huyết đột ngột – hội chứng hiếm gặp, gây ra bởi bệnh thủy đậu.
Các bác sĩ cho biết các kháng thể tiết ra bởi cơ thể Bo để chống lại thủy đậu gây ra sự thiếu hụt protein “S”, dẫn đến máu của cô bé không thể để đông lại. Kết quả là, các cục máu đông có thể hình thành bên trong các mạch máu của da dẫn đến hoại tử.
Cha mẹ cô bé, Julia và Dan, được thông báo chuẩn bị cho một phẫu thuật cắt bỏ một phần cơ thể, thậm chí cảnh báo tình trạng này đe dọa tính mạng cô bé. Nhưng thật may mắn, sau đó cô bé đã trải qua các ca phẫu thuật và tập cách sử dụng xe lắn, hồi phục hoàn toàn.
Thử thách bắt đầu khi Bo bị thủy đậu hồi tháng 2/2015 và bắt đầu phàn nàn về việc đau chân. Sau đó, ba mẹ Bo nhận thấy cô bé gặp khó khăn khi đi lại. Khi vết bầm tím bắt đầu xuất hiện trên cơ thể (25/2/2015), cô bé được đưa đến Bệnh viện Hoàng gia Worcestershire ở địa phương. Sáng hôm sau thức dậy, bố mẹ cô bé thực sự kinh hoàng khi vết bầm đen phủ cả hai chân và lòng bàn chân cô bé.
Sau đó, một chuyên gia chẩn đoán Bo mắc ban xuất huyết và được chuyển tới viện nhi Birmingham và được chăm sóc đặc biệt. Giờ cô bé đã có thể chạy và tự tin “khoe” vết sẹo.
Mẹ cô bé chia sẻ: “Tôi muốn nâng cao nhận thức về tình trạng này vì đó là cơn ác mộng tồi tệ nhất của mỗi phụ huynh vì con bạn có thể bị chết hoặc mất đi tay chân vì thủy đậu. Các bác sĩ có thể cho bạn biết về nồng độ protein trong máu và căn bệnh có thể được phát hiện sớm. Bo được phát hiện đúng lúc nhưng ước gì chúng tôi đã yêu cầu xét nghiệm máu sớm hơn”.
Ban xuất huyết Ban xuất huyết là một hội chứng hiếm gặp trong đó các cục máu đông hình thành trong mạch máu và các mô chết. Nó thường xảy ra ở trẻ em, nhưng hội chứng này cũng được ghi nhận ở người lớn. Có ba hình thức của bệnh này được phân loại theo các cách kích hoạt khác nhau. Đầu tiên, ban xuất huyết ở trẻ sơ sinh có liên quan đến sự thiếu hụt của các Protein C và Protein S cũng như antithrombin III, những thành phần làm máu đóng cục. Ban xuất huyết không rõ nguyên nhân thường gây ra bởi một căn bệnh gây sốt, chẳng hạn như thủy đậu. Bệnh biểu hiện như bị đổi màu đỏ hoặc tím hoặc vết bầm tím hình thành trên da mà không xanh mặt khi tạo áp suất. Loại thứ ba và phổ biến nhất của ban xuất huyết là hình thức lây nhiễm của nó. Tỷ lệ tử vong đã giảm bởi phương pháp điều trị tốt hơn, chăm sóc hỗ trợ và điều trị mới, nhưng vẫn còn nguy cơ phải loại bỏ chi. |
(Nguồn: DailyMail)