Chuyện mẹ chồng và chiếc quần của con dâu
Con không mang cái quần nào dài hơn à?" Mẹ chồng bất ngờ hỏi thế khi tôi muốn theo bà ra chợ phiên. Quần thế này còn là chưa dài ư? "Quá đầu gối một tí rồi còn gì mẹ!"
Có vẻ mẹ vẫn không đồng ý, nhưng tôi quyết tâm đi theo ra chợ. Phải thay đổi cách nghĩ của người ở quê xem sao.
Nhìn toàn chợ, từ bà già đến gái trẻ đều mặc quần dài, mình tôi mặc ngắn nhất. Ừ, hình như quần này hơi ngắn. Lát sau, trời lất phất mưa, toàn thể già - trẻ - gái - trai đã xắn cái quần dài đó đến tận bẹn. Những cặp đùi trắng phau phau vì chẳng mấy khi để lộ phơi nắng, nay được phơi ra dưới mưa phùn. So đi tính lại thấy chiếc quần mình mặc còn dài chán. Cúi xuống xắn thêm một tí cao lên cho đỡ lạc đàn.
Chịu, không thể hiểu nổi cái sự ngắn dài ở quê. Nhớ ngày mới cưới, mẹ chồng ý tứ: "Nhìn bức ảnh hồi trước con để tóc dài thấy đẹp hơn đấy". Ơ, tóc ngắn đẹp chứ mẹ! Đi chợ với mẹ chồng, láng giềng bà con hỏi thăm: "Ồ, con gái lớn nhà bác cả đây hả bà?"
Nhìn toàn chợ, từ bà già đến gái trẻ đều mặc quần dài, mình tôi mặc ngắn nhất. Ừ, hình như quần này hơi ngắn. Lát sau, trời lất phất mưa, toàn thể già - trẻ - gái - trai đã xắn cái quần dài đó đến tận bẹn. Những cặp đùi trắng phau phau vì chẳng mấy khi để lộ phơi nắng, nay được phơi ra dưới mưa phùn. So đi tính lại thấy chiếc quần mình mặc còn dài chán. Cúi xuống xắn thêm một tí cao lên cho đỡ lạc đàn.
Chịu, không thể hiểu nổi cái sự ngắn dài ở quê. Nhớ ngày mới cưới, mẹ chồng ý tứ: "Nhìn bức ảnh hồi trước con để tóc dài thấy đẹp hơn đấy". Ơ, tóc ngắn đẹp chứ mẹ! Đi chợ với mẹ chồng, láng giềng bà con hỏi thăm: "Ồ, con gái lớn nhà bác cả đây hả bà?"
Bác cả tức là con trai cả hơn 50 tuổi của mẹ đấy. Cũng chỉ tại tôi mặc áo sát nách, quần cộc, tóc tém. Mà ở quê, kiểu này chỉ thời trang của đứa trẻ ranh. Ở thành phố, như mình gọi là trẻ trung, tươi mát mà.
Cái hồi mới cắt tóc, một anh bạn nhìn tôi bảo: "Trông cậu giống bà thím của tôi ở quê". Ờ, hình như ở quê chỉ có những người già ốm không thể gội được đầu, vấn được tóc thì đành phải cắt hay sao ý nhỉ! Hay mẹ chồng cũng nghĩ thế về mái tóc của tôi như thế?
"Vợ anh trai chị dâu con làm nghề gì?" Mẹ hỏi gì mà xa xôi quá thế. Anh trai chị dâu con làm nghề gì con còn chẳng biết nữa là vợ ông ấy. "Thế bố mẹ vợ bác Quang làm gì?". Bố mẹ vợ ông anh trai ạ? Làm sao mà con biết được? Sao mẹ hỏi khó thế? Với mẹ chồng tôi hay những người ở quê thì quan tâm tới nhau là phải nắm rõ tên tuổi, nghề nghiệp, bệnh tật, chuyện trái ngang của đại gia đình, gồm cả chị dâu, anh rể, anh họ, em họ gì gì nữa, phải biết tuốt tuồn tuột.
Chẳng thế mà bà lên chơi có một tuần đã biết tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán của ba hàng xóm nhà tôi. Trong khi đó, ở vài năm, gặp nhau ngoài đường tôi còn chưa nhận rõ mặt họ nữa là. Vì sáng sớm ai cũng tất tả xách xe đi làm cho đến tối mờ mịt về lại chui tọt vào nhà. Biết ai là hàng xóm của mình cơ chứ? Quan tâm theo kiểu ở quê cũng hay.
Về quê, sướng nhất là ăn cái gì cũng sạch. Rau hái tại vườn, cá bắt tại ao, gà thịt tại chuồng, thỏ nướng cả đàn... vô cùng an lành. Bí treo lủng lẳng trong vườn. Muốn ăn no thì hái cả quả, còn muốn nấu bát canh nho nhỏ thì chỉ cắt nửa, nửa còn lại treo lơ lửng tiếp tục được nuôi tươi, ngọt cho bữa sau.
Về quê, sướng nhất là trẻ con. Thoát khỏi căn nhà tầng năm tù túng, được chạy nhảy tung tăng khắp chốn, thả diều ngoài bãi sông gió mát lạnh. Được bôi cát lên đầu, lên mặt mà không bị mắng là bẩn.
Giờ con trẻ đã nhận thức được đâu là con bò, đâu là con trâu. Nhìn thấy tận mắt con gà, con lợn, con cá, những con mà hằng ngày nó chỉ được gọi tên khi đã bày ra đĩa trong bữa ăn. Cùng lắm là chúng nó nhìn thấy nguyên cả con gà, nhưng vẫn lại là gà luộc để thắp hương cúng cụ.
Phân biệt được gà sống và gà chết đã là một thành công trong việc dạy dỗ con cái. Về quê cũng phấn khởi. Tôi vẫn cứ chọn những bộ "dài nhất" ở thành thị để mang về quê mặc. Mấy năm rồi, hình như gia đình nhà chồng cũng quen với vẻ tươi mát đó. Rồi cũng phải làm thay đổi quan niệm ngắn dài của cả cái huyện này ấy chứ.
Rồi có lúc bà con toàn huyện sẽ nghĩ, quần lửng che đầu gối chắc chắn sẽ dài hơn quần xắn tới bẹn./.
Theo Đẹp/Vietnam+